Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/09/2023, 10:38 AM

Thiểu dục và ly dục

Tìm ra đúng hướng để thay đổi, để không phải ngỡ ngàng khi bệnh tật lại ập đến, không rối não với những thông tin về thần kinh giả, thần kinh thật, tẩu hỏa nhập ma, ma nhập, về khai mở luân xa, bít luân xa…tất cả những thứ ấy mới thực sự là ác pháp trong thiền.

Trong bài Con đường của bậc A - La - Hán tôi có nói đến sự thực chứng, rõ rệt của Đức Phật, Ngài đã không bỏ 49 năm để thuyết giảng lý thuyết của đạo mà là chỉ bày những pháp hành cụ thể, giúp cho lớp đệ tử của Ngài qua từng giai đoạn tập đến, diệt đế, đạo đế giải thoát khỏi khổ đế. 

Trước đây tôi có nhiều bài viết với chủ đề tương tự về giai đoạn này và cho rằng, Đức Phật sau khi đã sát hạch, loại bỏ 750 Tỳ kheo, chỉ chọn lấy 500 vào Tăng đoàn. Sau này, tôi cho rằng chọn lấy 500 Tỳ kheo vào Tăng đoàn là đúng nhưng 750 Tỳ kheo loại ra không phải là sự thải hồi mà là chọn lọc kỹ càng những thành viên vào con đường tu tập với những tố chất đạo hạnh, sự tinh tấn, dũng mãnh, có thể vượt thoát được chặng đầu tiên ly dục, ly ác Pháp để nhập sơ thiền, còn lại là những Tỳ kheo cố gắng lắm chỉ đạt thiểu dục tri túc. Đó là những người “sẽ mang đạo về đời” để giảm thiểu khổ ách mà con người phải chịu đựng bấy lâu đó cũng là điều cần thiết.

Và chính con số 750 này là gốc rễ căn nguyên tạo thành đạo Phật ngày nay với đạo đời, đời đạo, với sự pha trộn vàng thau, với tám vạn bốn ngàn Pháp môn khiến con người không còn lần ra con đường tu tập. Ở đây, tôi cho rằng có sự nhầm lẫn về các khái niệm: Dự lưu, nhập lưu, nhất lai, thất lai…cũng từ đó sinh ra. 

Chính những người mang đạo về đời giờ đã cho đời vào đầy trong đạo. 

Dự lưu là chưa dự vào dòng thánh là những Tỳ kheo trong số 750. Họ là những người đem đạo về với đời khi mà bản thân chỉ mới thiểu dục. Khác với nhập lưu là những người đã nhập vào dòng thánh, được chọn lọc trong số 500 Tỳ kheo, những người đã ly được dục. Đó là hành trình chọn lọc cẩn thận từ nhân tướng, hình tướng và đặc tướng. 

Hãy bắt đầu từ số 0

01

Trong Đại kinh Saccaca và Kinh thánh cầu, Đức Phật có kể rõ việc theo học các vị thầy trứ danh đương thời như Alara Kalama hay Uddaka Râmaputa để thọ giáo thiền vô sắc để cuối cùng người đều cảm nhận không tìm thấy sự giải thoát rốt ráo. Ngài ném bỏ và mãi miết đi tìm cho đến khi chứng đạt vô thượng chánh đẳng giác.

Khác với Đức Phật, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã quay lại người thầy cũ Hoà thượng Thanh Từ để chia sẻ, để trình bày sự chứng đạt của mình, không còn niềm vui nào lớn hơn. Thầy Thanh Từ đã cho tập hợp môn sinh và hết lòng ủng hộ Trưởng lão trong việc phục hưng lại đạo Phật.

Xuyên suốt những năm còn lại trong cuộc đời mình Trưởng lão đã miệt mài viết gần 100 đầu sách cùng lúc với tổ chức hàng loạt lớp học trong Tu Viện Chơn Như. Cũng giống như số phận của Đức Phật, Trưởng lão đã rơi vào giữa thế giới của tỵ hiềm, đố kỵ. Và điều đó đã chẳng làm thối chí mà chỉ khiến ông càng hăng say hơn, quyết liệt hơn khi nhắc đến thực trạng bát nháo đạo đời và đời đạo. 

Và tôi chính đây là giai đoạn lẩn quẩn tìm đường giữa chữa bệnh và giác ngộ bởi câu hỏi của một môn sinh TSH. Thực lòng, sự công kích của Trưởng lão dễ khiến người nghe bị xốc, nhất là những tín đồ sẵn sàng tử vì đạo để bảo vệ cho pháp môn mà mình theo đuổi.

Chính thế, tôi lặng lẽ chiêm nghiệm, tìm hiểu và thận trọng thực nghiệm về thực trạng được người nói đến nhiều nhất: Hôn trầm, thụy miên, vô ký, ngoan không. Nghiên cứu thật kỹ Tứ thánh định, cho đến khi Trưởng lão viên tịch thì tôi mới có đủ lòng tin vững chắc.

Trong cuộc đời mình, tính cách sẵn sàng ném bỏ những thứ không giá trị và giữ lại thứ gì thực sự hữu ích, gieo lại cái nhân thiện lành dù nhỏ nhoi đã hợp với số phận, hợp với bài học Tứ chánh cần, những mầm thiện nhỏ nhoi ấy được nuôi dưỡng trên mảnh đất tâm hồn giữa lúc cái ác khi được nhận diện được đoạn trừ, triệt tiêu không thương tiếc.

Khi xác định rõ đây là chánh Pháp, tôi bám chặt vào bắt đầu từ ly dục ly ác Pháp. Với phương pháp chay tịnh ngày một bữa tôi thành công ngay ở bước đầu tiên thay đổi khí huyết, điều mà tôi đã tốn biết bao công sức theo đuổi Khí Công Y Đạo. Tôi mất hơn hai năm điều chỉnh chứng can vị bất hòa, sự mất cân bằng, sự rối loạn, ách tắt tuần hoàn đã được tôi đầu tư bằng mọi giá từ những bài tập động công và tĩnh công, từ việc ăn uống theo khuyến cáo, tăng cường thịt đỏ để tăng chỉ số áp huyết…nhưng cuối cùng bó tay. 

Hai vợ chồng con trai tôi khi ấy đã là những người đến với Tu viện Chơn Như nhiều lần, chính bọn trẻ đã kéo tôi theo, trong khi trước đó việc gặp gỡ, thành đôi của chúng đều bắt đầu từ tôi, từ môi trường TSH. Cả gia đình tôi, họ hàng, anh em, rất nhiều người đều trở thành thành viên cột trụ TSH mà tôi là người dẫn dắt. Cứ ít lâu con tôi lại hỏi “Ba vẫn ngồi thiền hả?”. Tôi thực sự khó chịu với câu hỏi này nhưng không bộc lộ. Tại sao bao nhiêu người đều có thói quen suy nghĩ cứ ném sạch mọi thứ như gái về nhà chồng cứ phải trinh nguyên, trọn vẹn, nguyên lành không sức mẻ, trầy xướt như một môn sinh phải tự phế võ công khi đã lìa xa môn phái thì mới nhập được vào chánh Pháp. Câu hỏi của con tôi có nguyên nhân sâu xa là lời công kích quyết liệt của Trưởng lão về cách “ngồi thiền như con cóc”. 

Ném bỏ không thương tiếc đối với mọi ác Pháp, đó là điều cần có. Nhưng thiền không phải ác Pháp. Chính cái tinh thần, cái tư tưởng áp vào thiền của hai vị thầy A-la-ra Kalama và Uddaka Ramaputa mới cần thay đổi, cần loại bỏ: Đó là sự u mê, nhầm lẫn. Tôi thực sự mất tất cả những đồng môn ngay trong gia đình kể từ sau bức thư chia tay với TSH, chia tay với thầy M...Trưởng lão có từ bỏ vị thầy của mình đâu, ông trở lại Chơn Không, trở lại với thầy Thanh Từ để chia sẻ nỗi vui mừng sau khi chứng đắc và hết lòng dựng lại chánh Pháp với sự ủng hộ nhiệt thành của thầy Thanh Từ.

Hơn ai hết, tôi hiểu những người đến với TSH, sự nguyên lành của đức tin về con đường giác ngộ theo sự tưởng tượng của họ. Chỉ những người vô minh mới bàng quan với số phận của họ, nếu họ biết được để lựa chọn cho mình hướng đi thiểu dục hay ly dục, “Đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua" vượt qua như thế nào thì ngay cả những người tu tập, những người có chức sắc trong giáo hội vẫn còn nhầm lẫn. Tìm ra đúng hướng để thay đổi, để không phải ngỡ ngàng khi bệnh tật lại ập đến, không rối não với những thông tin về thần kinh giả, thần kinh thật, tẩu hỏa nhập ma, ma nhập, về khai mở luân xa, bít luân xa…tất cả những thứ ấy mới thực sự là ác pháp trong thiền. 

Để họ nhập vào thế giới của những tín đồ tử vì đao, sẳn sàng xả thân bảo vệ pháp môn đó không phải lỗi ở họ mà là lỗi của những kẻ ngáo đá, những người mang đầy ác pháp, những kẻ vô minh dẫn dắt họ, thuyết phục họ bằng nhưng lý thuyết huyễn hoặc, mơ hồ, hoang tưởng.

Thiểu dục và ly dục hay sự phân biệt tu sĩ và cư sĩ, cái mốc toạ độ 0 để đi về hai hướng âm vô cực hay dương vô cực, vượt thoát 5 bộc lưu chính là điều cần hiểu, cần có nếu không muốn tạo ra một đội quân ô hợp trong tu viện hay một xã hội hỗn loạn đạo đời. Sự khác nhau giữa tu sĩ và cư sĩ không phải cái đầu cạo trọc, pháp danh, y áo, phấn tảo, pháp phục, phẩm hàm, chức sắc… mà chính là đời sông phạm hạnh ly hay không ly dục. 

Gia đình tôi là một viện dẫn cụ thể, rõ ràng. Cái gia đình 4 người hiện đang sống 3 chế độ: 

1. Tuân thủ giáo Pháp

2. Điều tiết pha tạp đạo đời, ăn chay nhưng ngày 3 bữa (hai con tôi). Chồng cấp 4 TSH, vợ cấp 3 TSH - Trước đây là thành viên tích cực đo đạc chỉ số HA cho học viên TSH, đã bỏ hẳn việc ngồi thiền như con cóc. 

3. Ngã mặn, sống thoải mái giữa cuộc đời đói ăn, khát uống, mệt ngủ liền. Bà xã tôi - cấp 4 TSH -Trước đây là hướng dẫn viên đã vĩnh biệt với thiền con cóc, giờ cứ vô tư uống thuốc bảo hiểm với đủ chứng bệnh, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu... 

Ngồi thiền như con cóc cụm từ mà Trưởng lão dùng cũng biểu đạt không sai cho một thực trạng trong các thiền đường hiện nay. Nhưng nếu lấy gia đình tôi làm ví dụ thì cụm từ ấy không giúp cho việc tiếp duyên chánh Pháp mà ngược lại, nó là  sự công kích, triệt tiêu con đường ấy.

Đến với TSH, gia đình tôi cũng như tất cả mọi người, đều thuôc loại bệnh tật nhiều hay ít mà thôi.

Điều sau cùng, tôi muốn gửi đến các bạn TSH, các đồng môn của tôi lời khẳng định lần nữa. Thiền vẫn luôn là thiền, điều quan trọng là đừng áp vào đấy những hoang tưởng, mê tín, đừng đem nhưng điều ấy mà rao giảng làm rối thêm đạo đời - đời đạo. Bởi lẽ ngay cả khi bạn ức chế ý thức (ngồi thiền như con cóc) thì ngay tư thế (kiết già, bán già) đã là tư thế yoga giống như mọi pháp môn yoga nó giúp bạn khai thông hệ bài tiết, đánh thông những ứ trệ, bế tắc, chướng ngại mà ít nhiều đều có giá trị hữu dụng mà kinh Tứ Niệm Xứ  Đức Phật đã dạy. Đây chính là thành công mà TSH gặt hái được một cách cầu may. Khi vào tư thế yoga bạn đang vận hành hai hệ thống thần kinh cảm giác và đối cảm giác, càng có khả năng chịu đựng cơn đau thì hoạt động đó điều phối nội dược thực sự hiệu quả,  chữa trị mọi thứ bệnh nó chính là căn nguyên rối loạn chuyển hóa. Nếu bạn đi đúng hướng, thiền định với sự tỉnh thức, chủ động hướng tâm, dẫn tâm theo chủ đích thì còn nói làm gì nữa. Bạn có thể nhìn thấy dấu chân Đức Phật phía trước. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm