Có nên đa dạng thành phần, nội dung giảng pháp?
Mục đích của việc thuyết pháp, hoằng pháp của Phật giáo rất đơn giản nhưng tối quan trọng đó là vì lợi lạc, vì hạnh phúc của số đông, vì sự tốt đẹp cho người khác. Chúng ta nên hiểu rằng hoằng pháp không phải là để đền ơn Tam Bảo mà hoằng pháp là vì lợi ích, an lạc của chúng sinh.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Bàn về chuyện cư sĩ tại gia có được thuyết pháp giảng kinh không? Quý Phật tử sẽ có câu trả lời từ những thực tế trong lịch sử.
Từ thời Đức Phật đã có hai vị Phật xuất hiện trên thế gian này để vì chúng sanh mà nói pháp. Hai vị Phật được nhắc tới ở đây là Thích Ca Mâu Ni Phật và cư sĩ tại gia Duy Ma Cật.
Và sau khi đạt được toàn giác, nếu Đức Phật không vận chuyển bánh xe Chánh Pháp lần đầu tiên tại vườn Nai, nếu bốn chúng đệ tử của ngài suốt 2500 năm qua không tiếp nhận, thực hành và truyền bá giáo lý, sẽ không có Phật giáo hiện hữu trên đời, và không có Phật Pháp để chúng ta học tập, hành trì ngày nay. Không lâu khi Tăng đoàn mới thành lập với 60 thánh giả chứng đắc A-la-hán. Đức Phật đã có lần kêu gọi các vị này lên đường truyền bá chánh pháp với lời lẽ thật cảm động như sau:
"Này các Tỳ kheo! Hãy lên đường vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh pháp... Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ". (Trích từ Mahàvagga – Đại Phẩm, Luật tạng, chương Trọng yếu, tụng phẩm thứ 2, đoạn 32). Lời dạy tha thiết này trở thành tuyên ngôn, là cương lĩnh, nêu rõ động cơ và mục đích của việc hoằng pháp.
Cụ thể hơn là ở Việt Nam đã có rất nhiều những vị cư sĩ tại gia được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam hiện đại, ở cả ba miền đã có những đóng góp về việc thuyết pháp, đóng góp cho hoạt động hoằng pháp và cả trong việc xây dựng Phật giáo. Thậm chí, trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc những năm 1930-1940, việc thuyết pháp hầu hết do cư sĩ đảm nhiệm. Từ đó cho thấy cư sĩ đăng đàn thuyết pháp là việc bình thường.
Thực tế đã chứng minh Phật pháp ngoài việc được trình bày bằng giáo khoa, lý thuyết, mà còn là những trải nghiệm của từng cá nhân, không chỉ là những nội dung giáo lý mà còn là văn hóa Phật giáo, văn học Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo…Mọi bài thuyết trình có tác động đưa mọi người đến với đạo Phật, thậm chí chỉ cảm tình với đạo Phật, thêm một chút kiến thức với đạo Phật, đều là thuyết pháp.
Vậy thì việc cư sĩ đăng đàn thuyết pháp cùng những Phật tử - họ là những MC, diễn viên, nghệ sĩ, nhà giáo...Từ những nhân vật, những câu chuyện thực tế trong cuộc sống với những mối liên hệ tới Phật pháp hay việc giác ngộ các giáo lý nhà Phật...Họ đã ứng dụng vào trong đời sống của mình, làm những việc có ích cho bản thân và cho cộng đồng. Những buổi trò chuyện chia sẻ hay cũng được gọi là thuyết pháp đó thực sự có ích và lợi lạc, góp phần hoằng dương chính pháp tới nhiều người hơn nữa.
Thực tế nghiên cứu Phật học cho thấy những bài viết nghiên cứu Phật học, lịch sử văn hóa Phật giáo giá trị không phải chỉ có riêng ở các báo, tạp chí do Giáo hội Phật giáo Việt nam các cấp quản lý mà còn ở nhiều tạp chí như Nghiên cứu Tôn giáo, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Văn học...Tác giả của những bài nghiên cứu không chỉ là những vị Hòa thượng, Thượng tọa... mà còn là những nhà văn, nhà nghiên cứu, những cư sĩ...
Mục đích của việc thuyết pháp, hoằng pháp của Phật giáo rất đơn giản, nhưng tối quan trọng đó là vì lợi lạc, vì hạnh phúc của số đông, vì sự tốt đẹp cho người khác. Chúng ta nên hiểu rằng hoằng pháp không phải là để đền ơn Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), hoằng pháp không phải vì đức tối thắng của Phật, không phải vì lẽ cao siêu của Pháp, cũng không phải vì tính thanh tịnh trang nghiêm của Tăng đoàn, hoằng pháp là vì lợi ích, an lạc của chúng sanh.
Vậy thì vấn đề được nói đến ở đây là cư sĩ đăng đàn thuyết pháp sẽ là bình thường nếu những nội dung chia sẻ theo đúng chính pháp.
Nguồn tham khảo: phattuvietnam.net; nguoiphattu.com
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa
Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.
Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi
Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.
Hạnh phúc nơi tự thân
Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.
Đối diện với cái chết của người thân
Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.
Xem thêm