Thứ ba, 18/07/2023, 13:29 PM

Giải độc 10: Cuộc đời là 7 cấp mì cay

Một người đàn ông đến bác sĩ khám bệnh. Chả biết bệnh trạng thế nào, vị bác sĩ hỏi: “Hỏi thật, anh có hút thuốc lá không?” “Dạ có, mỗi ngày khoảng một bao”. “Có uống rượu không?”. “Dạ có nhưng không nhiều thường cuối tuần bạn bè bù khú tí”.

"Có bồ bịch, trai gái, em út không?”. “Không giấu gì bác sĩ..., đàn ông mà...”. "Vậy là nếm hết mùi đời rồi, chết cũng vừa rồi”.

Người đàn ông cười khẩy, anh đến khám chỗ khác. Lần này vị bác sĩ cũng có những câu hỏi tương tự. Anh trả lời tất cả đều không (Không thuốc lá; không rượu; không quan hệ tình dục bừa bãi. Người đàn ông đầy “đạo đức” này nhận được câu kết luận của bác sĩ: “Vậy anh chết đi là vừa rồi. Chẳng biết gì sinh thú của cuộc đời thì sống làm gì”.        

Thế ra đằng nào cũng đều đáng chết? Chúng ta rất bận tâm đến sức khỏe, nhưng nói đến bệnh tật, người ta thường nghĩ đến những ca cấp cứu hồi sức, những ca chăm sóc đặc biệt với nhùng nhằng dây nhợ, máy trợ tim, máy thở....Hay như quang cảnh bi thương của trận dịch mới đây Covid -19, những chuyến xe chở đầy xác mang đi thiêu đốt. Thậm chí xác người thả sông trôi nổi..., hay quang cảnh bệnh viện tấp nập người bệnh vào ra, thăm khám, phát thuốc, những phòng chờ đầy ngập người ở các khoa phòng.         

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Rất nhiều trường hợp trầm cảm và cuối cùng dẫn đến tự vẫn hay những trường hợp căng thẳng, cãi cọ và chém nhau, không ai xem là bệnh. Đi đường, va quẹt xe, thế là xắn tay áo lao vào đánh đấm... Xin lưu ý các bạn nếu theo cách thông thường, không phải bệnh tức là người lành. Mà lành thì hãnh xử kiểu lành. Người bệnh thì hành xử kiểu bệnh.        

Tôi muốn đề cập đến quan niệm rốt ráo hơn thế nào là không bệnh, hay chính xác hơn thế nào là người lành. Trong suốt quá trình nỗ lực tự chữa bệnh, tôi đã đi qua khá nhiều phương pháp, khá nhiều pháp môn để hướng đến trở thành một người lành thật sự. Tiếp cận Phật giáo Nguyên thủy, tôi hiểu về tâm vô lậu, tâm bất động trước cảm thọ và các ác pháp.

Đó là khát khao trở nên người bình thường, làm công việc bình thường, giúp những người có duyên với Phật pháp trở nên...bình thường.          

Hãy liên tưởng đến một tiệm mì cay Hàn Quốc 7 cấp độ. Hãy hình dung có khi bạn cũng chỉ “ăn được cấp độ 1” hoặc cấp độ 2 gì đó, thì bạn đang ngồi ăn bỗng nghe bàn bên cạnh, người khách vào gọi “cho tôi cấp độ 7”, bạn sẽ sửng sốt tròn mắt mà nhìn. Tất nhiên, sự ngạc nhiên pha lẫn khâm phục, ngưỡng mộ.         

Nhắc lại câu chuyện người đàn ông đến bác sĩ khám bệnh trên, câu chuyện có vẻ như đùa vui nhưng thật ra lại nói lên quan niệm chung nhất của hầu hết mọi con người. Cuộc sống phải như thế. Sống mà chẳng biết tiêu tiền. Chẳng biết tạo ra đồng tiền. Chẳng biết thụ hưởng. Chẳng biết cuộc đời...đáng sống, đáng yêu thế nào. Cứ thế mà sống. Thế nhưng khi liên tưởng đến mì cay, chẳng ai cho biết “ăn cấp độ nào là người lành”. Người cấp độ 1, ngưỡng mộ người cấp 2. Người cấp độ 2 ngưỡng mộ người cấp 3...Tương tự câu chuyện một người lái chiếc xe Mercedes - Benz giá 4 tỷ, nhưng họ có thể vay ngân hàng tới 20 tỷ, cuộc sống của họ thực sự đang rất khốn đốn.

Một người đi chiếc xe Volkswagen 1 tỷ, nhưng họ có thể đang nợ ngân hàng tới 2 tỷ đồng, cũng đang ở trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng. Một người đi chiếc xe đạp điện 6 triệu, nhưng họ vẫn có 60 triệu gửi ngân hàng. Họ sống một cuộc sống an nhàn.

Lúc 3 người gặp nhau ở trên đường, người đi xe đạp điện ngưỡng mộ người lái xe Volkswagen, người lái xe Volkswagen ngưỡng mộ người lái xe Mercedes-Benz, người lái xe Mercedes-Benz lại mong muốn... có được cuộc sống như người đi xe đạp. Đó là so sánh hơi khập khiễng (mọi sự so sánh đều khập khiễng) nhưng cho thấy một thực tế, ngay đến nền y học phương Tây, dù phát triển rực rỡ nhưng đến nhà bác học bậc thầy của những nhà bác học đó là Einstein cũng phải thốt lên: “Những điều hôm nay ta biết hàng ngàn năm trước Đức Phật đã khám phá hết rồi”. Thật sự thì một trong một nền y học chẳng ai đi phân định ăn cay đến cấp mấy là vừa cho sức khỏe. Mặt khác, chẳng biết nguyên nhân của tất cả nguyên nhân là gì, chỉ biết đặt ra cái tên cho một loại bệnh như cách của anh nông dân cái này là sâu cuốn lá, cái này là sâu đục thân, cái này là nấm trắng, cái này là nấm hồng...Dường như họ chỉ chăm chắm vào tác nhân, tác nhân là thủ phạm. Và họ phân định cứ không thở máy, không chạy thận.....là người lành. Xuất viện là người hết bệnh dù còn mang bịch, mang ống tiêu hóa ra ngoài, mang một bịch thuốc to tướng. Trong khi đó, một trào lưu mạnh mẽ ở Phương Tây kêu gọi mọi người loại bỏ thịt động vật. Đó không phải thực phẩm. Thực ra, lời kêu gọi bình đẳng về sự sống của muôn loài chưa đủ để con người sống thiện hơn.         

Các tôn giáo cũng chưa đặt vấn đề thật nghiêm túc về điều này, ngược lại động vật vẫn là nguồn thực phẩm đối với họ.        

Đời sống phạm hạnh không thực chuẩn mực khiến nhiều tu sĩ thể nghiệm và thấy rằng “tu là tu tâm tu tánh, không phải cứ tu là chay tịnh” và cái phạm trù kia được “ứng dụng một cách linh hoạt”.

Trong bài viết "Những người quanh tôi”, tôi có nêu những trường hợp về người thân xung quanh, những người láng giềng. Vài chục năm quan sát, tư duy, trị bệnh. Tôi nhận ra rằng sự thật đúng là tâm dẫn đầu mọi Pháp. Nhưng để có sự cân bằng hoàn hảo đất-nước-gió-lửa thì thân không thể là người vô can, dung nạp uế trược một cách vô tư. Uế trược hay ác pháp, chướng ngại pháp trên dòng chảy năng lượng dung thông thân-tâm không dứt rời, do đó khi thân còn hoạt đông mạnh mẽ, dồi dào sức lực như con thú săn mồi thì chưa có vấn đề lớn nhưng khi đã xuống sức thì tất cả sự dồn ứ, nghẽn tắt, tù đọng trở thành một từ trường ác pháp đi dần đến hủy diệt.        

Lậu hoặc đó chính là căn bản có hay không, lành hay bệnh. Nó quyết định số phận của mỗi người. Con người luôn ngộ nhận Phật pháp, họ đổ xô vào các chùa, cúng bái, tụng niệm... đổ xô qui y, tìm cho mình một pháp danh rồi an tâm vậy là lành nhiều dữ ít. So với nền Y học cổ truyền thì tôi cho rằng Tây Y vừa có vẻ thực dụng, thực chứng nhưng lại không ...thực tế vì chưa đưa ra nguyên nhân của tất cả nguyên nhân như y học cổ truyền phương Đông: Căn bản của tất cả bệnh tật là: khí huyết lưu thông, hay luận như Đức Thế Tôn: Tứ đại hoà hợp chính sự giả hợp của tứ đại tạo nên sự tồn tại mỗi một con người. Cân bằng tứ đại là yêu cầu duy trì sự tồn tại ấy. Lại nói đến lý thuyết sắc tức thị không, không tức thị sắc mới buồn cười làm sao. Sắc cũng là không mà không cũng là sắc cho nên con người cứ ngập trong luân hồi, sinh diệt cứ đắm nhiễm trong 7 cấp mỳ cay.   

> Đọc loạt bài GIẢI ĐỘC tại đây. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Phép mầu từ việc niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư

Góc nhìn Phật tử 09:54 02/12/2024

Là một Phật tử, tôi luôn tin rằng lời dạy của Đức Phật không chỉ là lý thuyết, mà còn là nguồn năng lượng nhiệm mầu, giúp chúng ta vượt qua những khổ đau và tìm thấy an lạc trong cuộc sống.

Xem thêm