Thứ năm, 10/10/2019, 16:29 PM

Bàn về việc can gián và bàn bạc trong giới luật Phật giáo

Luật chế chú trọng đến sự can gián và bàn bạc, can gián thì giống như gió: trong sự phiền trược của sai lầm, dưới sự phe phẩy không ngừng của làn gió mát can gián, rất nhiều hành vi xấu ác, dơ bẩn sẽ bị thổi sạch.

 >>Kiến thức

Đức Thế Tôn chế định Luật để xây dựng Tăng đoàn, nội dung của Luật hết sức rộng, nhưng đối với vấn đề tác phong thì đặc biệt coi trọng sự can gián và bàn bạc. Bản thân Đức Thế Tôn chính là người khởi xướng và thực hiện việc can gián và bàn bạc chuẩn mực nhất.

Can gián

Là việc dùng lời nói và hành động nhằm can ngăn những người có hành vi dẫn đến phạm tội và những người phạm tội nhưng cố tình không chịu thừa nhận. Can gián là sức mạnh để đối trị sai trái. Vì thành phần trong Tăng đoàn hết sức phức tạp nên những điều sai trái nói chung khó tránh khỏi. Đã có lỗi thì đại chúng phải dùng thuật tâm tốt, thái độ tốt, phương pháp tốt trong sự khuyến cáo ôn hoà, thành thật. Một khi tâm hổ thẹn của họ phát sinh thì họ sẽ chịu hối cải, ăn năn hám hối. Rất nhiều tội ác vô hình trung được ngăn lại là nhờ việc can gián.

Đức Thế Tôn chế định Luật để xây dựng Tăng đoàn, nội dung của Luật hết sức rộng, nhưng đối với vấn đề tác phong thì đặc biệt coi trọng sự can gián và bàn bạc. Bản thân Đức Thế Tôn chính là người khởi xướng và thực hiện việc can gián và bàn bạc chuẩn mực nhất.

Đức Thế Tôn chế định Luật để xây dựng Tăng đoàn, nội dung của Luật hết sức rộng, nhưng đối với vấn đề tác phong thì đặc biệt coi trọng sự can gián và bàn bạc. Bản thân Đức Thế Tôn chính là người khởi xướng và thực hiện việc can gián và bàn bạc chuẩn mực nhất.

Bài liên quan

Can gián là biểu thị tinh thần không sợ sệt, e dè lẫn nhau giữa cá nhân các Tỷ khiêu với nhau và giữa Tăng với cá nhân các Tỷ khiêu. Việc can gián phải đứng trên tinh thần “Bất ái, bất khuể, bất phố, bất si”, tức là không thiên vị, không vì ghét bỏ, giận dữ, không kiêng dè e sợ, không có sự bất minh. Nguyên tắc sống chung của Tăng đoàn là tinh thần lục hoà, coi trọng sự hoà kính chứ không coi trọng việc e dè kiêng nể. Mọi người sống với nhau trong sự tương thân, tương ái, tương kính mà quên đi sự e sợ người này người kia; có lỗi thì dám can gián lẫn nhau: “Đại đức như pháp can gián các Tỷ khiêu, các Tỷ khiêu cũng như pháp can gián đại đức. Như thế, đệ tử của Phật tăng thêm lợi ích, an lạc cùng sống chung” (Giới kinh – Tăng tàn 13). Do vậy, can gián vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ mà mọi người đều phải chấp hành. Dám can gián và nhận sự can gián mới rèn thành lực lượng cảnh tỉnh, kiêng dè, khiến cho rất nhiều tội lỗi được ngăn chặn kịp thời. Các Tỷ khiêu sống chung trong tinh thần “can gián lẫn nhau, chỉ bảo cho nhau, sám hối với nhau” tạo nên một phong khí sinh hoạt cởi mở, hoà thuận.

Thái độ của các Tỷ khiêu sống chung trong Tăng là: “Chúng nặng – mình nhẹ”. Luật chế đặc biệt hết sức khống chế sự bành trướng, khuyếch trương uy quyền cá nhân thì phải lấy đại chúng làm trọng, cá nhân thì nhẹ. Không được dùng quan điểm cá nhân để áp đặt, uy hiếp, khống chế cá nhân và Tăng đoàn. Can gián là việc tương đối khó vì nó liên quan trực tiếp đến con người, can hệ đến tính tình, nhận thức và mối tương giao giữa người can gián và người tiếp nhận sự can gián. Người có nhận thức kém thường hay ương ngạnh và sinh ra chống lại lời can gián. Đây là hạng khó dạy bảo – “ác tính bất thụ nhân gián” (tính xấu không nhận sự can ngăn từ người khác). Loại người này nhiều thì quy chế trong Tăng đoàn khó xây dựng, đứng vững được. Những kẻ đó càng ngày sẽ càng xấc láo và phóng túng. Đối với những trường hợp này, Tăng phải áp dụng nguyên tắc “xả trí”, cấm vận và tước bỏ mọi quyền lợi, ly khai họ ra khỏi mọi sinh hoạt của Tăng. Đến khi nào họ ăn năn sửa đổi thì sẽ giải tội cho họ. Dựa vào Luật để can gián phải đảm bảo đúng nguyên tắc trình tự, từ việc dùng người thân thích mà họ nể phục để can gián. Nếu không được thì dùng đông người để tiếp tục can ngăn. Nếu không được nữa thì sẽ áp dụng biện pháp bạch tứ yết-ma để can ngăn.

Thái độ của các Tỷ khiêu sống chung trong Tăng là: “Chúng nặng – mình nhẹ”. Luật chế đặc biệt hết sức khống chế sự bành trướng, khuyếch trương uy quyền cá nhân thì phải lấy đại chúng làm trọng, cá nhân thì nhẹ.

Thái độ của các Tỷ khiêu sống chung trong Tăng là: “Chúng nặng – mình nhẹ”. Luật chế đặc biệt hết sức khống chế sự bành trướng, khuyếch trương uy quyền cá nhân thì phải lấy đại chúng làm trọng, cá nhân thì nhẹ.

Bài liên quan

Đối với việc can gián chỉ có thể vận dụng sự khéo léo và uy đức của đại chúng để khuyên răn, khuyến khích, bắt buộc họ chịu sự can gián, chịu sám hối để chấm dứt. Chúng Tăng phải có biện pháp chân chính, mở ra lối thoát chân chính. Tất cả đều được bắt đầu từ sự chấp nhận can gián. Chịu nghe lời can gián là một đức tính tốt của việc làm người. Một cá nhân từ đầu đến cuối chịu để người can gián và cũng can gián người khác, đó chính là hình ảnh của vị Tỷ khiêu trì Luật một cách sinh động nhất. Nếu cho sự tôn nghiêm của Tăng đoàn là bậc nhất, còn sự tôn nghiêm của mình là con số không thì mới có thể bằng lòng khiêm tốn tiếp nhận lời can gián. Nếu cho sự tôn nghiêm của cá nhân lớn hơn sự tôn nghiêm của Tăng đoàn, dùng tâm tính ương ngạnh chống đối, mạt sát tất cả những lời can gián thẳng thắn của mọi người (thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng) thì sự tôn nghiêm của cá nhân và Tăng đoàn cùng đều đổ vỡ cả (cá không ăn muối cá ươn). Những Tỷ khiêu tự ty, cao mạn, bản ngã lớn rất dễ phạm điều này. Đây thực là chứng bệnh khó chữa.

Can gián là động lực bỏ đi sự mục nát. Một Tăng đoàn hưng thịnh là một Tăng đoàn có cơ thể không ngừng loại trừ cái hư mục để xây dựng cái mới. Thông thường, người trên can gián người dưới thì dễ vì đó là lẽ dĩ nhiên, còn người dưới can gián người trên thì rất khó vì cho rằng đó là hành vi phạm thượng. Song đứng về nguyên tắc Luật chế thì không chỉ người trên can gián người dưới mà người dưới cũng được phép can gián người trên, chẳng qua là thái độ khi can gián của người dưới phải hết sức tế nhị, ôn hoà và khiêm tốn mới được. Nếu không sẽ trở lại thành phản tác dụng.

Can gián chính là tăng thượng duyên của việc hiểu rõ nhân quả. Dưới phong khí dám can gián và khuyến khích can gián, tâm thức của mọi người sẽ có sự cảnh giác, thức tỉnh; có sợ có thẹn thì mới không dám tuỳ tiện phạm nhân quả. Không dám hay không khuyến khích sự can gián cũng chính là để cho người khác phạm tội.

Can gián chính là tăng thượng duyên của việc hiểu rõ nhân quả. Dưới phong khí dám can gián và khuyến khích can gián, tâm thức của mọi người sẽ có sự cảnh giác, thức tỉnh; có sợ có thẹn thì mới không dám tuỳ tiện phạm nhân quả. Không dám hay không khuyến khích sự can gián cũng chính là để cho người khác phạm tội.

Bài liên quan

Phật pháp đặc biệt coi trọng nhân quả và duyên sinh. Hiểu rõ nhân quả là điều kiện căn bản để làm người. Giảng giải nhân quả là việc căn bản giúp người; sự và lý của nhân quả hết sức sâu xa, rộng rãi. Người bị nghiệp chướng mê hoặc quá nặng thường không hiểu rõ nhân quả, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc họ không chịu nghe lời can gián. Can gián chính là tăng thượng duyên của việc hiểu rõ nhân quả. Dưới phong khí dám can gián và khuyến khích can gián, tâm thức của mọi người sẽ có sự cảnh giác, thức tỉnh; có sợ có thẹn thì mới không dám tuỳ tiện phạm nhân quả. Không dám hay không khuyến khích sự can gián cũng chính là để cho người khác phạm tội (biết mà không nói là bất nhân; nói mà không hết là bất nghĩa). Điều này quả là đáng sợ! Mình và người cùng trong mối nhân duyên Phật pháp, giúp người là giúp mình, không giúp người cũng tức là hại mình. Nếu mọi người cùng buông trôi thì Phật pháp tồn tại sao được?

Bàn bạc

Là chỉ cho công việc của Tăng già cần phải đưa ra thảo luận, bàn bạc lấy ý kiến đóng góp chung. Ý kiến có thống nhất thì mệnh lệnh mới được thi hành. Do vậy, bàn bạc chính là sức mạnh để tạo dựng chế độ, kiến lập Tăng đoàn đảm bảo cho sự hoà hợp thanh tịnh. Thành phần của Tăng đoàn có căn cơ sai biệt nên đối với một sự việc sẽ có sự nhìn nhận khác nhau. Do vậy cần có một nhận thức chung, thông suốt mới tạo nên sức mạnh của đoàn kết hoà hợp. Trong Tăng đoàn, tất cả đều chú trọng chế độ, quy luật hoá (thống nhất về tổ chức, thống nhất về hành động) trên mặt sự tướng, khách quan hoá trên mặt lý tính. Do đó nó không cho phép và hết sức hạn chế sự võ đoán, chủ trương cá nhân, uy quyền áp đặt mà đặc biệt coi trọng ý kiến phát biểu của đại chúng.

Thành phần của Tăng đoàn có căn cơ sai biệt nên đối với một sự việc sẽ có sự nhìn nhận khác nhau. Do vậy cần có một nhận thức chung, thông suốt mới tạo nên sức mạnh của đoàn kết hoà hợp.

Thành phần của Tăng đoàn có căn cơ sai biệt nên đối với một sự việc sẽ có sự nhìn nhận khác nhau. Do vậy cần có một nhận thức chung, thông suốt mới tạo nên sức mạnh của đoàn kết hoà hợp.

Bài liên quan

Nguyên tắc xây dựng Tăng già là pháp lục hoà. “Kiến hoà đồng giải” là cơ sở của sự bàn bạc, thảo luận. Mặt khác, Tăng già là tổ chức mang tính công xã tự trị, không có lãnh đạo cá nhân và trung ương tập quyền, do vậy mọi công việc đều dựa vào sự quyết định của Tăng. Đó là tinh thần dân chủ, bình đẳng tuyệt đối được thể hiện đầy đủ nhất trong nguyên tắc của các pháp yết ma. Một sự việc khi được đưa ra thảo luận và lấy ý kiến của đại chúng, lúc đó chỉ cần một Tỷ khiêu có đủ tư cách nêu ý kiến không chấp thuận thì quyết định của Tăng sẽ không được thông qua và tất nhiên không có hiệu lực thi hành. Rất nhiều công việc quan trọng cũng được làm thành từ trong sự bàn bạc kỹ lưỡng và thành thực.

Có bàn bạc tỷ mỷ, thành thực thì mới nuôi dưỡng và tạo thành được sức cảm thông, hoà hợp cao độ. Song dân chủ trong Tăng cũng có nguyên tắc của nó. Người phạm tội không có tư cách bàn bạc; người đủ tư cách nếu cố tình lợi dụng dân chủ để bàn ngang, phá đám thì sẽ bị xử lý, trị phạt theo Luật định. Cho nên các Tỷ khiêu sống chung trong tinh thần trọng người sẽ tạo nên được sự hoà hợp, dân chủ thực sự. Thảo luận bàn bạc và khuyến khích sự bàn bạc trong tinh thần dân chủ hoà hợp thì ý kiến và quan điểm của người này, người kia không còn có sự cách biệt, sai khác. Biết lắng nghe và chấp nhận quan điểm của nhau, gạt bỏ sự riêng tư để đạt đến sự thống nhất chung cao độ vì lợi ích của đại chúng là điều kiện nền tảng cho Tăng già hưng thịnh.

Các Tỷ khiêu sống chung trong tinh thần trọng người sẽ tạo nên được sự hoà hợp, dân chủ thực sự. Thảo luận bàn bạc và khuyến khích sự bàn bạc trong tinh thần dân chủ hoà hợp thì ý kiến và quan điểm của người này, người kia không còn có sự cách biệt, sai khác. Biết lắng nghe và chấp nhận quan điểm của nhau, gạt bỏ sự riêng tư để đạt đến sự thống nhất chung cao độ vì lợi ích của đại chúng là điều kiện nền tảng cho Tăng già hưng thịnh.

Các Tỷ khiêu sống chung trong tinh thần trọng người sẽ tạo nên được sự hoà hợp, dân chủ thực sự. Thảo luận bàn bạc và khuyến khích sự bàn bạc trong tinh thần dân chủ hoà hợp thì ý kiến và quan điểm của người này, người kia không còn có sự cách biệt, sai khác. Biết lắng nghe và chấp nhận quan điểm của nhau, gạt bỏ sự riêng tư để đạt đến sự thống nhất chung cao độ vì lợi ích của đại chúng là điều kiện nền tảng cho Tăng già hưng thịnh.

Tóm lại: Luật chế chú trọng đến sự can gián và bàn bạc, can gián thì giống như gió: trong sự phiền trược của sai lầm, dưới sự phe phẩy không ngừng của làn gió mát can gián, rất nhiều hành vi xấu ác, dơ bẩn sẽ bị thổi sạch. Bàn bạc giống như nước thuỷ triều: trong sự dâng lên không ngừng của nước thuỷ triều bàn bạc, rất nhiều xú uế bất đồng sẽ được cuốn trôi, tạo nên mặt biển mênh mông nhất vị. Một người không có gió (không khí) thì sẽ chết. Giống như thế, một Tăng đoàn không có sự can gián thì sẽ suy vi. Biển mà không có thuỷ triều thì là biển chết. Cũng vậy, một Tăng đoàn không có sự bàn bạc thì sẽ khô kiệt, sức sống của chính pháp sẽ không sao có được. Cho nên tất cả đều cần phải bắt đầu từ can gián và bàn bạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm