Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/02/2021, 08:18 AM

Gieo nhân gặt quả

Có nhiều Phật tử biết làm lành lánh dữ, mà cứ gặp tai họa liên miên. Người ấy tự nghĩ: “Cả đời mình làm lành, mà sao nay cứ tai họa này, mai tai họa kia?” Nghĩ như vậy nên thối tâm, hết muốn tu. Bởi thấy tu cũng không đi tới đâu, khổ cũng vẫn khổ, vậy thì tu làm chi.

Hạnh phúc khổ đau không do vận mạng

Mọi sự trên đời đều không nằm ngoài quy luật nhân quả.

Mọi sự trên đời đều không nằm ngoài quy luật nhân quả.

Sư Ông Trúc Lâm dạy:

Tôi thường nói, nếu quí Phật tử chưa bao giờ bị người đó làm phiền, thì khi gặp mặt họ, ta có giận không? Chắc chắn là không. Còn nếu người đó từng làm phiền mình, thì khi gặp mặt họ, ta thấy dễ thương hay dễ ghét? Thấy dễ ghét ngay. Như vậy do có sự oán hờn, nên khi gặp lại chúng ta bực bội, không vui, có khi còn muốn làm cho họ đau khổ nữa. Đó là tôi thí dụ.

Như vậy chúng ta nghĩ rằng mình chưa từng làm xấu, chưa từng hại người đó, mà tại sao họ lại hại mình? Sự thật, hiện tại mình chưa từng làm gì xấu với họ, nhưng biết đâu những năm về trước hay những đời trước, mình đã từng làm khổ họ. Bây giờ gặp lại, tự nhiên họ có ác cảm với mình ngay. Đó, là vì chúng ta đã gieo nhân từ trước. Rồi cũng có những người chưa từng là bà con thân quyến gì của mình, chưa từng là bạn thân của mình, mà tại sao thấy mặt họ ta thương liền.

Vậy tâm dễ thương dễ ghét đối với mọi người đó là do đâu? Ngay đời này họ chưa tạo nhân tốt hay nhân xấu với mình, nhưng nhân đời quá khứ còn thừa, cho nên gặp lại thấy dễ thương hoặc dễ ghét ngay. Người mình thấy dễ ghét đó, người khác lại thấy dễ thương. Chớ nếu người ta ghét nhau hết chắc trần gian này khó có chồng có vợ, phải không? Như vậy để thấy rằng có nợ nần, oan trái với nhau nên mới gặp lại.

Chúng ta chỉ là khách trọ ở chốn nhân gian

Nên nhiều người kể lại trong một xóm mà có chị xin việc làm, tới đâu cũng được nhận hết. Còn có chị xin chỗ thấp nhất cũng không được nhận. Do đó chị oán trách xã hội bất công. Mà không biết tại nhân xấu của mình đã tạo từ trước. Có lẽ đời trước mình làm cho nhiều người ghét quá, nên bây giờ ai thấy mặt mình cũng không thèm nhìn, không thèm thương. Còn chị kia từng giúp đỡ kẻ này, người nọ nên đời này sanh ra, ai nhìn cũng thấy dễ thương.

Như vậy dễ thương, dễ ghét đều có nguyên nhân. Nguyên nhân ấy từ ai? Cũng từ mình mà ra. Chúng ta hiểu được lý nhân quả trong ba đời, thì sẽ không còn thắc mắc điều này nữa. Được tốt hay bị xấu, đều có nguyên nhân của nó, chớ không phải ngẫu nhiên mà ra. Nhưng người thế gian không hiểu như vậy, do đó cứ oán trách xã hội bất công, ưu đãi người này bạc đãi người kia. Ai được ưu đãi đều do phước lành của họ. Ai bị bạc đãi đều do những tội lỗi của họ mà ra.

Hiểu như vậy chúng ta mới thấy sống trong cuộc đời, mình không oán trách, hờn giận ai hết. Người xử sự xấu, mình không trách họ, mà trách mình hồi xưa không khéo tu, nên bây giờ bị người ta bạc đãi. Cứ tự nhắc: “Tại hồi xưa mình không khéo tu, nên bây giờ bị người bạc đãi, cũng đúng thôi.” Đối với người được ưu đãi, thì mình khen hồi xưa chị (anh) ấy khéo tu, nên bây giờ được người ưu đãi, đó là gương cho mình bắt chước. Nhờ nghĩ như vậy nên không ghét người được ưu đãi, cũng không buồn vì mình bị bạc đãi. Như vậy là người biết tu.

Trích "Đạo Phật là đạo diệt khổ"

HT. Thiền sư Thích Thanh Từ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm