Giới Định Tuệ liên hệ đến Pháp Duyên khởi
Giới định tuệ là pháp học, pháp hành để xâm nhập và chứng ngộ Niết bàn hay đỉnh cao của đời sống giác ngộ. Nên các trường phái trong Phật giáo không có truờng phái nào là không lấy giới định tuệ làm pháp học, pháp hành cho trường phái của mình.
Giới liên hệ đến Pháp duyên khởi
Nhân thiện hay ác không thể tự sinh, quả báo khổ vui đều từ nơi nhân duyên tác động mà sinh khởi. Nên đối với ngoại cảnh, giới có tác dụng phòng hộ sáu căn, khiến cho sáu trần không thể tự do xâm nhập và có tác dụng chế ngự tâm ý, khiến cho các hạt giống khát ái và phiền não nơi tâm không thể tự do biểu hiện. Nên, đối với pháp duyên khởi, giới có khả năng phòng hộ ngoại duyên và chế ngự nội nhân là ái thủ hữu hay vô minh và hành.
Định liên hệ đến Pháp duyên khởi
Đối với pháp duyên khởi, định nhiếp phục các loại chủng tử phiền não nơi tâm, khiến cho tâm luôn ở vào trạng thái định tĩnh, chuyên nhất không tạp loạn. Các loại duyên như nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên và tăng thượng duyên, không còn có điều kiện để tác động vào các loại chủng tử phiền não nơi tâm để khởi sinh tác nghiệp và dẫn sinh khổ quả. Nói cách khác, định có khả năng nhiếp phục Tập đế, để Khổ đế không còn có duyên sanh khởi. Nên đối với pháp duyên khởi, định nhiếp phục liên hệ đến nhân duyên tự nội, khiến cho những chủng tử bất thiện không có duyên để khởi sinh.
Tuệ liên hệ đến Pháp duyên khởi
Tuệ sinh khởi do duyên vào giới và định, nên tuệ sinh khởi do giới và định, tuệ ấy thuộc về giới và định.
Tuệ của một người sinh khởi do duyên vào sự biết học hỏi và lắng nghe chánh pháp, tuệ ấy gọi là văn tuệ; tuệ của một người phát khởi do dựa vào sự chiêm nghiệm, quán chiếu và thâm nhập sâu xa vào Tứ thánh đế, thấy rõ sự thật về Khổ, Tập, Diệt, Đạo, nên tuệ sinh khởi, tuệ ấy gọi là tư tuệ; tuệ của một người phát sinh do nỗ lực thực hành Thánh đạo, tuệ ấy gọi là tu tuệ.
Tuệ của một người sinh khởi do thường xuyên quán chiếu để xâm nhập tự tánh không hay chân như ở nơi các pháp duyên khởi như năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, mười hai duyên khởi, tứ thánh đế, tuệ ấy đều gọi là không tuệ hay như tuệ. Nên, tuệ liên hệ đến pháp duyên khởi từ sự quán chiếu và do quán chiếu mà tuệ xâm nhập được tự tánh không hay chân như của vạn hữu.
Giới định tuệ là pháp học, pháp hành để xâm nhập và chứng ngộ Niết bàn hay đỉnh cao của đời sống giác ngộ. Nên các trường phái trong Phật giáo không có truờng phái nào là không lấy giới định tuệ làm pháp học, pháp hành cho trường phái của mình.
Tuy nhiên, do chỗ lập tông của các trường phái mà pháp học, pháp hành của giới định tuệ được khai triển có sâu cạn, rộng hẹp khác nhau vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm