Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 05/08/2019, 11:09 AM

Giấc mơ lớn của đời anh là gì?

Mình muốn làm gì với đời sống của mình? Với đời sống này mình có muốn thực hiện một chí nguyện nào hay không? Có khi nào quý vị có thì giờ ngồi lại và hỏi: “À, mình có ước mong gì sâu sắc hơn, cao siêu hơn là chuyện kiếm sống và đi tìm những tiện nghi vật chất và tình cảm không?”.

> Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh: Internet

Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh: Internet

Kính thưa đại chúng. Trong đời sống hàng ngày chúng ta có nhiều lo lắng, nhiều mối quan tâm như làm sao để có công ăn việc làm, làm sao để có nhà, có xe, có lương, tiền đủ để cho con đi học, làm sao để khỏi bị bệnh tật...Những quan tâm đó gọi là quan tâm thường nhật (daily concerns). Những quan tâm thường nhật đó có thể lấy hết thì giờ của chúng ta, không cho chúng ta thì giờ để tu học. Lo làm ăn, lo có đồng vào đồng ra, lo có những tiện nghi về vật chất... Nó có thể làm mất hết thì giờ của mình. Các con của mình còn nhỏ nên chúng nó không cần phải lo. Chúng ta là bố mẹ nên phải lo những quan tâm thường nhật (daily concerns). Và có thể những quan tâm thường nhật đó làm cho mình hết thì giờ nên mình không có cơ hội thực hiện những ước vọng sâu sắc nhất.

Bài liên quan

Ngoài ra mình còn đi tìm những tiện nghi khác ngoài tiện nghi vật chất. Mình đi tìm những tiện nghi tình cảm. Là con người chúng ta cần tình cảm, chúng ta cần tình thương. Nếu mình có khó khăn về truyền thông với chồng của mình, hay vợ của mình, hay con của mình thì mình không có hạnh phúc. Hai vợ chồng không nói chuyện được với nhau; hai cha con không nói chuyện được với nhau. Và chúng ta khổ. Chúng ta thiếu những tiện nghi về tình cảm. Nếu không có hạnh phúc trong gia đình thì mình đi tìm kiếm những tiện nghi tình cảm ở ngoài. Mình vướng vào người này, mình vướng vào người khác và làm cho gia đình của mình càng ngày càng khó khăn, càng lục đục. Do đó cho nên sự đi tìm những tiện nghi vật chất và tiện nghi tình cảm làm hết thì giờ của mình.

Không có lý mục đích của cuộc đời mình chỉ là đi tìm những tiện nghi vật chất và tình cảm hay sao? Mình muốn làm gì với đời sống của mình? Với đời sống này mình có muốn thực hiện một chí nguyện nào hay không? Có khi nào quý vị có thì giờ ngồi lại và hỏi: “À, mình có ước mong gì sâu sắc hơn, cao siêu hơn là chuyện kiếm sống và đi tìm những tiện nghi vật chất và tình cảm không?” Đó gọi là mối quan tâm tối hậu (ultimate concern). Có khi nào quý vị ngồi với bố mình và nói chuyện với bố: “Bố ơi, trong cuộc đời của bố, bố có ước mơ gì muốn thực hiện hay không. Nếu bố chưa thực hiện được thì bố có muốn con thực hiện giùm cho bố hay không?” Quý vị đã có cơ hội đó chưa? Nếu mình cứ đi kiếm những tiện nghi vật chất và tình cảm thì làm gì có thì giờ để nghĩ tới những quan tâm tối hậu đó.

Với đời sống này mình có muốn thực hiện một chí nguyện nào hay không? Có khi nào quý vị có thì giờ ngồi lại và hỏi: “À, mình có ước mong gì sâu sắc hơn, cao siêu hơn là chuyện kiếm sống và đi tìm những tiện nghi vật chất và tình cảm không?”.

Với đời sống này mình có muốn thực hiện một chí nguyện nào hay không? Có khi nào quý vị có thì giờ ngồi lại và hỏi: “À, mình có ước mong gì sâu sắc hơn, cao siêu hơn là chuyện kiếm sống và đi tìm những tiện nghi vật chất và tình cảm không?”.

Bài liên quan

Hay quý vị chỉ nói chuyện về tiền bạc, về tiện nghi vật chất mà thôi? Nói những câu chuyện như vậy tức là mình đã vượt khỏi cái vòng của tiện nghi vật chất và tiện nghi tình cảm. Hai cha con có thể nói chuyện với nhau, có thể nói về những ước mơ sâu sắc nhất của một đời người. Có khi nào quý vị ngồi với mẹ để nói chuyện như vậy không? Mẹ mình suốt đời bận rộn lo cho chồng, lo cho con. Mẹ mình từ khi còn trẻ chắc cũng có một ước mơ nào đó chứ? Không có lý suốt đời chỉ đi tìm kiếm những tiện nghi về vật chất và về tình cảm thôi sao? Có khi nào quý vị ngồi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ có ước mơ nào mà mẹ chưa thực hiện được không? Mẹ có muốn con thực hiện giùm cho mẹ không?” Khi hai mẹ con nói được chuyện đó thì mình sẽ có tương lai và giống nòi sẽ có tương lai. Cuộc sống của mình không lẽ chỉ là để đi tìm những tiện nghi vật chất và tình cảm.

Trên đời có những người gọi là đại nhân. Đại nhân không phải là những người to lớn mà là những người có chí nguyện. Họ có ước mong lớn và họ thực hiện được ước mong đó. Hoặc có thể là họ thực hiện được một phần ước mong đó và họ muốn con cháu của họ tiếp tục thực hiện ước mong đó cho họ. Quý vị là một cặp vợ chồng đang sống chung với nhau. Quý vị có một đứa con hoặc hai đứa con. Có khi nào quý vị ngồi với nhau để nói rằng: "cuộc đời của mình có phải chỉ là sanh ra vài đứa con rồi thôi sao? Anh có chí nguyện nào, anh có ước mơ nào muốn thực hiện hay không? Em có ước mơ nào muốn thực hiện với đời sống bây giờ hay không?”.

Nếu hai vợ chồng không có thì giờ để nói những chuyện đó thì rất uổng. Không có lý đời mình chỉ để đi tìm kiếm những tiện nghi vật chất và tình cảm mà thôi? Khi hai vợ chồng chia sẻ với nhau về điều đó thì hai người trở thành đồng chí của nhau và hạnh phúc lứa đôi sẽ tăng lên rất nhiều. Ảnh: Internet

Nếu hai vợ chồng không có thì giờ để nói những chuyện đó thì rất uổng. Không có lý đời mình chỉ để đi tìm kiếm những tiện nghi vật chất và tình cảm mà thôi? Khi hai vợ chồng chia sẻ với nhau về điều đó thì hai người trở thành đồng chí của nhau và hạnh phúc lứa đôi sẽ tăng lên rất nhiều. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Nếu hai vợ chồng không có thì giờ để nói những chuyện đó thì rất uổng. Không có lý đời mình chỉ để đi tìm kiếm những tiện nghi vật chất và tình cảm mà thôi? Khi hai vợ chồng chia sẻ với nhau về điều đó thì hai người trở thành đồng chí của nhau và hạnh phúc lứa đôi sẽ tăng lên rất nhiều. Khi chúng ta mới cưới nhau thì tình yêu rất đẹp. Chúng ta nghĩ rằng không có nhau thì chúng ta không sống nổi. Nhưng tình yêu cũng giống như bất cứ một sinh vật nào, nó cũng cần phải có thực phẩm. Tình yêu của mình dẫu cho có đẹp cách mấy đi nữa mà mình không biết cách nuôi dưỡng thì nó cũng chết. Nó biến thành một cái khác. Nó biến thành sự chán nản, thành sự giận hờn.

Đức Thế Tôn có dạy rằng không có gì có thể sống sót được nếu không có thực phẩm (Nothing can survive without food). Đức Thế Tôn dạy như vậy. Quý vị đã học cách nuôi tình yêu chưa? Hay là sống với nhau vài năm thì chán nhau và đi tìm những cái mới để rồi gây ra sự chào xáo trong gia đình.

Đứa con của mình khi mới sinh ra rất xinh, rất đẹp. Nó cũng là đối tượng của tình yêu. Nếu mình không biết cách nuôi tình yêu thì sau này mình sẽ ghét, sẽ từ đứa con của mình. Mình sẽ thấy rằng nó không phải là con của mình. Cho nên mình phải học cách nuôi tình yêu giữa mình với người mình yêu. Phải biết làm thế nào để trao truyền cho con hạnh phúc, trí tuệ, kinh nghiệm của mình để đứa con sẽ trở thành sự tiếp nối của mình về  phương diện hình hài và lý tưởng. Mình muốn con mình thực hiện được lý tưởng của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm