Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/07/2023, 18:26 PM

Giải độc 6: Cõi giới chư Thiên

Nói đến cõi chư Thiên - cõi Trời chắc chắn một số người có tầm hiểu biết, có tư duy khoa học phì cười cho rằng đó là tưởng tượng, bịa đặt giống như xây dựng cõi địa ngục với Ngưu đầu mã diện, với Diêm vương...Để răn đời hướng thiện, diệt ác.

Những năm 70, khi còn ở Sài Gòn, tôi có người bạn, nói là bạn nhưng anh lớn hơn năm, bảy tuổi gì đó.

Khi ấy, tôi là thằng bé đang tuổi dậy thì còn anh một thanh niên thường trầm ngâm, sống cách biệt mọi người. Lối sống nội tâm khiến tôi và anh thân nhau. Tôi nhớ hoài lời anh trong một câu chuyện. Anh bảo: “Chủ nghĩa cộng sản lý tưởng là một thế giới mà có hai con người có thể đem đến cho ta. Đó là Đức Phật Thích Ca và Chúa Jesus. Nó là cái nơi mà người ta sống như ở thiên đường, con người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu”. Giống như trong Thiên chúa giáo gọi đó là cõi Thiên đàng. Tôi khi ấy rất thân với anh vì anh hơn tôi cái đầu. Thực lòng tôi chưa biết gì những điều cao siêu như thế nhưng hiểu ý anh về những luận thuyết. Những từ như Chủ nghĩa Cộng sản thì tôi cũng chỉ hiểu lờ mờ chứ không sâu sắc như anh.        

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tôi hình dung đến một thế giới của tưởng tượng.

Từ ấn tượng đầu tiên đó của cậu bé tuổi dậy thì, nó trở thành sự phản tỉnh trong tôi cho đến sau này, khi làm việc, khi là một viên chức. Khi đã đến cái tuổi về hưu, trải đời vì công việc, đi qua nhiều Pháp môn tôi mới nhận ra sự tương hợp đến lạ kỳ giữa đức tin hoang tưởng đến thực tế cuộc đời. Thánh Ala, Thiên giới, Đấng tạo hóa, Chúa trời và rất nhiều Pháp môn...xác lập đức tin về thế giới không tưởng thì đó là giáo điều tôn giáo. Nhưng giáo điều trở thành sự thực (thế giới làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, thế giới của tầng lớp thượng lưu, quí tộc, của những thanh gỗ to tướng đang chờ vào lò) thì người ta lại tưởng tượng ra một thế giới khác cho hoạt động tâm linh vì đơn giản chả lẽ hoạt động tâm linh lại “hết việc”.

Tiếp cận với cái thế giới song song của những nhà vật lý lý thuyết tôi mới dần nghiệm ra tất cả những gì mà người ta không thể nhìn “bằng mắt thường” đều là sự siêu nhiên, huyền bí, tưởng tri của những nhà khoa học. Chính sự tưởng tri, tưởng giải đó mới có lục đạo (sáu nẻo) giống như thế giới song song đâu ai biết rằng 'lục đạo' cũng chính là thế giới của hiện thực. Đức Phật nói đến hiện thực mà con người lại tưởng đến thế giới siêu nhiên. Đức Phật dạy pháp hành, mọi người không hiểu lại tán rộng thành những luận giải huyền bí, phi phàm, tạo nên những “tám vạn bốn ngàn pháp môn”:

Lục đạo: 1. Cõi trời, 2. Cõi người, 3. Địa ngục, 4. Ngạ quỉ, 5. Súc sinh, 6. A-tu-la mà Đức Phật mô tả lại là cõi thực, nhìn thấy, nhận biết, thức tri...hoàn toàn. Tất cả được xác định, cảm nhận rõ ràng.        

1. Cõi trời là nơi mà con người sống thỏa mãn, đủ đầy, sung túc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” như thiên đường. Thế giới ấy với người bình dân, khốn khó... thì là giấc mơ nhưng với tầng lớp thượng lưu, quí tộc, những dòng dõi hoàng gia  là hiện thực.        

2. Cõi người thuộc giới trung lưu, tương đối, đơn giản giữa  vật chất tinh thần, đời sống có cái ác, cái thiện, con người còn nhân tính.

3. Địa ngục: Bạn có thể đến các bệnh viện, các khoa cấp cứu, gây mê  hồi sức, viện ung bướu... thì cảm nhận được.        

4. Ngạ quỉ: Đó là thế giới ác đạo, trộm cướp, hãm hiếp, giết chóc...        

5. Súc sinh: Cõi giới của những con người mà hoàn toàn không còn nhân tính, nó rất gần, sát với ngạ quỉ, nó sống hoàn toàn theo bản năng, như loài cầm thú. Nếu ngạ quỉ là sự cướp bóc vì nhu cầu thì súc sinh chỉ đơn giản vì bản năng, vì thú tính. Trong khi loài cầm thú đôi khi lại vượt qua bản năng tầm thường đó như các clip về hình ảnh thú săn mồi lại không nỡ ăn thịt một con mồi là hài nhi.

6. A-tu-la: Ác thần, những con người, cực ác chỉ vui với giết chóc, tàn bạo, những cuộc chinh phạt, tàn sát sinh linh...        

Qua những phân tích trên, cõi chư thiên, cõi trời lại được những người buôn Phật bán Pháp, đang thừa hưởng tràn ngập sự sống dục lạc chỉ ra một thế giới huyền bí khác. Dường như chính họ vẫn còn mơ, đang mơ.....đến thế giới ấy.        

Phác họa đại khái các cõi giới là như thế, song nó không có ranh giới như ranh giới quốc gia mà là từng vùng chồng lấn mờ nhòe. Ngay như cõi giới Chư thiên, cõi giới của các bậc thượng lưu, giàu sang ngỡ như hàng vua, chúa, như là hoàng đế tưởng chừng bất khả xâm phạm. Tưởng vậy mà không phải vậy. Chúng ta hãy chờ xem lần lượt các 'chư thiên' lên giàn hỏa thiêu, chui cống vẫn không thoát như Gadafi hay Saddam Hussein...

Thoát ra khỏi những chi phối của quyền lực, của thể chế, của phe phái, của luật pháp... để trở thành bất khả xâm phạm, trở thành “chư thiên” như trong giấc mơ thì không nhiều như Giáo hoàng, như Đức Đạt Lai Lat Ma...          

Trở lại với cõi giới đã được huyễn hoặc, thêu dệt mà người Trung Quốc - vua của thế giới tưởng tượng - đã xây dựng nên nhiều truyền thuyết Phong thần, Tây Du ký...        

Cõi chư thiên nếu đem giáo thuyết Đại thừa để đối chiếu đúng là sẽ tương ứng với: 

1. Cõi trời dục giới (vùng màu cam trong tọa độ âm);  

2. Cõi trời sắc giới (vùng màu xanh, nó là tọa độ không, tọa độ của năm bộc lưu);

 3. Cõi trời vô sắc giới (vùng màu cam đối xứng trên tọa độ dương - vùng biểu thị trạng thái hỷ lạc, khinh an do ly dục, ly ác pháp). (Xem đồ hình ở bài "Toạ độ 0"). Và như vậy vô sắc giới, cái biểu thị về “tinh thần” chính là con đường của Thiền hữu sắc, con đường đối xứng của lục đạo, con đường còn nhiều dấu chân của Đức Phật - Tứ thánh định.

Sự đối xứng giá trị giữa hai cực trên tọa độ dương và tọa độ âm trên đồ hình chính là sự đối xứng giữa Thiền vô sắc và Thiền hữu sắc, giữa bệnh tật và sức khoẻ, hữu lậu và vô lậu, thiện và ác... Sự gán ghép 4 tầng Thiền vô sắc vào Kinh Bát thành như đó là bậc cao nhất - Thiền thượng thừa, vượt trên cả Tứ thánh định vừa khiên cưỡng, biến Bát thành trở nên Thập nhị thành. Nó không cùng một trục mà là hai trục đối xứng qua tọa độ 0 dương vô cực và âm vô cực.

Xin nhắc lại: Trong hàng loạt trò đánh tráo kiểu 'linh miêu tráo chúa' thì đây là kiểu đánh tráo thô thiển nhất. Sự đánh tráo phải công nhận thuộc hàng siêu đẳng khi con người cứ phiêu du trong vô minh...         

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Xem thêm