Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/08/2019, 06:30 AM

Giáo dục đạo đức con cái theo lời Phật dạy

Thực hành giáo dục con trẻ theo lời Phật dạy thể hiện qua năm giới căn bản và mười điều thiện nên làm sẽ có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc; xây dựng được xã hội đạo đức, văn minh.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Con trẻ - mầm xanh của tương lai cần được giáo dục từ sớm (Ảnh minh họa)

Con trẻ - mầm xanh của tương lai cần được giáo dục từ sớm (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

Lướt qua các trang báo mạng mỗi ngày đủ cho chúng ta thấy tệ nạn xã hội đang hoành hành trong xã hội hiện nay như thế nào. Các tệ nạn đã không chỉ xảy ra thường xuyên ở các thành phố lớn và trong thành phần có nhận thức, hiểu biết kém mà còn thâm nhập về các miền quê, miền núi vốn có cuộc sống rất yên ả, thanh bình và các đối tượng còn đang độ tuổi vị thành niên với tính chất ngày càng nguy hiểm, man rợ. Vì vậy việc giáo dục đạo đức ngay từ nhỏ là việc phải nên làm.

Dù rằng vấn đề đạo đức xã hội này đã được quan tâm cải thiện bằng cách này hoặc cách khác với các quy định, chế tài xử phạt…đạt kết quả nhất định, nhưng trên thực tế không ngăn chặn, kìm hãm được sự gia tăng về số lượng và chất lượng của nó. Nguyên nhân sâu xa của các tệ nạn xã hội đã suy cho cùng đều nằm trong phạm vi 5 giới căn bản về đạo đức mà cách nay hơn 25 thế kỷ, Đức Phật đã dạy đệ tử và Phật tử tại gia phải giữ gìn. Đó là: Không sát sinh; Không trộm cắp; Không nói dối; Không tà dâm; Không uống rượu.

Người giữ giới luật được Đức Phật ví như người mù mắt được sáng lại, người nghèo mà được vàng ngọc. Ngoài ra, kết hợp thực hiện mười điều thiện thì đời sống bản thân và gia đình mỗi Phật tử sẽ hạnh phúc, góp phần xây dựng xã hội văn minh, nhân đạo: Không sát sinh; Không trộm cắp; Không tà hạnh; Không vọng ngữ; Không lưỡng thiệt; Không ác khẩu; Không ỷ ngữ; Không tham dục; Không sân hận; Không tà kiến.

Giáo dục đạo đức cho con theo lời Phật dạy là điều vô cùng quan trọng

Giáo dục đạo đức cho con theo lời Phật dạy là điều vô cùng quan trọng

Bài liên quan

Đức Phật quan niệm rằng, tâm hồn của tuổi ấu thơ giống như tờ giấy trắng, nếu như tờ giấy ấy, được nhà họa sĩ tài hoa vẽ lên ấy những bông hoa tươi đẹp, thì nó sẽ tô điểm cho cuộc đời thêm sắc. Ngược lại, cũng tờ giấy ấy nếu kẻ bất tài vô dụng bôi lên đó những vết mực đen vô nghĩa thì nó trở thành cái vô dụng và làm xấu xã hội…

Nếu gia đình Phật tử tại gia giữ được 5 giới về đạo đức, sống thiện nghiệp, hiểu và thực hành bổn phận của mỗi một thành viên đối với nhau như lời Phật đã dạy: bổn phận cha mẹ đối với con, bổn phận vợ đối với chồng, bổn phận của con cái đối với cha mẹ… thì các thế hệ cùng chung sống sẽ hạnh phúc, hòa thuận; lớp trẻ sẽ từ từ cảm nhận, thấm nhuần những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe nhau, tha thứ cho nhau, chấp nhận những khác biệt của nhau, yêu thương nhau, nâng đỡ nhau…Phật tử tại gia thuần thành, thường xuyên đưa con lên chùa làm công quả, cùng tụng kinh, niệm Phật, lắng nghe thuyết pháp thì tư tưởng đạo đức tốt đẹp của Phật giáo sẽ thấm nhuần vào từng cử chỉ, hành động. Giúp con trẻ hình thành nhân cách hướng thiện, nhân văn và có được chìa khóa ngăn chặn mọi hành vi sai lầm có thể rất dễ gặp phải trong cuộc sống tương lai.

Ngược lại, gia đình cha mẹ thường lục đục, mâu thuẫn thì con cái sẽ không có nhận định đúng đắn về những giá trị đạo đức và dễ rơi vào tình trạng chán đời, thất vọng như: bỏ nhà đi bụi, sống bê tha, sống bất cần đời rồi sa chân vào các tệ nạn nguy hiểm. Vì vậy mà tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nói rất hay về ảnh hưởng của cha mẹ, gia đình đến con cái như:

“Giỏ nhà ai, quai nhà ấy”

Hay:

“Họ nhà công, không giống lông cũng giống cánh”.

Đức Phật quan niệm rằng, tâm hồn của tuổi ấu thơ giống như tờ giấy trắng, nếu như tờ giấy ấy, được nhà họa sĩ tài hoa vẽ lên ấy những bông hoa tươi đẹp, thì nó sẽ tô điểm cho cuộc đời thêm sắc. Ảnh: Internet

Đức Phật quan niệm rằng, tâm hồn của tuổi ấu thơ giống như tờ giấy trắng, nếu như tờ giấy ấy, được nhà họa sĩ tài hoa vẽ lên ấy những bông hoa tươi đẹp, thì nó sẽ tô điểm cho cuộc đời thêm sắc. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Gia đình chính là một xã hội thu nhỏ, là tế bào cấu tạo nên xã hội. Để có được nền tảng xã hội tốt đẹp cần phải có hệ thống gia đình Phật tử đạo đức với lối sống lành mạnh, giáo dưỡng con trẻ từ lời nói, suy nghĩ, việc làm để con trẻ trở thành công dân tốt. Phật tử giác ngộ, góp phần quan trọng xây dựng xã hội tương lai văn minh. Đây là sự giáo dục tưởng như bình dị mà rất sâu xa, ý nghĩa.

Vậy nên việc hiểu rõ, và thực hành mười việc thiện đối với các Phật tử là cha, mẹ là việc rất cần thiết. Việc thực hành ở đây không nhất thiết cứng nhắc, bó buộc mà nên vận dụng linh hoạt dựa trên đạo đức Phật giáo và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và điều kiện, hoàn cảnh sống của từng gia đình. Các bậc phụ huynh thực hiện được nếp sống ấy là đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ tương lai, nâng cao đạo đức xã hội.

Có như vậy, con trẻ mới biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác, hiểu được những chuẩn mực giá trị đạo đức mà người con Phật phải tuân thủ. Mỗi gia đình Phật tử làm được điều ấy sẽ có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc; xây dựng được xã hội đạo đức, văn minh; đất nước sẽ thái bình trong nền văn hóa tiên tiến mà đậm đà bản sắc dân tộc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài

Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024

Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.

Cầu nguyện mà không cầu xin

Lời Phật dạy 10:15 02/11/2024

Người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.

Phước đức từ đâu ra?

Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024

Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.

Niệm chết

Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024

Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.

Xem thêm