Giác ngộ là gì?
Đạo Phật nói giác ngộ là thấu triệt được lẽ thật nơi con người từ ban sơ cho tới cuối cùng, tìm được cái từ xưa đến giờ chúng ta chưa từng biết.
Giác ngộ là gì?
Giác ngộ là một từ Hán-Việt có nghĩa là: tỉnh ra mà hiểu rõ. Giác có nghĩa là: tỉnh dậy, cũng như trong câu thơ “Giác lai vạn sự tổng thành hư” (Tỉnh ra vạn sự cũng là không) của Nguyễn Trãi. Giác ngộ tiếng Pháp là éveil, hay illumination; tiếng Anh là awakening, hay enlightenment; bao hàm ý nghĩa: bừng tỉnh và chói lòa ánh sáng. Tiếng Pali và Sanskrit là: bodhi (phiên âm là bồ-đề). Bodhi cũng như Buddha phát xuất từ tiếng gốc bud, là: hiểu biết.
Giác ngộ, bodhi là nhờ ở trí tuệ (hay trí huệ) Bát nhã, là sự hiểu biết không phải chỉ bằng trí thức, lý luận, mà bằng sự cảm nhận sâu xa, bằng kinh nghiệm sống trực tiếp. Do đó, giác ngộ cũng còn gọi là tuệ giác.
Đạo Phật: Đạo là con đường, Phật là giác ngộ
Tuy nhiên, giác ngộ theo thế gian là bỏ tật xấu tập hạnh tốt. Giác ngộ đó chưa phải nghĩa giác ngộ của đạo Phật. Đạo Phật nói giác ngộ là thấu triệt được lẽ thật nơi con người từ ban sơ cho tới cuối cùng, tìm được cái từ xưa đến giờ chúng ta chưa từng biết.
Giác ngộ có nghĩa là trở thành một vị Phật, đỉnh cao của tiềm năng và sự phát triển của con người, và đó là mục tiêu cứu cánh trong đạo Phật.
Giác ngộ có đồng nghĩa với giải thoát hay không?
Một nhầm lẫn thông thường là sự lẫn lộn giác ngộ với giải thoát, tức là tưởng lầm rằng một khi đã giác ngộ rồi thì tự nhiên sẽ được giải thoát.
Thật ra, khái niệm giải thoát đã có trước Đức Phật, và rất phổ biến trong văn hóa cuối Veda và Upanishad tại Ấn Độ. Theo truyền thống này, giải thoát là thoát ra khỏi vòng tái sinh luân hồi. Trong khi trong đạo Phật, giải thoát chủ yếu là giải thoát khỏi sự khổ đau do phiền não, lậu hoặc.
Giáo lý của Đức Phật gồm có: Tứ thánh đế là khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ; Tam pháp ấn là vô thường, vô ngã và khổ; và Duyên khởi là sự tương quan, tương duyên, tương hữu giữa mọi sự vật.
Đó là những sự thật mà Ngài đã giác ngộ ra và giảng dạy. Phải hiểu rõ những sự thật này thì người ta mới theo đó mà tu tập, theo con đường chánh tám nẻo, thuộc vào ba môn tu học là: giới, định, tuệ. Phải hiểu biết rồi mới thực hành được. Như vậy, phải giác ngộ rồi mới giải thoát được.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm