Góc nhìn của Phật giáo về "Kinh tế" (III)
Xem xét, đánh giá kinh tế từ góc nhìn của Phật giáo, ta thấy, Phật giáo không phải là một tôn giáo khắt khe vì Đức Phật đưa ra sự hướng dẫn sinh hoạt cho Phật tử. Kinh điển nhà Phật chấp nhận sự tiện nghi vật chất bằng những nỗ lực chân chính, nhằm mang lại đời sống tốt đẹp và hạnh phúc.
Sự nghèo khổ và rối loạn xã hội
Nguyên nhân nghèo khó
Trong Kinh Khởi Thế Nhân Bổn: có hai nguyên nhân dẫn đến rối loạn xã hội là do tư hữu và do nghèo khổ. Sự suy đồi xuất hiện vào giai đoạn có sự nghèo khổ của người dân cùng với hậu quả của sự làm biếng, tham lam tiêu dùng không hợp pháp, và chủ nghĩa cá nhân bắt đầu có mặt. Vì thiếu nỗ lực chân chính để kiếm sống, sinh ra do sự tham lam thủ đắc nhiều tài sản hơn, con người sinh ra trộm cắp, lừa gạt, bạo hành và điều này mang lại sự bất ổn và rối loạn xã hội.
Để đảm bảo công bằng, an ninh và hạnh phúc xã hội, người dân chọn ra một người xứng đáng nhất, về thể chất, đạo đức và trí tuệ để làm vua. Và vị vua này cai trị dân đúng theo chánh pháp.
Sự nghèo khổ và tham lam của cải bằng những phương tiện bất hợp pháp hay không chính đáng góp phần làm cho xã hội xấu ác và làm suy sụp đất nước.
Trong “Bài pháp về nợ nần” Đức Phật không khuyến khích sự nghèo khổ: “sự nghèo khổ của người dân là sự đau khổ trong thế giới này” bởi vì người nghèo ít có cơ hội so với người khác về mặt quan hệ xã hội, và họ có thể sống trong cảnh cực khổ, khó khăn và nợ nần. Cũng trong bài pháp này, đức Phật khẳng định rằng “đau khổ thay! sự nghèo nàn và nợ nần.”
Nghèo khổ là điều kiện chính phát sinh ra những tội ác và rối loạn xã hội và làm suy sụp đất nước. Làm hư hoại cấu trúc xã hội, phá huỷ đạo đức của xã hội, làm gia tăng tội phạm và bạo hành, và cuối cùng đưa đất nước đến một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn giữa người có của và người không có.
Theo Kinh Khởi Thế Nhân Bổn: Do không cấp tài sản cho người thiếu thốn, sự nghèo khó tăng nhiều. Từ sự gia tăng nghèo khó này sẽ làm gia tăng việc trộm cắp. Từ trộm cắp gia tăng việc dùng khí giới. Từ sự gia tăng sử dụng khí giới, sự cướp đoạt sinh mạng người khác gia tăng. Từ sự gia tăng sát hại đó tuổi thọ con người giảm xuống. Sắc đẹp giảm xuống, con cái của những người có tuổi thọ tám mươi ngàn năm chỉ còn sống đến bốn mươi ngàn năm… Như vậy do việc hàng hoá không được ban ra… sự nói dối… nói điều ác… sự vô đạo đức … nói lời nhục mạ … câu chuyện vu vơ… sự tham lam… cho đến cuối cùng là thiếu tình thương con cái và sự mộ đạo…trong số những con người như thế xuất hiện mười bài học đạo đức trong việc xử thế sẽ cùng biến mất, tiếp đó mười bài học về hoạt động phi đạo đức sẽ vô cùng phát triển, sẽ không có một lời đạo đức nào giữa con người như thế và càng ít những con người đạo đức hơn nữa.
Giữa những người như thế, kẻ nào thiếu tình cảm con cái và sự mộ đạo, và không có chút tôn trọng đối với người trưởng tộc – đó là những người đáng để tôn trọng và tán thán - thế giới sẽ rơi vào chỗ rối loạn… Giữa những con người như thế sự oán cừu sâu sắc lẫn nhau là lẽ thường, sân hận dữ dội, những tư tưởng phiền não sẽ xuất hiện, thậm chí như con muốn giết mẹ, mẹ muốn giết con, con muốn giết cha, cha muốn giết con. Giữa những người như vậy sẽ sinh ra một giai đoạn đấu kiếm bảy ngày, trong suốt thời gian đó họ nhìn nhau như nhìn những con dã thú, kiếm bén sẽ xuất hiện nơi tay, và ý nghĩ “đây là một dã thú, đây là một dã thú” sẽ tước đi mạng sống của nhau bằng thanh kiếm của họ.
