Giải độc (4)
Với ác pháp, với ma tăng, bạn nhân nhượng, dần thành quen. Bạn thoả hiệp, dần thành thân. Và rồi bạn bị nhiếp phục hoàn toàn lúc nào không hay…
Đó là qui trình của tập khí, bệnh tật, của sự suy yếu một cơ thể. Một đất nước, một quốc gia cũng vậy. Sự bắt đầu ấy báo hiệu suy vong, báo hiệu bạn đang đánh mất quyền tự quyết số phận. Khi mà những cuộc đàm phán trên bàn cờ chính trị quyết định số phận của bạn thay cho bạn. Còn bạn thì đang ở bệnh viện.
Nhiều lần như thế. Bạn từng đến thầy thuốc, đến bác sĩ và giờ bạn được đưa đến bệnh viện. Hoặc bệnh trầm trọng hơn, bạn không khỏi, người ta thở dài “nó vắn số”, bạn thay đổi cuộc đời bằng một cuộc tái sinh, một định vị mới, một hài nhi đang khóc ré lên đâu đó. Hay may mắn hơn, bạn qua khỏi, được xuất viện với cái đầu cạo nhẵn bóng. Bạn bè, thân bằng, quyến thuộc đến chúc mừng, bắt tay: “Hết bệnh rôi. Mai nhậu ăn mừng”.
Thường là vậy. Thoát ra khỏi giường bệnh là người ta xem là “hết bệnh”. Cái cách nghĩ thông thường, bệnh là người trên giường bệnh, với những dấu hiệu lâm sàng, với sự khó thở, với những cơn co giật hay gì gì đó cần can thiệp y khoa. Chỉ khi có triệu chứng lâm sàng “mới tính”. Còn thời kỳ ủ bệnh không tính. Tập khí chính là giai đoạn ủ bệnh.
Chúng ta bàng quan với những hiện tượng thuộc về “tính cách”. Một kẻ sỗ sàng, rối loạn nhân cách, xâm hại tình dục, quấy rối tình dục, bạo lực học đường, những cuộc tự vẫn âm thầm, những cái chết đột tử. v.v…Những dấu hiệu bệnh tật từ Tâm vẫn chưa bị xem là bệnh. Nếu biết, con người có thể vượt qua đời sống tầm thường, sống để chết và chết để sống đó, con người vẫn cư xử với nhau bằng sự hiềm khích, ghanh ghét, đố kỵ, nhỏ nhen…Tất cả điều ấy vẫn còn khi mà vấn đề thuộc ”tính cách” vẫn là “bình thường”, tức “không phải bệnh’”.
Bệnh là phải ở trên giường bệnh. Phát hiện bệnh là phải đi bệnh viện. Thực ra, việc điều trị bệnh chỉ có ý chí của bạn, chỉ có bạn tự làm được, không ai khác. Phát hiện như thế nào, trong bài “Giải độc” tôi có nêu: Ta có hai sự nhiễm độc thực thể và tư tưởng. Mà cái đáng sợ là tư tưởng bởi nó khó thấy hơn bệnh trạng có biểu hiện lâm sàng. Nhưng thực ra tinh ý, có chút phương pháp bạn sẽ nhận ra ngay người bệnh và người lành khác nhau ở phong thái giao tiếp, tư duy, hành động, sinh hoạt…Tại sao bạn lại phải vất vả phục vụ người khác? Tại sao phải lau nhà còn mọi người cứ vô tư dẫm bừa bùn đất?…Cái cách mà người ta vừa làm việc vừa càu nhàu, vừa chửi rủa, chì chiết, nhìn đâu cũng thấy khó chịu, thấy ai cũng thật đáng ghét…Gieo hành vi, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận. Đó là lộ trình nhân quả.
Người có tính cách như thế thực ra bệnh trạng đã có biểu hiện lâm sàng, đã uống biết bao nhiêu thuốc rồi, lậu hoặc đã nằm sâu trong tâm thức rồi.
Học Phật là học để sửa chữa từ cái nhỏ nhất, đơn giản nhất. Phật học là môn học triển khai từ Khổ, sau đến Tập, Diệt, Đạo. Bốn chân lý đã bị lướt qua, thay đổi từ vô thường-khổ-vô ngã-bất tịnh trở thành thường, lạc, ngã, tịnh. Quan niệm này có vẻ làm cho con người lạc quan hơn, mạnh mẽ hơn, trí lực dũng mãnh hơn. Hoàn toàn không, mà ngược lại. Chỉ với với Tứ chánh cần ngăn và diệt ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, con người hoàn thiện dần những xấu ác mất đi, tính độc lập tự tu, tự chứng tin vào chính minh chứ không cầu khấn, vái lạy, chỉ trông vào duyên may, trông vào tha lực, mê tín, hoang tưởng thần thông, chỉ hợp với tư niệm sống để chết và chết để sống của những con người mà tôi vừa kể trên.
Không có gì dễ dàng hơn khi muốn đô hộ, muốn nhiếp phục dân tộc khác bằng đức tin tâm linh, u mê, bạc nhược, liệt tuệ bằng đức tin hoang đường, mê muội như trên.
Đức Phật và Tăng đoàn 500 tì kheo đã tạo ra dấu mốc thay đổi thế giới nhưng thật tiếc là nó không lan rộng mà bắt đầu suy vi chính từ nhầm lẫn khi tiếp cận thứ giáo pháp đã bị chia chẻ, pha trộn sau này. Những nhầm lẫn, tưởng tri, tưởng giải của các bậc tôn túc quá sức tích cực muốn đóng góp, vun đắp đức tin tôn giáo.
Bỏ qua những thủ đoạn pha trộn của tà giáo Bà-la-môn lúc đầu, chỉ kể đến những nhầm lẫn của “chúng ta” sau đó, đơn giản chỉ vì thiếu tỉnh giác, thiếu sự phản tỉnh khi tiếp nhận giáo lý, vun đắp lòng tin tôn giáo từ trạng thái ủ bệnh rồi tự xoa dịu “lấy ma vương làm đạo bạn” (Luận Bảo Vương Tam Muội) thì hỏi sao không bệnh, hỏi sao sự suy vi ấy không kéo theo những rối loạn nội tiết, rối loạn tuần hoàn, tự minh bi bênh lại tầm cầu cái bị bệnh?…
Và cứ suy từ đấy mà ra, tất cả đang sống như thế.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu
Nghiên cứu 23:14 20/12/2024Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Xem thêm