Chủ nhật, 03/01/2021, 11:21 AM

Giải pháp cho vấn đề nạo phá thai dưới góc nhìn Phật giáo

Nạo phá thai là một vấn nạn gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Vấn đề cấp thiết lúc này là tìm ra những biện pháp nhằm hạn chế và giảm nhẹ hậu quả của việc phá thai. Cùng theo dõi bài viết để biết giải pháp cho vấn đề nạo phá thai theo cái nhìn của Phật giáo là gì.

Ngăn ngừa và hạn chế vấn đề nạo phá thai theo quan niệm Phật giáo

Giải pháp ngăn ngừa vấn đề phá thai

Phật giáo cho rằng, việc quan trọng nhất để ngăn ngừa việc nạo phá thai là mỗi người cần xây dựng một ý thức đúng đắn. Cha mẹ, xã hội cần giáo dục con mình theo cách thích hợp. Từ đó chúng sẽ sống lành mạnh, biết yêu thương, có trách nhiệm. 

Phật giáo khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về chánh niệm, sự từ bi, trí tuệ. Nhờ đó, các bạn sẽ biết được hậu quả của việc phá thai, sát sinh. Khi biết được hậu quả, các bạn sẽ biết cách bảo vệ cho mình. Đồng thời, các bạn cũng sẽ đưa ra được những quyết định hợp lý, phù hợp với lương tâm, tạo đức. Những nghiệp báo bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết cũng vì thế mà không sinh ra.

Các Phật tử nên là người đi đầu trong việc tuyên truyền và giáo dục giới tính. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và bình đẳng giới. Tư vấn tâm lý, cung cấp các phương tiện ngừa thai an toàn.

Phật giáo khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về chánh niệm, sự từ bi, trí tuệ

Phật giáo khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về chánh niệm, sự từ bi, trí tuệ

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề nạo phá thai

Giải pháp hạn chế vấn đề nạo phá thai

Các Phật tử cần hết sức hỗ trợ những người mang thai ngoài ý muốn. Dù chúng ta đang sống ở một xã hội hiện đại nhưng việc mang thai ngoài ý muốn cũng vấp phải nhiều chỉ trích. Thai phụ lúc này sẽ chịu đau khổ và áp lực nặng nề dễ dẫn đến quyết định phá thai hoặc tự tử. Lúc này, họ cần được quan tâm, lắng nghe và giúp đỡ để vượt qua khó  khăn. Khi giúp đỡ cho một sinh linh, chúng ta đã tạo nên một nhân duyên tốt đẹp.

Đối với những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, các bạn phải ý thức rằng sự sống rất quý giá. Việc có con cái hay không cũng còn tùy thuộc vào phước đức của mỗi người. Ở ngoài kia sẽ có những người sẵn sàng, khao khát nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi. Họ sẽ chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ dù cho chúng có khiếm khuyết hay không toàn vẹn. Do đó, không nên tước đoạt quyền được sống của một con người. Thay vào đó, bạn nên cho chúng một cơ hội để đến với cuộc đời này. Dù là hạnh phúc hay khổ đau cũng là do nhân quả, hãy để chúng được sống.

Việc niệm Phật, sám hối hay cầu siêu suy cho cùng chỉ có tác dụng làm tâm hồn chúng ta an ổn.

Việc niệm Phật, sám hối hay cầu siêu suy cho cùng chỉ có tác dụng làm tâm hồn chúng ta an ổn.

Báo ứng của việc nạo phá thai

Giải pháp cho vấn đề nạo phá thai theo cái nhìn của Phật giáo

Sám hối

Khi nạo phá thai, tâm lý của người mẹ chắc chắn sẽ đau khổ và mất mát. Việc sám hối trong lúc này là một lẽ đương nhiên. Tuy vậy, sự ăn năn, sám hối chỉ thực sự hiệu quả khi việc này sẽ không tái phạm nữa.

Trong Phật giáo, có các nghi thức sám hối phổ biến như lễ lạy Hồng danh Phật, niệm phật, tọa thiền. Những hình thức này sẽ giúp những khổ đau lắng đọng. Theo đó, tâm trạng người mẹ cũng sẽ nhẹ nhàng, thanh thản, an yên hơn.

Chuyển nghiệp

Theo nhà Phật, khi nạo phá thai hoặc sẩy thai ngoài ý muốn chúng ta không cần thiết phải tham gia các khóa lễ cầu siêu. Mặc dù khi thụ thai thần thức đã được hình thành. Tuy nhiên lúc đó hệ thống thần kinh của đứa trẻ chưa được hoàn thiện. Do vậy, chúng sẽ có ít tiếc nuối như người lớn mà được đầu thai ngay sau đó. Thế nên, việc cầu siêu lúc này là không cần thiết.

Sự ăn năn, sám hối chỉ thực sự hiệu quả khi việc này sẽ không tái phạm nữa

Sự ăn năn, sám hối chỉ thực sự hiệu quả khi việc này sẽ không tái phạm nữa

Thay vì cầu siêu, chúng ta có thể hạn chế hậu quả của việc phá thai bằng cách chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp có thể thực hiện bằng cách hiến tạng, mô của đứa trẻ cho y học. Hoặc không, chúng ta cũng có thể hiến xác của mình sau khi qua đời. Việc làm này sẽ giúp ích cho sự sống của nhiều người khác, đưa được nhiều người bên bờ sinh tử về lại với gia đình. Như vậy, xem như ta đã tạo được nghiệp lành.

Bên cạnh đó, người mẹ cũng nên thực hiện ăn chay, không sát sinh, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường. Ngoài ra, Phật giáo cũng khuyến khích tham gia các hoạt động thiện nguyện. Nên giúp đỡ những người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, đóng góp cho các quỹ chăm sóc sức khỏe người mẹ và trẻ em.

Việc niệm Phật, sám hối hay cầu siêu suy cho cùng chỉ có tác dụng làm tâm hồn chúng ta an ổn. Nếu nghĩ rằng chỉ cần đi chùa, lạy Phật là có thể tiêu trừ hết quả báo thì thật là sai lầm. Nghiệp báo vẫn sẽ còn ở đó nếu chúng ta không gieo thêm những nghiệp tốt. Do đó, mỗi con người nên tránh dữ, làm lành, tạo thêm thật nhiều duyên lành để bù đắp cho những sai lầm quá khứ. Biết đâu nhờ vậy, ta có thể trả hết nợ ngay trong kiếp này và tích thêm phước đức cho kiếp sống tiếp theo.

Theo: Thienvien.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm