Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/08/2023, 18:38 PM

Niệm khởi

Sự nỗ lực tách rời vật chất với tinh thần trong chữa trị bệnh, trong nghiên cứu khoa học là một nhầm lẫn lớn của con người. Căn bệnh trầm cảm là vật chất hay tinh thần?

Niệm là hoạt động của tư duy, khởi lên một niệm là bắt đầu một phán xét, suy tư, chiêm nghiệm điều gì đó (ý thức). Ý thức (hay niệm) không bao giờ dừng nghỉ lúc bạn thức, làm việc, giải trí, vui chơi. Chính vì vậy, tiêu hao năng lượng của tư duy cao hơn cả hoạt động thể lực. Khi điều khiển được nó (ức chế nó) tức bạn rơi vào trạng thái off tạm nghỉ hay ngủ say. Lúc này bạn rơi vào giấc mơ (tưởng thức). Nếu hiểu rõ về ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức với vai trò toàn bộ hoạt động của con người, lúc thức cũng như lúc ngủ, lúc tỉnh cũng như lúc mê, ngay cả một người bệnh trong trạng thái thực vật cũng vậy.

Nếu tạm phân ra vật chất với tinh thần (chỉ tạm thôi chứ không bao giờ có sự khu biệt, thuần nhất, chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau) thì trong ngũ uẩn: có 1 uẩn là vật chất: Sắc và 4 uẩn là tinh thần: Thọ, Tưởng, Hành, Thức là toàn bộ cảm xúc, cảm nhận, hành vi đi đứng, nằm ngồi là toàn bộ phản ứng, phản xạ của hệ thần kinh, còn lại là hai phần quan trọng hơn là ý thức và tưởng thức. Người bệnh trong trạng thái thực vật, không ý thức chỉ còn lại tưởng thức. Tương tự một người chết lâm sàng, khi tỉnh lại kể chuyện âm ti, địa phủ là vậy.

Chữa bệnh và giác ngộ

01

Nếu cho ý thức là ít uế nhiễm, không bị dục lạc, tham đắm chi phối, hoàn toàn tỉnh thức, phân biệt được đúng sai thì tưởng thức ngược lại. Nó là toàn bộ những gì chưa thỏa mãn, những ước mơ thầm kín, hay những dồn nén ức chế tâm lý lưu cữu tạo thành. Giới phân tâm học hay tâm lý học thần kinh chia ra ý thức và vô thức, và họ gọi libido (ẩn ức tính dục) là sự dồn nén đó. 

Trong thế giới y học, người ta mày mò tìm tòi để chữa trị bệnh nghiêng hẳn về vật chất (cơ thể, thực thể) nhưng đến Freud (1856-1939) thì nghiêng hẳn về tinh thần. Người ta cảm thấy hiệu quả thật thuyết phục khi thôi miên người bệnh, qua những câu chuyện trong trạng thái bị thôi miên, người bệnh tự khai về những ức chế, hay ham muốn và nó giống như quay lại với cái kho chứa ẩm mốc để thanh lý tất cả những gì tồn dư, hư hỏng đã lâu. Trong cái kho chứa ấy không có cái gì tự hủy, nó nguyên vẹn, rêu mốc, hôi hám...Chỉ đến khi nó được lôi ra tiêu hủy, phá bỏ hoặc tự nó trở thành độc tố tàn phá tâm thức sinh ra chứng bệnh gọi là trầm cảm. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo chứng trầm cảm tăng trưởng rất mạnh ở thế kỷ chúng ta hiện nay. Có đến trên 90% con người mắc chứng trầm cảm từ nhẹ đến nặng, không có sự tách bạch, rạch ròi vật chất với tinh thần như trên đã nói. Ví dụ bộ não là vật chất hay tinh thần? Toàn bộ khối năng lượng có hình tướng của hào quang mà con người hay nói đến như trong “Bàn tay ánh sáng”- Barbara Ann Brenan là vật chất hay tinh thần? Vật chất với tinh thần là một tổng thể cấu trúc như Đức Thế Tôn đã nói: Đó là tứ đại giả hợp. Đó là đất với nước (vật chất) gió với lửa (tinh thần). Sự nỗ lực tách rời vật chất với tinh thần trong chữa trị bệnh, trong nghiên cứu khoa học là một nhầm lẫn lớn của con người. Căn bệnh trầm cảm là vật chất hay tinh thần?

Chúng ta đang phát triển đồng thời các phái thiền: Zoga, Trường Sinh Học, Tâm năng Dưỡng Sinh, Nhân Điện v.v.... Điều này giúp gì cho việc chữa trị “tinh thần”, chữa trị chứng trầm cảm, căn bệnh thời đại, có nhưng rất hạn chế. Người ta không nhận diện được công năng giới hạn khi chưa hiểu đúng, hiểu đủ về Thiền và đặc biệt tất cả chỉ là cầu may khi không nhận biết được thế nào là tưởng và thế nào là thức. Ngay trong tọa thiền, hành giả xem động thái đó là gì: Tinh thần chăng? Chỉ vận hành tưởng hoặc thức thì đúng là tinh thần còn gì. Tưởng hay thức đều thuộc tinh thần nhưng đồng thời nó đang kích hoạt vật chất, nó đang được nuôi dưỡng bằng chính dòng chảy năng lượng, nó hiển thị thành hào quang và do đó bất kỳ chứng bệnh nào được chữa trị theo cách luận khu biệt, thuần nhất ấy đều trở thành vở hài kịch vĩ đại của con người. Người ta cứ luận “đây là bệnh căn, bệnh nghiệp, còn đây mới là bệnh thực thể”. Bệnh nào không là căn là nghiệp? Bệnh nào không là nhân là quả?

Tất cả các thiền phái mọc lên như nấm đều hiểu một cách nhầm lẫn, đều đi trên con đường ức chế ý thức: Diệt vọng tưởng. Thực ra bạn đang cố nhiếp tâm diệt vọng tưởng bằng cách lặp đi lặp lại câu chú thuật, câu niệm, hay nỗ lực diệt niệm khởi, gạt bỏ các niệm khởi...tất thảy đều đang diệt ý thức, diệt sự tỉnh thức mà thôi. Sự tỉnh thức chỉ xuất hiện trong ý thức, không có ý thức chỉ có hoài niệm, chỉ có vô thức, chỉ có giấc mơ...

Chúng ta vừa là nạn nhận vừa là đồng phạm trong những tà pháp vì thiếu sự hiểu biết tường tận. Tất cả chúng ta ai cũng tôn kính Đức Thế Tôn người đã tìm ra con đường tu tập thoát khổ, thoát bệnh tật. Nhưng tiếp nhận giáo pháp của Ngài thì lại là sự nhiễu loạn, tam sao thất bổn, do sự pha trộn, hủy diệt Phật giáo của Bà La Môn. Nếu như con đường của Ngài nêu cao tôn chỉ “Hãy thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người chỉ đường” đó là con đường tự cứu mình thì ngoại đạo lại cho rằng là tiểu thừa (cổ xe nhỏ, chỉ đi một mình) để tuyên truyền đại thừa (cổ xe lớn) với những mong cầu tha lực. Nếu Đức Thế Tôn dạy điều cần phải nằm lòng “Chư ác mạc tác/ chúng thiện phụng hành/ tự tịnh kỳ ý/ thị chư Phật Giáo” đó là bài học Tứ chánh cần mà tất cả dù là bậc tôn túc, cao tăng hay chỉ là hàng Phật tử đều phải nằm lòng mang theo suốt cuộc đời. Đó là cách nhặt nhạnh, quét dọn cả thân và tâm, phải luôn luôn tỉnh thức, phải thường xuyên thực hành định vô lậu, phải nhận ra rác rưởi đó, uế tạp đó cớ sao lại “gạt bỏ niệm khởi” cớ sao lại “ức chế ý thức”. Gạt bỏ ý thức, chúng ta đang đi trên con đường của tưởng lực, của tưởng giải, của hoài niệm, của vô thức, của tham đắm, không kiểm soát...

Các vọng niệm là gì? Khi bạn đang nhiếp tâm, không suy nghĩ điều gì, không phải tư duy điều gì thì nó xuất hiện. Nó là những ý niệm lăng xăng, tham sân, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, những phán xét, chê bai ganh ghét, hay đơn thuần là những công việc dở dang chưa xong, rác rưởi đó, bạn hãy quét dọn đi. Đây là lúc bạn chứng tỏ đủ khả năng làm chủ từng niệm đi qua để xem nó là gì trong Tứ chánh cần - thiện hay ác. Rồi nó cũng sẽ đến một hai lần gì nữa cho đến khi bị thiêu đốt trong ngọn lửa chánh niệm. Không cần phải đuổi nó đi, nó đang chơi trò trêu ngươi, bạn càng đuổi nó càng đến.

Vì sao các phái thiền chữa bệnh đạt được kết quả nhất định? Vì sao thiền định giúp nhiều người thoát khỏi bệnh tật? Trở lại vấn đề chúng ta đang cố chiết tách tinh thần với vật chất. Các hành giả khi tọa thiền ngỡ mình đang hoạt động tinh thần nhưng khổ nổi cái tinh thần ấy là tinh thần của tưởng lực, tưởng giải, của hoài niệm, của vô thức...Thật ra bạn đang duy trì một hoạt động do suy nhược về tinh thần nên nghiêng hẳn về vật chất. Trong đó dòng chảy năng lượng (tinh thần - tạm gọi) được đưa đi đều khắp từng tế bào (vật chất - cũng tạm gọi) để cân bằng tứ đại, nhưng hụt hẫng do quá trình cật lực làm việc, những công việc...mất cân bằng vật chất với tinh thần.

Bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau cử thiền là bởi năng lượng đang rải đều khắp. Nhưng rồi nó nhanh chóng mất cân bằng trở lại do sự nghẽn tắt năng lượng (khí huyết). Quá trình ách tắt, uế trược trên hệ thống ấy không chỉ do ăn uống, thọ dụng thực phẩm mà phần quan trọng hơn đó là hoạt động của hệ thống thần kinh trên toàn bộ “mạng lưới khí huyết”. Các bạn cảm nhận rõ nhất khi mới nhập môn và trải qua thử thách. Bạn sẽ cảm thấy kiến bò, cảm thấy nhột nhạt, ngứa ngáy .v.v...đó là lúc các nghẽn tắt được đánh thông. Nếu các loài động vật không có “họat động tinh thần” nhưng loài thú săn mồi để có bữa ăn phải cật lực, phải chạy nước rút đến vài ba cây số mới có thứ để ăn, đó là quá trình đánh thông những ách tắt từ bữa ăn lần trước. Con người thì khác, được thiên nhiên ưu ái cho một bộ não, ưu ái cho năng lực tinh thần nhưng luôn bị hoài phí, luôn nhầm lẫn nên luôn tạo ra những bi hài kịch cuộc đời. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sự gắn bó với Tanha (Ái dục) là nguồn gốc của đau khổ và bất hạnh

Góc nhìn Phật tử 13:50 09/05/2024

Ái dục, hay còn gọi là Tanha trong ngôn ngữ Phạn, là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật, đề cập đến sự thèm khát và khao khát của con người.

Nghĩa tình bạn đạo

Góc nhìn Phật tử 09:00 09/05/2024

Ông Xuân Sang cầm ba túi quà được bọc trong bao ny lông màu đen bước vào nhà tôi với một nụ cười chúm chím như mọi lần, nụ cười mang thương hiệu Xuân Sang khó có thể lẫn vào ai được. Thấy cô y sĩ đang chuyền nước cho tôi, ông đưa mắt nhìn tôi như muốn hỏi tình hình sức khoẻ.

Chuyến xe cuộc đời

Góc nhìn Phật tử 16:33 08/05/2024

Cuộc đời xem khác gì đâu/ Tựa như đáp một chuyến tàu dạo chơi/ Lên tàu rồi lại xuống thôi/ Đôi khi tai nạn ít người tránh qua;

Đêm thiền

Góc nhìn Phật tử 15:50 08/05/2024

Đêm khuya thanh vắng, ánh trăng Rằm soi trên nhánh cây Bồ đề rồi sóng sánh trong hành lang chánh điện. Trăng động mà tĩnh, gió tĩnh mà lay, đưa hương sen từ mặt hồ thoang thoảng.

Xem thêm