Trách nhiệm của giới lãnh đạo
Theo Kinh Khởi Thế Nhân Bổn: Nhà lãnh đạo không tổ chức các tế lễ lãng phí; cần tăng cường an ninh; thực thi luật pháp trừng phạt nghiêm minh; cung cấp và hỗ trợ kinh tế; nông dân và người làm nghề nông nghiệp nên được cấp cho những phương tiện thiết yếu như hạt giống, phân bón, trâu bò và những dụng cụ cần thiết cho nghề nông. Như vậy sản phẩm sẽ được sản xuất nhiều hơn với chất lượng cao hơn; nhà buôn và doanh nhân nên được cung cấp vốn liếng chủ yếu để họ có thể đầu tư hợp pháp với hiệu suất kinh tế cao hơn; nhân viên nhà nước hay những người phục vụ trong chính phủ nên được trả lương thích đáng để nhổ tận gốc rễ của việc lạm dụng chức quyền và tham nhũng; những người khó khăn tài chính nên được miễn thuế để họ có thể nhân cơ hội này mà tăng tiến công việc của họ.
Đức Phật còn khẳng định rằng sự thành công trong nghề nghiệp đòi hỏi nhiều điều kiện đạo đức khác. Sự mô tả trong bản kinh sau đây là một minh chứng:có tính chuyên cần; có sự giữ gìn; kết giao với những người tốt và đạo đức; có
một cuộc sống quân bình (có nghĩa là nên kiềm chế bản thân trong sự điều độ. Không phung phí thái quá cũng không bủn xỉn. Không bị phấn chấn quá độ do sự thành công cũng như buồn bã vì thất bại mang lại. Biết và nỗ lực làm gia tăng của cải. Tránh chi tiêu vượt quá lợi tức. Không nên chấp thủ và rào chặt của cải. Đồng thời cũng nên tránh bốn cách làm suy sụp của cải, đó là: sự dâm dục quá độ, rượu chè, bài bạc và kết giao với kẻ xấu).
Là đạo từ bi, Phật giáo khuyến khích sự rộng lượng, từ thiện và mọi hoạt động chân chính vì xã hội. Do đó việc chia sẻ với người khác được xem như đóng vai trò trong đời sống chính mạng tích cực của người theo Phật.
Phật giáo chấp nhận sự tiện nghi vật chất bằng những nỗ lực chân chính, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại đời sống tốt đẹp và hạnh phúc. Của cải chỉ có thể quan trọng hàng thứ yếu. Phật giáo không phải là một tôn giáo khuyến khích đời sống phóng dật trong lạc thú vì điều này sẽ đưa đến đau khổ thêm. Điều quan trọng ở đây là mặc dù của cải vật chất có giá trị nhưng đạo Phật không coi nó là cái chí thiện trong đời.
Khi cho rằng “Nghèo nàn là sự đau khổ trên đời này”, đạo Phật không phán đoán các giá trị con người hay một quốc gia qua số lượng của cải vật chất, cũng không cho của cải là cuộc sống tốt đẹp. Khác với một số lý thuyết kinh tế hiện đại, đạo Phật không lên án sự tích luỹ của cải, vì đạo Phật thấy rõ của cải tự thân nó không phải là một điều xấu.
Giá trị đạo đức của tài sản có thể được phê phán từ đường lối hay phương cách nó được thủ đắc, và quan trọng hơn nữa là nó được sử dụng vào mục đích gì. Sự tích luỹ của cải bằng phương tiện bất hợp pháp và những đường lối phi đạo đức đều không được khuyến khích. Sử dụng của cải cho mục đích làm tổn hại sự an lạc của kẻ khác phải bị lên án. Điều quan trọng là người sở hữu không nên làm nô lệ cho của cải vật chất, vì sự chấp thủ vào của cải tạo ra gánh nặng và ràng buộc.
Ngoài việc sử dụng của cải như là nguồn lợi lạc cho các công ích xã hội, con người cũng nên tu tập và nuôi dưỡng tài sản tâm linh vì nó cần thiết cho sự tiến bộ đạo đức và đời sống đạo đức thật sự.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Nhất Thừa là gì?
Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.
Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?
Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Phật giáo thường thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Nguyên lý của đời sống giác ngộ
Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.
Xem thêm