Góc nhìn của Phật giáo về "Kinh tế" (II)

Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế, đạo Phật cho rằng kinh tế gắn liền với đạo đức. Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực”, nhưng dưới góc nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học.

 >>Kiến thức

Phương thức tạo ra của cải và sở hữu của cải

Bài liên quan

Phật giáo không xem của cải là điều xấu, hay cứu cánh trong tự thân của nó. Tuỳ thuộc phương cách tạo ra và mục đích sử dụng, của cải sẽ được khuyến khích hay bị lên án. Đối với người Phật tử, vấn đề không phải ở chỗ người ta nên có bao nhiêu của cải, mà là cách thức họ sở hữu và sử dụng của cải thế nào.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ có nói: “Phát triển điền sản, tạo ra của cải, ngũ cốc, người bạn đời và con cái, người làm công và súc vật được liệt vào mười sự phát triển mà một vị đệ tử Phật chân chính nên cố gắng làm để hoàn thiện mình”.

Đức Phật khích lệ việc sở hữu tài sản mà không cấm việc đầu tư vào tài sản đối với Phật tử tại gia. Đối với người xuất gia, theo bối cảnh văn hoá Ấn Độ chỉ làm công việc chuyên tu, không làm kinh tế, không làm nông nghiệp, không nhóm bếp. Công việc duy nhất của họ là tâm linh. Đề cập đến phương thức tạo ra của cải, Đức Phật đề nghị phương thức hợp với luật pháp và phương thức hợp với đạo đức.

Đức Phật cho rằng nợ nần là khổ đau, dẫn đến mất hạnh phúc. Dẫu sống trong nợ nần Đức Phật vẫn không cho phép đệ tử của Ngài tạo ra các hình thái vật chất và của cải bằng sự phạm pháp.

Đức Phật cho rằng nợ nần là khổ đau, dẫn đến mất hạnh phúc. Dẫu sống trong nợ nần Đức Phật vẫn không cho phép đệ tử của Ngài tạo ra các hình thái vật chất và của cải bằng sự phạm pháp.

Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Dẫu lợi người bao nhiêu cũng không quên phần tự lợi. Dẫu làm cho mọi người hay làm cho bản thân mình, đừng vướng kẹt vào các điều xấu ác. Cũng không vì con cái, gia đình, bạn bè, quốc gia mà làm điều phạm pháp. Cũng không nên thành công bằng những phương tiện bất thiện. Người như vậy là đạo đức, khôn ngoan và đứng đắn”.

Hơn thế nữa, ngay cả của cải sinh ra bằng phương cách đạo đức và hợp phá, Đức Phật cũng cảnh cáo những kẻ trở thành nô lệ cho của cải. Của cải sẽ làm hỏng kẻ ngu nhưng không thể làm hỏng người tìm kiếm Niết bàn. Vì tham lam của cải, kẻ ngu làm hỏng chính mình và làm hỏng những kẻ khác.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ II, tr.69, Đức Phật cho rằng nợ nần là khổ đau, dẫn đến mất hạnh phúc. Dẫu sống trong nợ nần Đức Phật vẫn không cho phép đệ tử của Ngài tạo ra các hình thái vật chất và của cải bằng sự phạm pháp. Người dân Việt Nam có quan niệm “nghèo cho sạch, rách cho thơm” -  ứng dụng đúng theo tinh thần, đạo đức.

Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật nêu có 4 loại hạnh phúc:

(1). Lạc sở hữu (Atthisukha): hạnh phúc do có sở hữu hợp pháp.

(2). Lạc hưởng thụ (Bhogasukha): thụ hưởng tài sản hợp pháp để nuôi mạng, gia đình, làm công đức.

(3). Lạc vô trái (Anaṇasukha): hạnh phúc do không bị mắc nợ.

(4). Lạc vô tội (Anavajjasukha): hạnh phúc do không vi phạm luật pháp.

Loại Hạnh phúc thứ 3 và thứ 4 liên hệ đến phương thức tạo ra của cải. Ai sở hữu được 2 loại hạnh phúc này sẽ đưa đến sở hữu 2 loại hạnh phúc đầu.

Đức Phật dạy rằng: “Đói khổ là căn bệnh. Tri túc là tài sản”.

Đức Phật dạy rằng: “Đói khổ là căn bệnh. Tri túc là tài sản”.

Bài liên quan

Đức Phật lên án cả hai thái độ bủn xỉn và phung phí đối với của cải và xem những kẻ hà tiện là nô lệ, trong khi coi những kẻ lãng phí của cải là kẻ tự huỷ hoại mình. Hai loại người này bị coi như khó làm hài lòng và khó mang đến an lạc cho người khác.

Dưới góc độ kinh tế, Đức Phật khích lệ lối đầu tư vào của cải trên tinh thần Trung đạo, vượt lên trên hai cực đoan của sự hưởng thụ vật chất và xem vật chất là cứu cánh, và sự nghèo khó, thiếu thốn mọi phương tiện cần thiết để có đời sống đạo đức tốt đẹp, dẫu có tâm nguyện lớn chúng ta vẫn không làm được những việc cần làm.

Kinh Pháp Cú: 203-204, Đức Phật dạy rằng: “Đói khổ là căn bệnh. Tri túc là tài sản”. Người đói sẽ gặp nhiều hình thức bất hạnh, tâm trạng của người đói là chán nản, tuyệt vọng, trầm cảm. Từ đó dẫn đến các tình trạng nói dối, lường gạt, trộm cắp, phạm pháp, bất ổn và rối loạn xã hội.

Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật đề cập đến con người hạnh phúc gồm 4 yếu tố:

(1) Con người phải khoẻ mạnh,

(2) Không thiếu thốn lương thực,

(3) Sống trong môi trường thân thiện,

(4) Tập thể hoà hợp.

Ngoài ra Đức Phật khuyên chúng Phật tử không nên tiếc nuối khi của cải bị huỷ hoại hay bị mất cắp.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Xem thêm