Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 11/08/2019, 09:54 AM

Lời Phật dạy nguyên tắc sống chung an lạc

Tăng đoàn do Đức Phật thành lập có thể thấy rõ qua lời xưng tán: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, chân chính hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”.

 >>Tìm hiểu thêm về Đức Phật

Bài liên quan

Hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, Tăng đoàn Phật giáo đã có những đóng góp thiết thực và lợi lạc cho cuộc đời. Là một tổ chức bảo đảm cho mỗi vị Tăng, Ni theo đuổi đời sống tu tập an yên với mục đích giải thoát, và Tăng đoàn còn là nơi nương tựa tinh thần rất lớn cho tất thảy chúng sinh. Thể hiện qua nếp sống giới đức thanh tịnh, tôn trọng và hòa đồng giữa các thành viên, tinh thần chia sẻ hiểu biết chính pháp đối với mọi người.

Tăng đoàn do Đức Phật thành lập có thể thấy rõ qua lời xưng tán: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, chân chính hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”.

Đức Phật dạy sáu nguyên tắc mang đến sự hòa hợp, hạnh phúc và an lạc nơi Tăng đoàn

Đức Phật dạy sáu nguyên tắc mang đến sự hòa hợp, hạnh phúc và an lạc nơi Tăng đoàn

Vậy nguyên tắc nào để mỗi thành viên tìm thấy lợi ích trong đời sống Tăng đoàn và để một đoàn thể bao gồm những con người cao quý như vậy được duy trì ổn định, phát triển và trường tồn thì Đức Phật đã chỉ ra sáu cách hay sáu nguyên tắc để Tăng đoàn được duy trì ổn định, trường tồn trong kinh Tăng Chi Bộ, đó là:

“Có sáu pháp cần phải ghi nhớ này, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào là sáu?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ thân hành đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

Bài liên quan

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các Giới Luật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.

Bản thân mỗi vị tu sĩ thực hiện tốt 6 nguyên tắc do Đức Phật chỉ dạy thì bản thân người ấy sẽ tìm thấy sự an lạc, đồng thời góp phần xây dựng Tăng đoàn ngày càng phát triển.

Bản thân mỗi vị tu sĩ thực hiện tốt 6 nguyên tắc do Đức Phật chỉ dạy thì bản thân người ấy sẽ tìm thấy sự an lạc, đồng thời góp phần xây dựng Tăng đoàn ngày càng phát triển.

Đây là sáu pháp cần phải ghi nhớ, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”.

Sáu nguyên tắc trên nói rõ nếp sống tinh tấn tu học hướng thiện của mỗi vị Tăng - Ni, giúp tạo thành một nếp sống, tôn trọng, hoà hợp trong tổ chức Tăng đoàn. Khi mỗi thành viên của Tăng đoàn thể hiện đầy đủ sáu nguyên tắc này trong đời sống tập thể thì bản thân người ấy sẽ tìm thấy sự an lạc, đồng thời góp phần xây dựng Tăng đoàn ngày càng phát triển. Một nếp sống vừa mang lại lợi ích cho bản thân và cho cả tập thể.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nếu có 5 đức này, người tu ở đâu cũng lợi ích

Lời Phật dạy 19:30 23/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?

Hóa ra, ta thật ít thương yêu

Lời Phật dạy 15:30 23/04/2024

Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật.

Pháp sư là vị nói Pháp khiến sinh ly dục và tịch tĩnh

Lời Phật dạy 13:30 22/04/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Bố thí ít được phước nhiều

Lời Phật dạy 11:28 22/04/2024

Nếu hội đủ duyên lành bố thí cúng dường cho chúng Hiền Thánh thì “bố thí ít được phước nhiều, bố thí nhiều được phước nhiều hơn”. Có điều, không dễ tìm ra các bậc Thánh ở đời để gieo duyên. Nên chăng, hãy gieo duyên bố thí với người trì giới, có đạo đức, sống vì mọi người.

Xem thêm