Thứ, 11/09/2023, 19:00 PM

Giống nhau và khác nhau

Từ lâu, tôi rất thích một slogan trên một kênh youtube “bước ra khỏi sự khác biệt bằng văn minh và tử tế”. Vâng, cứ suy cho cùng, mọi vấn đề gây tranh cãi, xung đột, chiến tranh, mọi cuộc trao đổi, thảo luận v.v...đều có nguyên nhân vì sự khác nhau.

Có một điều mà tôi muốn trao đổi về khía cạnh này là tin chắc sẽ không bao giờ có ai bước ra khỏi sự khác biệt đó. Tôi chắc chắn điều ấy, người ta chẳng thể bước ra khỏi sự khác biệt để rồi tất cả có thể...“giống nhau”. Họa chăng, tạo ra sự văn minh và tử tế là ở chỗ, con người biết “thừa nhận” sự khác biệt đó mà thôi. Khi đã thừa nhận điều đó tức người ta chẳng nhọc công tìm lý do để công kích, sỉ vả nhau vì cái sự người khác chẳng “giống mình”. Hẳn vẫn chỉ là lý thuyết nhưng dù sao lý thuyết này cũng dễ chấp nhận hơn là lý thuyết “tất cả giống nhau”. 

Nêu biết thừa nhận sự khác biệt bằng văn minh và tử tế thì khỏi phải nói nữa, cả thế giới hoà bình. Tương tự như ta thừa nhận sự khác nhau của một chính thể (Cộng sản) với một chính thể (Tư bản). Từ lâu chúng ta mặc nhiên xem là bình thường, từ rất lâu đã có sự thừa nhận sự khác nhau một trời một vực như vậy trong ngoại giao. Ở từng con người cụ thể cũng vậy, khuynh hướng tư duy tìm sự khác biệt, yếu kém để thay đổi mình hoặc giúp người khác có cơ hội mở mang, thay đổi giờ thì không còn, mọi lối bắt đầu bít lại với điều luật mơ hồ 331. Hơn nữa trào  lưu đời sống hiện tại người ta thích sự khoe mẽ, phô trương so sánh hơn kém nhau hơn là  học hỏi đúng sai, rèn giũa sửa chữa những sai lầm trong đời mình. 

Tự do và nô lệ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có một đúc kết riêng của tôi về nhận định rằng ngay đến những người đã chứng đắc bậc A-la-hán- bậc cao nhất, toàn diện, toàn thiện, vô lậu với tam minh lục thông tưởng sẽ là hai mẫu hình giống nhau nhưng trên thực tế  vẫn còn sự khác nhau trong hành xử, trong suy tư, trong  lời nói, hành động để gieo duyên giáo hóa chúng sinh. Sự khác nhau ấy chẳng qua do hành động, lời nói việc làm đều thông qua sắc thân hữu hình, phàm tục, cho dù thân phàm tục ấy đã là thanh tịnh nhiều hơn những con người phàm phu, u mê khác. Bởi một điều hết sức đơn giản mỗi một sắc thân là một hợp thể tứ đại với thành phần, tỉ lệ kết cấu khác nhau như một sản phẩm có mã vạch riêng, không ai giống ai.

Để so sánh, đối chiếu tìm thấy sự khác biệt, Đức Trưởng lão khuyên “Thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người”, đó là quan điểm nhân bản vị tha, tiến bộ chưa từng có, khiến cuộc sống có thể thay đổi, thế gian có thể thay đổi, thế mà mấy ai thực sự quan tâm đâu, người ta so sánh hơn kém vật chất thôi.

Tóm lại, theo tôi con người không thể “đi ra sự khác biệt bằng văn minh và tử tế”. Nổ lực lắm, hướng thiện nhiều lắm là biết “công nhận sự khác biệt ấy”. Chỉ cần một thế giới như vậy là đã hoàn hảo lắm rồi, còn nhất thiết muốn tìm đến “nhất thể”, tuyệt đối, hoàn hảo chỉ có chờ, xả bỏ báo thân, gặp nhau ở cảnh giới Niết bàn, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.         

Người ta luôn cảm thấy mình đúng ngay cả khi hệ thống đã “báo lỗi”. Sự cố thủ vào thành trì vô minh của mỗi con người là có thật, không có thứ vũ khí nào có thể công phá thành trì ấy. Và đó là sự chấp ngã, sự cố chấp luôn muốn bảo vệ cái tôi, cái của tôi không bao giờ buông ra cái kiến chấp, cái ngã mạn...Họ đóng chặt các cửa thành để bảo vệ cái tôi, của tôi vốn đã gắn bó quyền lực, quyền lợi cá nhân, dòng họ, gia đình chứ không vì sự ưu việt của chính thể. Thậm chí, họ sẵn sàng “hy sinh” dân tộc họ cho sự ngu xuẩn của chính họ mà Einsstein gọi là sự ngu xuẩn vô hạn như ngài đại đế Putin là điển hình.  

Thế giới đang vận chuyển với tốc độ nhanh theo qui luật cùng tắc biên, biên tắc thông, không ai có thể cưỡng lại được. Điều này thì ai cũng có thể nhận ra nhưng những kẻ “cố thủ trong thành trì vô minh” thì hoạ chăng chỉ có chờ nghe tiếng súng kết liễu cuộc đời như Gadafi, Sassdam Hussen… cùng nhiều đồ tể của thế kỷ.

Sự khác nhau giữa người với người là vậy. Nhưng sự giống nhau nếu hiểu tường tận bạn không khó nhận ra cái lý rất quái đản của nó. Đấy chính là cái điều mà Đức Phật đã lên tiếng về lòng tin chân chánh. Ví dụ, khi dựng vợ gã chồng, khi làm nhà, ai cũng xem trường biên để biết tuổi tác, thuận  nghịch, ra sao, việc chung sống có hạnh phúc không, việc xây lên mái nhà có tấn tài tấn lợi? Rất nhiều, nhiều vô số kể khi đến nhà ai bạn cũng dễ thấy tấm (gương) bùa bát quái trấn ngay giữa cửa, trong bếp thì có trang ông táo, trước nhà, giữa sân thì có bàn vọng thiên.

Ngày nay thì đã đỡ nhiều chứ trước đây nhà có con nhỏ một vài tháng tuổi, ra khỏi nhà lại phải xin phép ông táo, quẹt tí lọ nghẹ lên giữa trán. Nhà có người chết thì phải coi ngày chôn cất, đám tang có trang Phật Di đà để tiếp rước vong linh người quá cố, xem trong gia tộc có ai kỵ, không được có mặt lúc tẫn... Ngày giỗ thì dứt khoát phải có 2 mâm đất đai với 5 chén cơm, và mâm chiến sĩ…Còn rất nhiều điểm giống nhau nữa, rất nhiều. Người ta chỉ biết xưa bày nay vẽ, truyền thống là thế, ai sao tôi vậy không thể khác. Người ta cảm thấy sợ hãi một sự trừng phạt nào đó nếu mình khác mọi người, không biết giữ gìn truyền thống, không biết theo truyền thuyết…Đó là toàn bộ lối sống đã ăn sâu vào xương tuỷ của người Việt từ một ngàn năm đô hộ, từ ảnh hưởng của chính sách đồng hoá người Việt, đồng hoá là gì nếu không phải là làm cho giống nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác, và tham vọng đồng hoá ấy ăn sâu trong mỗi con người Việt. 

Lời Phật dạy còn đó: 

1. Chớ có tin vì nghe truyền thuyết.

2. Chớ có tin vì nghe truyền thống.

3. Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn.

4. Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng.

5. Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình.

6. Chớ có tin vì đúng theo một lập trường.

7. Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện.

8. Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình.

9. Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền.

10. Chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình.

Chỉ một việc đơn giản ấy đủ thấy sự nô lệ của con người với những gì gọi là tập quán, là truyền thống, là thói quen được huân tập, trói buộc con người. Tôi thường trò chyện với các con về sự trượt dài của quán tính. Ví dụ như trong gia đình (gia đình tôi 5 anh em trai, 2 em gái) nhiều người rất thích khi ai đó bảo rằng giống mẹ hay giống cha ì xì, như khuôn đúc. Điều đó khiến mọi người vui và vì vậy ám thị, cứ lặp lại như bản sao. Riêng ba nếu xét kỹ sẽ là “người không giống ai”, không giống ông nội, không giống bà nội. Nhưng, xét cho cùng tất cả tính cách thương người, của ông nội, chia sẻ miếng cơm manh áo, tính nhẫn nhục, thương chồng, thương con ở bà nội ba có. Trong mỗi một đoạn đời, việc học lấy sự bao dung, chân thật, thương yêu, tha thứ…toàn bộ thiện tánh và đoạn diệt lòng tham, xoá bỏ cái xấu ác là điều cần học chứ không phải là giống ai hay  khác ai. Ngay cả ông nội, hay bà nội đếu không chỉ có những tính tốt, đừng lặp lại ai cả mà hãy chọn lọc, phân biệt thiện ác để sàng lọc, để trở thành cây lành, để trở thành quả ngọt cho đời. 

Trịnh Công Sơn có câu hát đầy ý nghĩa: “…ngày sau sỏi đã cũng cần có nhau…”. Thế đấy, con nguời luôn cần nhau, có nhau, muốn bên nhau. Nhưng gần nhau lại bắt đầu xung đột, hiềm khích, đố kỵ, nhỏ nhen…vì cái sự khác nhau, đã thế, bảo đời là bể khổ thì mấy người chịu nghe. Con người thích cây lành, thích quả ngọt nhưng không ai muốn biến thành mà chỉ muốn tìm kiếm , mải mê tìm kiếm! 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm