Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/04/2013, 19:13 PM

Giới đàn Vĩnh Tràng truyền giới Tỳ Kheo

Việc truyền thọ giới này, Ngài Huệ Hưng lão Hòa thượng Luật sư nói: “Để cho giới thể phát sinh viên mãn, tư cách của người truyền giới và người thọ giới cũng phải được nghiệm xét kỹ càng trước khi tiến hành truyền thọ”


Tam vị A xà lê sư:
Hòa thượng đàn đầu : HT.Thích Thiện Huệ
Yết Ma A xà lê sư : HT.Thích Minh Thông
Giáo thọ A xà lê sư : TT.Thích Chơn Minh
ĐĐ. Thích Thiện Hữu (Nội ngoại giới đàn)

Thất vị Tôn chứng:
1. Hòa thượng Thích Giác Hóa
2. Hòa thượng Thích Phước Thông
3. Hòa thượng Thích Chơn Thành
4. Hòa thượng Thích Thiện Kỉnh
5. Hòa thượng Thích Thiện Phương
6. Thượng tọa Thích Huệ Minh
7. Thượng tọa Thích Phước Đức

Điển lễ:
1. Thượng tọa Thích Thiện Thông
2. Thượng tọa Thích Thiện Hương

Thập sư đăng đàn truyền cho 147 giới tử thọ Tỳ kheo, đàn truyền giới trang nghiêm, giới sư hòa hợp, giới tử thanh tịnh. 

Việc truyền thọ giới này, Ngài Huệ Hưng lão Hòa thượng Luật sư nói: “Để cho giới thể phát sinh viên mãn, tư cách của người truyền  giới và người thọ giới cũng phải được nghiệm xét kỹ càng trước khi tiến hành truyền thọ”:

1)Tư cách người truyền thọ: 

Năm trọng tội của một Tỳ kheo là phá Yết ma tăng, phá Pháp luân tăng, phá kiến, phá giới, nuôi đệ tử mà không biết dạy. Do trọng tội thứ năm này mà tư cách làm thầy phải được trang bị ngay từ khi đắc giới Tỳ kheo: “Ngũ hạ dĩ tiền chuyên tinh giới luật), hay có thể nói là đã bắt đầu học tập từ lúc còn là Sa di (tuy Tỳ kheo sự, Sa di đương dự tri chi). Trong tư cách làm thầy có nhiều đức tính, nhưng chung quy chỉ gồm hai mặt vật chất và tinh thần. Nhất là mặt tinh thần, người làm thầy phải đủ khả năng hướng dẫn người đệ tử thực hiện mục tiêu giải thoát bằng cách chỉ dẫn con đường tu tập Giới, Định, Huệ và vị ấy còn phải có trí tuệ để giải quyết những thắc mắc cho người đệ tử. 

Trong kinh Khu Rừng (Vanapattha suttam_ trong bộ Majjhima Nikaya) Phật dạy: Một vị đệ tử phải từ bỏ mà đi khi nhận thấy vị đạo sư của mình không có khả năng chỉ dạy cho mình Giới, Định, Huệ dù cho nơi đó có đầy đủ tứ sự cúng dường; và một đệ tử tha thiết xin ở lại dù cho nơi đó có bị vị đạo sư hất hủi, khi vị ấy có đủ khả năng hướng dẫn mình tu tập Giới, Định, Huệ và cho dù nơi đây có hay không có đầy đủ tứ sự cúng dường. . .

2) Tư cách người thọ giới: 

Về sự nghiệp, xét tư cách của giới tử trong buổi đầu chỉ đặt trọng tâm ở niềm tin nơi ngôi Tam bảo và có đời sống phạm hạnh (Tứ bất hoại tín). Nhưng do khi giáo đoàn được mở rộng cho mọi người không phân biệt thành phần giai cấp trong xã hội gia nhập, thì sự nghiệm xét đơn giản như trước chưa được gọi là tương đối đầy đủ để xác định tư cách một giới tử, do nhu cầu khách quan đó, sự nghiệm xét kỷ lưỡng giới tử lại được thêm vào. Đó là kiểm nghiệm 13 Già nạn, còn gọi là 13 chướng ngại đạo pháp, tức là những điều gây trở ngại cho việc chứng đắc Thánh quả ngay trong đời này do thân và tâm có khiếm khuyết. 

Công việc kiểm nghiệm này được thực hiện bởi Tăng, nó thuộc về giai đoạn chính thức tác thành Yết Ma cho thọ cụ túc giới. Luật Tứ phần quy định: Trước khi bạch Yết Ma cho thọ Cụ túc giới, Tăng phải khảo hạch 13 Già nạn. Một giới tử nếu có một trong 13 già nạn này thì không thể thành tựu mục tiêu phạm hạnh nên không được phép thọ cụ túc giới. Nếu do không xét nghiệm kỹ mà một người được Tăng cho thọ cụ túc, nhưng về sau nếu bị khám phá ra, thì dù người ấy có được chính thức truyền thọ giới bởi Tăng đi nữa cũng bị tẩn xuất. Vì sự tồn tại và hưng thạnh của Tăng là do có thành tựu mục tiêu phạm hạnh, chứ không phải do số đông. Nay một người không đủ điều kiện để chứng đắc Thánh quả là dấu hiệu của sự suy thoái của Tăng, do đó mà tẩn xuất. . .

Tóm lại, Tăng đoàn là tập thể có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại của Phật pháp. Khi nào hàng ngũ Tăng già có những bậc chân tu thạc học, đạo cao đức trọng, có đủ tư cách làm nghi biểu cho đời, có đủ trí huệ làm đuốc sáng cho đời, thì khi ấy Phật pháp được hưng thịnh. Trái lại, khi nào trong hàng ngũ Tăng già không có những vị Tăng tài đức như trên, thì dù số lượng có đông nhiều đi nữa, đó cũng là dấu hiệu suy đốn của chánh pháp. Nhưng làm sao để có thể đào tạo được những con người, có được những con người có được những đức tính như thế? Dĩ nhiên là phải y cứ vào giới luật làm kim chỉ nam cho sinh hoạt Tăng đoàn, mà một trong những vấn đề giới luật có vai trò quan trọng trong việc tác thành nhân cách một Tỳ kheo, đó là sự truyền thọ giới pháp. Nếu không có sự truyền thọ như pháp thì không có Tỳ kheo đắc giới. Không có Tỳ kheo đắc giới như pháp thì bản thể của Tăng không thành tựu. Tăng không có giới bản thể thì không thể nào tiến bộ về mặt tâm linh, không thể nào có người tu chứng. Và như vậy, chánh pháp sẽ không làm sao tồn tại được, cho nên vấn đề truyền thọ giới pháp cho người xuất gia có một ý nghĩa quan trọng trong Phật pháp. Cũng vì vậy mà vấn đề này chiếm một phần trong bốn phần của Luật Tứ Phần.

Với mục tiêu giải thoát, giác ngộ trên tinh thần tự giác là châm ngôn hành động mà Phật đã dùng để khuyến hóa, giáo dục những người xuất gia. Nhưng trong giáo đoàn xuất gia vẫn có những người xuất gia không vì mục tiêu chân chính đó, không cùng sống trong tinh thần hướng thượng với lý tưởng giải thoát, cũng không chuyển hóa tâm linh qua sự nghiêm trì phạm hạnh.

Chính vì điều này mà càng về sau, sự truyền thọ giới pháp càng được chính Đức Phật đề ra những quy định chặt chẽ để kiểm nghiệm, để thử thách, để thanh lọc hàng ngũ Tăng đoàn, nhằm bảo đảm tánh trong sạch cho cá nhân và tập thể để xứng đáng là một trong ba ngôi báu trong Phật pháp. Tuy chú trọng về việc tự giác và phát triển tâm linh, nhưng cũng phải dựa vào hành vi biểu lộ bên ngoài để làm tiêu chuẩn pháp định. Vì thế mà sau khi Phật diệt độ, Luật tạng được kiết tập một cách trung thành, dù Phật đã có cho phép bỏ bớt những điều chi tiết nếu thấy không cần thiết sau này.

Chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên gì khi Tôn giả Ca Diếp được cử làm thủ lãnh giáo đoàn, Tôn giả Ưu Ba Ly được suy tôn làm vị chấp chưởng về giới luật vì là những vị có giới hạnh tiêu biểu nhất. Tôn trọng giới luật, thì cũng tôn trọng việc truyền giới là lẽ đương nhiên. Tôn trọng sự truyền giới, thì những quy định của pháp Yết-ma không thể bỏ qua được, dù bất cứ lúc nào, ở đâu, và dù là theo hệ phái nào. Vi phạm quy định ấy cũng đồng nghĩa với sự làm tổn thương đến phẩm chất và quyền lực của Tăng già, đó là dấu hiệu suy đồi của chánh pháp. 

Những ai trong hàng ngũ xuất gia có để tâm thiết tha đến sự tồn vong của chánh pháp, có thao thức ưu tư đến vấn đề “Tre tàn măng mọc”, có hoài bảo “Thiệu long Thánh chủng, kế vãng khai lai” thì không thể không để tâm nghiên cứu học hỏi tường tận về các pháp Yết-ma, nhất là Yết-ma truyền giới cụ túc, độ người xuất gia. . .

Hòa thượng Minh Thông là người kế tục Ngài Huệ Hưng lão Hòa thượng Luật sư, đang làm tuyên Luật sư, Yết Ma a xà lê truyền trao giới pháp cho giới tử tại giới đàn Vĩnh Tràng là một điều vô cùng hân hạnh cho hàng trăm giới tử đắc giới.

Một số hình ảnh truyền thọ giới Tỳ kheo tại giới đàn Vĩnh Tràng, Phước Hưng Cổ Tự, Sa Đéc, kính giới thiệu đến bạn đọc cùng chia sẻ:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thích Vân Phong

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm