Thứ năm, 08/08/2019, 17:20 PM

Giận: Bí quyết sống an lạc và hạnh phúc

"Giận" là một trong những cuốn sách nổi tiếng và ý nghĩa của Thầy Thích Nhất Hạnh. Nếu muốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc, muốn chế ngự được những cơn giận của bản thân thì bạn nên tìm đến Giận của Thầy Thích Nhất Hạnh.

>>Sách Phật giáo nên đọc 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng chia sẻ trong cuốn Sống tự do bất cứ nơi nào ở đâu rằng: “Cơn giận là một thứ năng lượng làm cho ta và những người quanh ta đau khổ. Là một tu sĩ, khi tôi nổi giận, tôi biết cách chăm sóc cơn giận. Tôi không để nó gây ra đau khổ hay tàn phá tôi. Nếu bạn chăm sóc được cơn giận và tìm được sự nhẹ nhàng trong tâm hồn, thì bạn có thể sống an lạc với nhiều niềm vui.” Và giờ Ông có một cuốn sách với tựa đề Giận.

Cuốn sách Giận của Thích Nhất Hạnh

Cuốn sách Giận của Thích Nhất Hạnh

Bài liên quan

Cuốn sách 250 trang được chia làm 10 chương đã sắp xếp một cách logic và đầy mạch lạc theo một sự vận động tâm thức của con người, từ Tiêu thụ của sân hận, Dập tắt ngọn lửa giận và Tiếng nói của yêu thương rất chân thật cho đến sự Chuyển hóa, Ôm ấp những cơn giận bằng chánh niệm, hơi thở chánh niệm và phục hồi Tịnh Độ.

Trong cuốn sách, Thiền sư phân tích rõ chúng ta không thể tiêu diệt cơn giận. Tất cả chúng ta đều có mầm mống cơn giận cũng như niềm vui trong người, giống như là trời đất phải có cả nắng lẫn mưa. Đối với một số người, mầm móng cơn giận có khi còn bám rễ sâu hơn do sự trao truyền từ ông bà, cha mẹ. Do đó, việc tiêu diệt cơn giận gần như là không thể, giống như việc ta phải cắt bỏ một phần cơ quan nội tạng của mình vậy.

Cách thức mà một số người sử dụng để thoát cơn giận là đập phá, hoặc tìm chỗ trút. Nhưng đến với Giận của Thầy Thích Nhất Hạnh chúng ta được đưa chìa khóa để chuyển hóa. Hãy quan sát cảm xúc bên trong con người mình, ta phải sử dụng một bài tập có tên gọi là chánh niệm, cho thân tâm lắng dịu và tập trung vào đúng hơi thở mà thôi. Khi nhìn sâu, ta sẽ thấy vì sao mình giận, lúc ấy ta mới giật mình rằng: không phải người làm ta giận, người chỉ là tác nhân thổi bùng lên lửa giận lúc nào cũng âm ỉ trong ta qua quá trình sống và trải nghiệm. Làm chủ được những đốm lửa giận trong mình, giải quyết chúng mới là cách căn bản hoán chuyển những cơn giận phát sinh. Khi chánh niệm được, ta mới quan sát trọn vẹn cơn giận của mình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã ví việc tiêu tan đi mọi sân hận cũng giống như việc nấu chín đồ ăn. Ban đầu cơn giận sẽ “còn sống” thì không có gì vui vẻ cả nhưng nếu như biết ôm ấp, chăm sóc những cơ giận nghĩa là đang nấu cho chín thì năng lượng tiêu cực của cơn giận đó sẽ được thay thế bằng những năng lượng tích cực của sự yêu thương và hiểu biết. Đó cũng chính là cơ sở của quá trình sự Chuyển hóa.

“Cơn giận là một thứ năng lượng làm cho ta và những người quanh ta đau khổ. Là một tu sĩ, khi tôi nổi giận, tôi biết cách chăm sóc cơn giận. Tôi không để nó gây ra đau khổ hay tàn phá tôi. Nếu bạn chăm sóc được cơn giận và tìm được sự nhẹ nhàng trong tâm hồn, thì bạn có thể sống an lạc với nhiều niềm vui.”

“Cơn giận là một thứ năng lượng làm cho ta và những người quanh ta đau khổ. Là một tu sĩ, khi tôi nổi giận, tôi biết cách chăm sóc cơn giận. Tôi không để nó gây ra đau khổ hay tàn phá tôi. Nếu bạn chăm sóc được cơn giận và tìm được sự nhẹ nhàng trong tâm hồn, thì bạn có thể sống an lạc với nhiều niềm vui.”

Bài liên quan

Điều mà tôi tin chắc độc giả sẽ thích thú khi đọc Giận là cách Thiền sư Thích Nhất Hạnh đề xuất biện pháp cụ thể để làm với những xung đột giữa người với người do sân hận gây ra. Ông dường như chứng minh rằng đạo phật có sẵn một cái (có thể gọi là) "kỹ thuật tinh thần" để đối phó với cảm xúc tiêu cực - đủ loại phương tiện để lấy Bụt làm gương, chứ không phải lấy làm nhân vật siêu tự nhiên để sùng bái.

Trong chương áp cuối, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa ra mô hình để cho sân hận "lưu hành" trong tâm thức mình - thường xuyên mời nó theo nghĩa bóng vào “phòng khách" và cư xử như khách, với lòng thân thiện và từ bi.

Lối viết nhẹ nhàng, từ dùng dễ thương và ví dụ thiết thực cụ thể, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ đưa bạn khám phá một số điều nằm sâu trong bản thân, những cơn giận bản thân để qua đó rèn luyện theo các bài thực tập gợi ý từ đó bạn có thể làm bạn với cơn giận của chính mình. Lúc đó, bạn mới có thể mang đến niềm vui và hạnh phúc cho người khác.

Nếu muốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc, muốn chế ngự được những cơn giận của bản thân thì bạn nên tìm đến Giận của Thích Nhất Hạnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm