Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/11/2019, 16:55 PM

Giữ giới và Phạm giới

Giới, Phạn ngữ là “thi-la” (śīla). Luận Đại trí độ quyển 13 nói: “Thi-la, thử ngôn tính thiện, hiếu hành thiện đạo, bất tự phóng dật, thị danh thi-la. Hoặc thọ giới hành thiện, hoặc vô thọ giới hành thiện, giai danh thi-la.” Tức nghĩa của chữ thi-la là tính thiện, thích hành nghiệp thiện, không tự phóng đãng.

 >>Kiến thức

Bài liên quan

Giới, Phạn ngữ là “thi-la” (śīla). Luận Đại trí độ quyển 13 nói: “Thi-la, thử ngôn tính thiện, hiếu hành thiện đạo, bất tự phóng dật, thị danh thi-la. Hoặc thọ giới hành thiện, hoặc vô thọ giới hành thiện, giai danh thi-la.” Tức nghĩa của chữ thi-la là tính thiện, thích hành nghiệp thiện, không tự phóng đãng. Hoặc nhận giữ giới hành pháp lành, hoặc không nhận giữ giới hành pháp thiện, đều gọi là thi-la. Theo đó có thể biết rằng, giới là nền tảng đầu tiên của pháp lành, chỗ nương tựa của pháp lành. Nhận giữ giới pháp có nghĩa là thực hành tu tập.Trong di giáo - những lời di chúc trước lúc nhập Niết-bàn của Đức Phật, Ngài căn dặn các đệ tử hãy nên lấy giới làm thầy(1); trong kinh điển cũng thường sử dụng các loại ví von (2) để nói rõ tầm quan trọng của “giới”.

Giới luật của Phật giáo chú trọng tu thân làm người, điều này được gọi là “ngưỡng chỉ duy Phật-đà, hoàn thành nhân cách” (ngưỡng vọng và noi theo tấm gương Đức Phật để hoàn thành nhân cách), làm một con người tốt; tu thân hoàn thành mới có thể khai phá trí tuệ sáng ngời bên trong, chứng ngộ chân lý cao nhất.

Giới luật của Phật giáo chú trọng tu thân làm người, điều này được gọi là “ngưỡng chỉ duy Phật-đà, hoàn thành nhân cách” (ngưỡng vọng và noi theo tấm gương Đức Phật để hoàn thành nhân cách), làm một con người tốt; tu thân hoàn thành mới có thể khai phá trí tuệ sáng ngời bên trong, chứng ngộ chân lý cao nhất.

Bài liên quan

Giới luật của Phật giáo chú trọng tu thân làm người, điều này được gọi là “ngưỡng chỉ duy Phật-đà, hoàn thành nhân cách” (ngưỡng vọng và noi theo tấm gương Đức Phật để hoàn thành nhân cách), làm một con người tốt; tu thân hoàn thành mới có thể khai phá trí tuệ sáng ngời bên trong, chứng ngộ chân lý cao nhất. Để đáp ứng mọi căn cơ đối tượng, giới luật được chia thành: giới Thức-xoa-ma-na (śikṣamāṇā), mười giới Sa-di (ni), giới Cụ túc Tỳ-kheo (ni) (3) của người xuất gia; cho đến năm giới, tám tịnh giới (Bát quan trai giới)(4); Bồ-tát giới thì dành cho bất kỳ người nào phát tâm nhận giữ (5).

Xét giới Cụ túc, do vì giới phẩm đầy đủ nên gọi là Cụ túc, dựa vào tính chất khác nhau có thể chia làm tám loại:

Thứ 1, ba-la-di (pārājika): thuộc giới cực ác, hễ phạm thì là mất đi tư cách Tỳ-kheo (ni), không được sinh hoạt trong Tăng đoàn. Tội này giống như hình phạt chém đầu, không thể phục sinh. Ví dụ: giết người, cướp đoạt…

Thứ 2, tăng tàn (saṃgha-vaśeṣa): là trọng tội đứng sau ba-la-di, người phạm tội này, giống như bị tàn phế vậy, nhưng nếu ở trong đại chúng thanh tịnh mà sám hối đúng như pháp, thì tội này có thể được tiêu trừ. Ví dụ: phỉ báng, bịa đặt…

Thứ 3, bất định (aniyata): phạm tội gây hiềm nghi. Ví dụ: Tỳ-kheo qua đêm ở nhà phụ nữ góa chồng…

Năm giới là đạo đức căn bản của việc làm người, là mục đích đức dục cơ bản về luân lý, giữ giới là quyết định ở chỗ không xâm phạm mà tôn trọng chúng sinh hữu tình. Cho nên giữ năm giới chính là thể hiện của việc giữ gìn giáo pháp.

Năm giới là đạo đức căn bản của việc làm người, là mục đích đức dục cơ bản về luân lý, giữ giới là quyết định ở chỗ không xâm phạm mà tôn trọng chúng sinh hữu tình. Cho nên giữ năm giới chính là thể hiện của việc giữ gìn giáo pháp.

Thứ 4, xả đọa (nissaggiya-pacittiya): phạm tội sử dụng vật dụng không đúng pháp, và hễ phạm phải thì xử phạt bằng việc tịch thu vật phẩm, đồng thời sám hối trước đại chúng. Ví dụ: đòi hỏi y phục và đồ dùng hàng ngày không đúng pháp…

Bài liên quan

Thứ 5, đơn đọa (pacittiya): xả đọa và đơn đọa đều thuộc “ba-dật-đề” (tội sám hối), dịch ý: đọa (rơi, rụng), linh đọa (làm cho rơi), có thể thiêu đốt, phải đối trị, phải sám hối. Đây là một loại tội nhẹ. Những tội này thông qua sám hối có thể được diệt vong, nếu không sám hối thì đọa (rơi) vào ác thú. Ai mắc tội “đọa” ấy thì phải xả bỏ đồ vật đó để sám hối, gọi là “xả đọa”; một mình người ấy đối diện sám hối (trước đại chúng) thì tội đọa ấy có thể được thanh tịnh, gọi là “đơn đọa”. Ví dụ: lời lẽ độc ác, nhục mạ chửi bới, đánh người tổn thương…

Thứ 6, ba-la-đề-đề-xa-ni (pratidesaniya): gọi tắt là đề-xa-ni (tội ăn năn), ý là hối lỗi với người khác. Người phạm lỗi này, cần phải sám hối với một Tỳ-kheo thanh tịnh khác. Đây là loại tội nhẹ. Ví dụ: thọ dụng đồ ăn không đúng pháp…

Thứ 7, chúng học: liên quan đến những quy định chi tiết về lễ nghi sinh hoạt. Do điều mục rất nhiều, phải thường học tập, cho nên gọi là chúng học. Thuộc vào tội “đột-kết-la” (lỗ mãng, tục tằn). Ví dụ: sự đoan chính trong oai nghi về ăn mặc, đi lại, sự thanh tịnh hòa nhã của ba nghiệp thân ngữ ý…

Thứ 8, diệt tránh: những phương pháp và quy định giúp chấm dứt các cuộc tranh luận (6). Khi ý kiện mọi người không hợp, khởi lên tranh chấp, thì cần đối mặt trao đổi thẳng thắn, giải thích trình bày cho nhau, nhằm xóa bỏ những hiểu lầm giữa đôi bên. Mỗi khi tranh chấp đã được hóa giải thì không được nhắc lại vấn đề.

Có người cho rằng nhận giới thì lo phạm giới, không nhận giới thì sẽ không có lo lắng phạm giới. Thực tế cho thấy, nhận giới dù khi phạm giới, nhưng bởi vì có tâm tàm quý (hổ thẹn), hiểu được sám hối, lỗi lầm nên so với người không biết sám hối tội nhẹ hơn. Không nhận giới nhưng mỗi khi đã phạm tội cũng không thể trốn khỏi báo ứng nhân quả; giống như một người không hiểu được pháp luật của quốc gia, nhưng vi phạm pháp luật vẫn phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Có người cho rằng nhận giới thì lo phạm giới, không nhận giới thì sẽ không có lo lắng phạm giới. Thực tế cho thấy, nhận giới dù khi phạm giới, nhưng bởi vì có tâm tàm quý (hổ thẹn), hiểu được sám hối, lỗi lầm nên so với người không biết sám hối tội nhẹ hơn. Không nhận giới nhưng mỗi khi đã phạm tội cũng không thể trốn khỏi báo ứng nhân quả; giống như một người không hiểu được pháp luật của quốc gia, nhưng vi phạm pháp luật vẫn phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Từ trình bày trên có thể thấy rằng Phật giáo chú trọng vấn đề kiềm chế bản thân, tôn trọng người khác, mọi việc làm phù hợp nhân quả thiện ác là giữ giới, phá giới vẫn có thể phát lộ sám hối (7), tích thiện kết duyên để hóa giải, lập công chuộc tội; tuy nhiên, việc phá kiến (không có quan niệm nhân quả) thì không có cách nào để chữa trị, muôn đời không phục hồi được.

Bài liên quan

Người bình thường nghĩ rằng giữ giới là bị trói buộc thêm. Thực ra, hễ thân rơi vào lao ngục, con người mất đi tự do, rốt cục nguyên nhân của nó đều là vi phạm năm giới (8). Năm giới là đạo đức căn bản của việc làm người, là mục đích đức dục cơ bản về luân lý, giữ giới là quyết định ở chỗ không xâm phạm mà tôn trọng chúng sinh hữu tình. Cho nên giữ năm giới chính là thể hiện của việc giữ gìn giáo pháp.

Từ năm giới này mở rộng ra thập thiện giới (9), có thể đại loại chia thành ba nghiệp là thân, miệng, và ý. Nghiệp ý là căn nguyên của hai nghiệp thân và miệng, vì thế giữ năm giới, tuân theo mười thiện pháp, phải xuất phát từ tâm (ý), dùng giới hạnh dừng ác hành thiện để đạt đến thanh tịnh tự tâm, đồng thời cũng mang đến sư hòa bình, tôn trọng cho người khác. Giới Bồ-tát bao gồm thực hành ba pháp tu quan trọng, đó là giữ luật nghi, tu thiện pháp và độ chúng sinh; không chỉ muốn không làm việc ác, mà còn muốn tu tất cả thiện, và học hết tất cả pháp Phật để cứu giúp chúng sinh vô cùng tận.

Những điều khoản quy định, pháp luật của thế gian đến từ ràng buộc bên ngoài, đều thuộc tha luật (chịu sự trói buộc kiểm soát đốc thúc của người khác một cách bắt buộc); còn giới luật của Phật giáo xuất phát từ bên trong - nhu cầu tự thân, thuộc tự luật (tự kiểm soát bản thân một cách tự nguyện), người giữ giới đều tự nguyện muốn giữ (10). Giữ giới là “tự thông chi pháp” (cách tự nhiên hiểu rõ), đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, suy bụng ta ra bụng người, lo nghĩ vì người khác, mà tự nguyện nhận giữ.

Giới luật của Phật giáo có đủ tinh thần khoan dung, tự do; khi giữ giới, cần phải nắm bắt tinh thần cơ bản của giới, cần lấy việc làm lợi ích loài hữu tình (nhiêu ích hữu tình) làm gốc, không quá câu nệ (cố chấp) với những giới điều; cần phải thích ứng với thời đại, tùy theo sự đổi thay của thời gian mà không ngừng phát triển tiến lên, giúp an định thân tâm, tịnh hóa xã hội.

Giới luật của Phật giáo có đủ tinh thần khoan dung, tự do; khi giữ giới, cần phải nắm bắt tinh thần cơ bản của giới, cần lấy việc làm lợi ích loài hữu tình (nhiêu ích hữu tình) làm gốc, không quá câu nệ (cố chấp) với những giới điều; cần phải thích ứng với thời đại, tùy theo sự đổi thay của thời gian mà không ngừng phát triển tiến lên, giúp an định thân tâm, tịnh hóa xã hội.

Bài liên quan

Có người cho rằng nhận giới thì lo phạm giới, không nhận giới thì sẽ không có lo lắng phạm giới. Thực tế cho thấy, nhận giới dù khi phạm giới, nhưng bởi vì có tâm tàm quý (hổ thẹn), hiểu được sám hối, lỗi lầm nên so với người không biết sám hối tội nhẹ hơn. Không nhận giới nhưng mỗi khi đã phạm tội cũng không thể trốn khỏi báo ứng nhân quả; giống như một người không hiểu được pháp luật của quốc gia, nhưng vi phạm pháp luật vẫn phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Trong luật Tạng có những điều cấm do Đức Phật dựa vào phong tục tập quán xã hội của Ấn Độ (lúc bấy giờ) mà đặt ra, vốn không hoàn toàn thích hợp với xã hội Trung Quốc (hoặc những nước khác). Giới luật của Phật giáo có đủ tinh thần khoan dung, tự do; khi giữ giới, cần phải nắm bắt tinh thần cơ bản của giới, cần lấy việc làm lợi ích loài hữu tình (nhiêu ích hữu tình) làm gốc, không quá câu nệ (cố chấp) với những giới điều; cần phải thích ứng với thời đại, tùy theo sự đổi thay của thời gian mà không ngừng phát triển tiến lên, giúp an định thân tâm, tịnh hóa xã hội.

Xã hội hiện đại đòi hỏi Phật giáo tích cực làm việc thiện, và chúng ta cần xem Bát chánh đạo, Tứ nhiếp pháp, Lục độ vạn hạnh, Nhiêu ích hữu tình là giới luật chân chính; cần tích cực làm nhiều việc lành, chỉ có tuân theo Phật giáo, nhận giữ giới hạnh Bồ-tát đạo, mới có thể làm cho hào quang Đức Phật chiếu khắp muôn nơi, dòng nước Chánh pháp chảy mãi không ngừng.

Chú thích:

(1) Kinh Di giáo: “Sau khi Ta diệt độ, phải trân trọng tôn kính Ba-la-đề-mộc-xoa (giới/paratimoska), như mù tối gặp được ánh sáng, người nghèo nàn được vàng ngọc. Phải biết giới này là đức thầy cao cả của các thầy.” Kinh Tứ thập nhị chương: “Đệ tử ở cách xa Ta mấy ngàn dặm, mà trong tâm nhớ nghĩ đến giới của Ta, tất sẽ chứng được đạo quả; còn cho dù có ở ngay bên cạnh Ta, mà ý nghĩ bất chính, thì rốt cuộc cũng chẳng thể đắc đạo.”

(2) Ví von về giới: Giới như thầy giỏi, dẫn dắt phương hướng cho cuộc đời của chúng ta; giới như đường ray, quy phạm những hành vi cử chỉ cho thân tâm của chúng ta; giới như tường thành, giúp chúng ta ngăn chặn sự xâm nhập của ngũ dục (năm loại dục vọng, gồm tài, danh, sắc, thực, thụy), lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), bọn trộm cắp; giới như túi nước, gột rửa sạch những vết nhơ bẩn, khổ não bức bách; giới như ngọn đèn sáng, rọi chiếu con đường phía trước sáng sủa cho chúng ta; giới như bảo kiếm, đoạn trừ những tham tâm dục niệm của chúng ta; giới như chuỗi ngọc, làm trang nghiêm đạo đức nhân cách của chúng ta; giới như thuyền bè, độ thoát chúng ta đến bến bờ bên kia của Niết-bàn (Nirvana).

(3) Giới Thức-xoa-ma-na (siksamānā) là sáu học pháp mà Sa-di-ni (śrāmaṇerikā) trước khi thọ giới Tỳ-kheo-ni (bhikṣuṇī) phải giữ. Nội trong hai năm nếu giới hạnh thanh tịnh mới có thể nhận giữ giới Tỳ-kheo-ni; trong thời gian này gọi là “Thức-xoa-ma-na”. Sáu học pháp là không giết súc sinh, không trộm cắp của người giá ba tiền, không xúc chạm nam giới, không nói dối dù việc nhỏ, không uống rượu, và không ăn không đúng lúc (phi thời). Giới xuất gia gồm: giới Sa-di (ni): không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không bôi dùng nước hoa, không xem nghe ca múa, không ngồi ghế cao giường rộng, không ăn không đúng lúc, không cất giữ vàng bạc vật quý báu. Giới Tỳ-kheo (ni) còn gọi là giới Cụ túc, bởi so với mười giới Sa-di (ni), giới phẩm này đầy đủ hơn. Đức Phật hy vọng Tăng chúng nhờ noi theo quy phạm giới luật mà có đủ khả năng gìn giữ lưu truyền pháp Phật, trở thành hàng Tăng sĩ mô phạm cho trời và người noi theo, khiến Chánh pháp được tồn tại bền lâu, pháp Phật có thể sống mãi trong lòng thế gian. Theo luật Tứ phần, giới Tỳ-kheo có 250 điều, giới Tỳ-kheo-ni có 348 điều.

(4) Ưu-bà-tắc (upāsaka) và Ưu-bà-di (upāsikā) là hàng tại gia thân cận thờ phụng ba ngôi báu (Tam bảo). Sau khi hướng về Tam bảo quy y, trước hết phải nhận giữ năm giới, tiếp thêm bước nữa là nhận giới Bát quan trai. Giới Bát quan trai chỉ tám tịnh giới mà người xuất gia phải giữ trong suốt thời gian cả đêm lẫn ngày, tức không sát sinh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu, không trang điểm thoa dầu thơm, không xem nghe múa hát, không nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ, cho đến không ăn quá giờ ngọ.

(5) Bồ-tát giới là chúng sinh vốn tự có đầy đủ, đã là vốn có đủ, mà nay muốn nhận, chỉ là đem giới đức vốn có tiến hành nuôi dưỡng khơi thông, cho nên gọi là tăng thượng (aupacayika), mà không phải mới có, chỉ có nhận pháp, mà không xả pháp. Mỗi giới trong Bồ-tát giới đều là vô tận giới, cho nên nhận giữ công đức của Bồ-tát giới khó có gì so sánh bằng. Bồ-tát giới đã bao gồm “Nhiếp luật nghi giới” (tất cả giới luật của Đại-Tiểu thừa đều nhiếp hộ nó, làm cho đoạn tuyệt tất cả những điều xấu ác) phòng sai dừng ác, “Nhiếp thiện pháp giới” (tổng thu tóm tất cả các thiện công đức, tu hành tất cả việc thiện) chăm tu pháp lành, cả đến “Nhiêu ích hữu tình giới” (cứu giúp rộng rãi tất cả chúng sinh vô lượng vô biên).

(6) Xem xét quyết định việc tranh luận của Tăng đoàn có bảy pháp, còn gọi là Thất diệt tránh pháp, Thất chỉ tránh pháp, tức là bảy pháp chấm dứt sự tranh cãi trong Tăng đoàn, bao gồm:

Thứ 1, Hiện tiền tỳ-ni, còn gọi là Diện tiền chỉ tránh luật, là cách làm cho đôi bên khởi tranh đối mặt giải quyết ngay tại trước mắt, hoặc dẫn chứng giáo pháp trong Tam tạng mà giải quyết nó ngay tại trước mắt, hoặc dẫn chứng những điều Phật chế ra trong giới luật để giải quyết ngay tại trước mắt.

Thứ 2, Ức niệm tỳ-ni, còn gọi là Ức chỉ tránh luật. Tức lúc tranh luận người ấy có phạm lỗi lầm hay không, chất vấn việc có hay không trong ký ức của người phạm tội, nếu người ấy không nhớ biết mình có phạm hay không thì được bỏ qua, nhưng chỉ hạn lúc bình sinh làm việc thiện, xem thiện tri thức là người bạn.

Thứ 3, Bất si tỳ-ni, còn gọi là Bất si chỉ tránh luật. Người phạm giới, nếu tinh thần khác thường, phải đợi trị bệnh xong rồi mới yết-ma (karman/làm việc) khiến người ấy sám hối.

Thứ 4, Tự ngôn tỳ-ni, còn gọi là Tự phát lộ chỉ tránh luật. Lúc Tỳ-kheo phạm tội, khiến người phạm lỗi tự nói ra tội lỗi của mình, sau đó mới dựa theo tội lỗi để trị tội ấy.

Thứ 5, Mích tội tướng tỳ-ni, còn gọi là Bổn ngôn trị tỳ-ni chỉ tránh luật. Khi người ấy không thú thật, hoặc trình bày sự việc mâu thuẫn, sau đó buộc người phạm tội giữ tám pháp trọn đời và không cho phép độ người xuất gia hoặc làm chỗ nương tựa (y chỉ) cho ai cả.

Thứ 6, Đa nhơn mích tội tướng tỳ-ni, còn gọi là Đa mích tỳ-ni triển chuyển chỉ tránh luật. Lúc cùng nhau bàn luận, về các yếu tố tội trạng, mà không thể dàn xếp được sự tranh cãi, hoặc đưa ra quyết định, lúc ấy phải mời các vị Tăng có đức độ đến rồi y cứ theo ý kiến đa số mà quyết định tội trạng.

Thứ 7, Như thảo phú địa tỳ-ni, còn gọi là Thảo phú địa như phú phấn tảo chỉ tránh luật. Các bên tranh tụng, sau khi đã biết tội lỗi của nhau, nên cùng nhau chí tâm phát lộ, nói ra những điều lỗi để sám hối, ví như cỏ phủ đều lên đất.

(7) Phương thức sám hối trong Phật giáo gồm có: (1) Chúng pháp sám, là cách sám hối được tiến hành trước chúng Tăng từ bốn người trở lên; (2) Đối thú sám, là tiến hành sám hối trước một vị Tăng; (3)Tâm niệm sám, là đứng trước chư Phật, Bồ-tát, lấy tâm niệm sám hối. Lúc sám hối, đứng trước Phật cung kính chắp tay lễ bái, miệng niệm văn sám hối để sám hối; (4) Cũng có thể đến chùa viện tham gia sám hối.

(8) Năm giới là: (1) Không sát sinh: không xâm phạm đến sinh mạng của người khác, theo đó tôn trọng sinh mệnh của người khác; (2) Không trộm cắp: không xâm phạm đến của cải người khác, theo đó tôn trọng tài sản người khác; (3) Không tà dâm: không xâm phạm đến danh tiết của người khác, theo đó tôn trọng thân thể người khác; (4) Không nói dối: không xâm phạm đến danh dự của người khác, theo đó tôn trọng danh dự người khác; và (5) Không uống rượu: không xâm phạm đến lý trí của chính mình, từ đó không xâm phạm đến người khác, đồng thời tôn trọng sức khỏe thân tâm người khác.

(9) Thập thiện giới gồm: về thân có ba: không sát sinh, không trộm cắp, và không tà dâm; về miệng có bốn: không nói dối, không nói lời độc địa, không nói những lời phù phiếm, không nói lưỡi hai chiều; về ý có ba: không tham dục, không sân giận, không có cái nhìn sai lệch (không ngu si).

(10) Cho dù là xuất gia hay tại gia, người gìn giữ tôn thờ giáo pháp Đức Phật phải thề nguyền tuân thủ giới luật, đồng thời cần tuân theo tuần tự nghi thức nhất định nhận giữ, gọi là “chứng minh thọ giới”. Thông thường, theo thứ tự thọ giới có thể chia làm mười hai cửa, tức khai đạo (khuyên răn, giảng giải), Tam quy (quay về nương tựa Phật, Pháp, và Tăng), thỉnh sư, sám hối, phát tâm, vấn già (tức lúc thọ giới, giới sư hỏi người thọ giới, trước đây từng có phạm bảy trọng tội hay không. Bảy trọng tội gồm làm thân Phật chảy máu, giết cha, giết mẹ, giết Hòa thượng, giết A-xà-lê, phá yết-ma tăng, và giết thánh nhân), thọ giới, chứng minh, hiện tướng, thuyết tướng, quảng nguyện, và khuyến trì.

Trích: Phật giáo và thế tục - Hòa thượng Tinh Vân (2008) Nxb Từ Thư Thượng Hải, tr.133-136

Nhã Tuệ dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm