Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 01/07/2019, 13:50 PM

Ấn tượng đề tài luận án Tiến sĩ của sư cô Ngọc Liên: Kinh tế Phật giáo

Phật giáo cũng có đời sống kinh tế như một thiết chế xã hội, mọi chủ thể. Dù muốn dù không tu sĩ Phật giáo, tăng đoàn, Giáo hội vẫn bị chi phối và tác động trở lại trong đời sống thị trường do những nhu cầu mang tính tất yếu của đời sống.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Phật giáo cũng có đời sống kinh tế như một thiết chế xã hội, mọi chủ thể. Dù muốn dù không tu sĩ Phật giáo, tăng đoàn, giáo hội vẫn bị chi phối và tác động trở lại trong đời sống thị trường do những nhu cầu mang tính tất yếu của đời sống. Ảnh minh họa

Phật giáo cũng có đời sống kinh tế như một thiết chế xã hội, mọi chủ thể. Dù muốn dù không tu sĩ Phật giáo, tăng đoàn, giáo hội vẫn bị chi phối và tác động trở lại trong đời sống thị trường do những nhu cầu mang tính tất yếu của đời sống. Ảnh minh họa

Phật giáo trong lòng xã hội, nhập thế độ đời, không có sự thoát ly theo cách hiểu ngộ nhận, sự hoằng pháp, tu học, sinh hoạt… hết thảy quy định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội, nhân học… bản địa mà cơ sở Phật giáo nhất định an cư, trong khi về nguyên tắc vẫn sắt đá giữ căn bản giáo lý - cốt tủy của Đạo. Lập luận có vẻ mâu thuẫn song cũng về nguyên tắc, Phật giáo không chủ trương cố chấp thoát ly các yếu tố văn hóa xã hội bản địa hay thỏa hiệp nắn chỉnh giáo lý mà nhập thế hòa quyện tự nhiên trong sự dung hợp đã được chứng minh bằng con số nghìn năm, như ở Việt Nam.

Bài liên quan

Theo đó, Phật giáo cũng có đời sống kinh tế như một thiết chế xã hội, mọi chủ thể. Dù muốn dù không tu sĩ Phật giáo, tăng đoàn, giáo hội vẫn bị chi phối và tác động trở lại trong đời sống thị trường do những nhu cầu mang tính tất yếu của đời sống, như tài chính - lương thực - nhu yếu phẩm - từ thiện - xây dựng… Giáo hội, các giáo hội, có đời sống kinh tế tài chính là lẽ đương nhiên, là thực tế khách quan.

Lướt qua về sự "làm kinh tế" của Phật giáo xứ mình, còn khiêm tốn do quy định trong đặc thù cụ thể của nền kinh tế xử sở không phát triển cao. Sự tùy thuộc vào cúng dường là phổ biến và do vậy nguồn lực tài chính của từng  cơ sở Phật giáo, từng bộ phận tăng đoàn hay của cả giáo hội là không ổn định, tùy duyên. 

Những ví dụ về sự làm kinh tế như làm hương, thực phẩm chay, sản xuất trang cụ phật giáo... không phải cơ sở Phật giáo nào cũng đủ nhân duyên thực hiện và nếu đủ duyên, yếu tố kinh tế tự cấp tự túc là dễ thấy  do nguồn thu thường khi không nhiều, có khi mang yếu tố rèn luyện lao động kỷ luật cho quý tăng ni hay cung cấp cho chính cơ sở Phật giáo ấy.

Thức thời với kinh tế thị trường và sự tiến hóa xã hội, một số cơ sở phật giáo lớn ở Tây Tạng và một số nước có kinh tế phát triển như Nhật Bản, giáo hội hay chùa chiền tăng ni

Thức thời với kinh tế thị trường và sự tiến hóa xã hội, một số cơ sở phật giáo lớn ở Tây Tạng và một số nước có kinh tế phát triển như Nhật Bản, giáo hội hay chùa chiền tăng ni "làm kinh tế" khá sôi động và hiệu quả với thu nhập đáng kể, trong khi các hoạt động tương tự ở Việt Nam có thể hoặc do thiếu khả năng hay áp lực tế nhị từ cộng đồng xã hội. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Trong khi đó, thức thời với kinh tế thị trường và sự tiến hóa xã hội, một số cơ sở phật giáo lớn ở Tây Tạng và một số nước có kinh tế phát triển như Nhật Bản, giáo hội hay chùa chiền tăng ni "làm kinh tế" khá sôi động và hiệu quả với thu nhập đáng kể, trong khi các hoạt động tương tự ở Việt Nam có thể hoặc do thiếu khả năng hay áp lực tế nhị từ cộng đồng xã hội. Vấn đề kinh tế tài chính của Phật giáo là chuyện trăn trở không hề mới mẻ... Tất yếu đòi hỏi Phật giáo hòa nhập hội nhập cùng phát triển kinh tế xã hội bản địa và thế giới để hoằng pháp độ sinh trong tầm vóc hiện đại và đòi hỏi hiện đại là khó lẩn tránh.

Trong suy tư ấy, tôi chú tâm cao độ khi tiếp xúc sư cô Ngọc Liên- cựu hoa hậu Alizabet Võ - khi quý ni dự Vesak. Sau khi phỏng vấn ở hội trường, quý ni bật mí về đề tài tiến sĩ đã hoàn thành ở Tích Lan "Kinh tế phật giáo".

Và tôi nghĩ nhiều về đề tài sư cô bảo vệ thành công ở Tích Lan hãy còn mới nguyên tính thời sự, cũng như sự làm kinh tế của cựu hoa hậu Alizabet Võ, thương hiệu có tiếng tăm tầm quốc tế ngành mỹ phẩm và đã có chỗ đứng trên thị trường  nước nhà. Tầm của đề tài ở chỗ trí tuệ và trải nghiệm cũng như độ lớn thương liệu thuộc sở hữu của quý sư cô. Hình ảnh lễ nhận bằng Tiến sĩ cho đề tài ấy đã có hơn 20.000 lượt người xem, giản dị, trang trọng...

Sư cô Thích Nữ Ngọc Liên (Bên trái, đeo kính). Ảnh: Internet

Sư cô Thích Nữ Ngọc Liên (Bên trái, đeo kính). Ảnh: Internet

Bài liên quan

Giáo hội Việt Nam có nhiều bậc tăng ni tài có học hàm học vị cao đào tạo trong và ngoài nước: Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng có học vị Tiến sĩ tại Nhật Bản từ rất lâu với đề tài về kinh pháp hoa; Thượng tọa Thích Nhật Từ có Tiến sĩ ở nước ngoài  về triết học, Thượng tọa Minh Nhẫn có học vị Tiến sĩ ở Trung Quốc về quản trị... Với tầm khảo cứu hẹp và không bài bản, song vẫn nghĩ một đề tài về kinh tế Phật giáo cụ thể - với quý tăng ni Việt Nam vẫn hiếm? 

Tôi lại mong nếu quý sư cô Ngọc Liên chia sẻ các ý tưởng, phát hiện, tri thức... về đề tài ấy cho Giáo hội Phật giáo quê hương ở những diễn đàn thích hợp sẽ rất hay chăng? Mảng ấy - kinh tế Phật giáo - các cơ sở Phật giáo Việt Nam đang cần được chia sẻ, hợp tác, đào tạo...trong thế thích  nghi thích ứng để phát triển.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm