Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/08/2019, 14:11 PM

Góc nhìn của Phật giáo về “Kinh tế” (I)

Phật giáo không cách mạng kinh tế nhưng Phật giáo đề cập đến những khía cạnh đạo đức của kinh tế học. Đức Phật chỉ dẫn và đưa ra những quy định liên quan đến những khía cạnh đặc biệt của kinh tế mà đến nay tính thích ứng của nó vẫn còn hiện hành.

 >>Kiến thức

Đức Phật dạy về bốn nhu cầu là ăn, mặc, ở và thuốc men. Đức Phật nhấn mạnh: “Nguồn gốc của vô đạo và tội ác như trộm cướp, bạo động, thù hận, do nghèo đói, túng thiếu (dālliddiya) mà ra. Dưới đây là một số tư liệu đúc kết từ Kinh sách về kinh tế qua góc nhìn Phật giáo.

Có hai loại tài sản: Vật chất và Tinh thần (Tâm linh)

Của cải vật chất không bảo đảm được cái hạnh phúc chân thực, Đức Phật kêu gọi nỗ lực đạt được tài sản tinh thần hay thánh tài (Ariyadhana).

Của cải vật chất không bảo đảm được cái hạnh phúc chân thực, Đức Phật kêu gọi nỗ lực đạt được tài sản tinh thần hay thánh tài (Ariyadhana).

Tài sản vật chất

A.IV.5 – Kinh Tăng Chi Bộ IV: Các vị Tăng sĩ không nên bận tâm hoặc vướng dính đến các khía cạnh của vật chất. Không nên bận tâm đến các loại hình kinh doanh liên quan đến lợi nhuận vật chất. Hãy quan tâm đến tài sản tâm linh để có cơ hội đạt được sự tiến bộ về tinh thần.

Bài liên quan

Đối với người tại gia, việc quan tâm đến tiến bộ vật chất là không thể thiếu. Đức Phật không dạy dạng suốt ngày chỉ biết lạy Phật niệm Phật. Hiện nay đa số Phật tử đang rơi vào tình trạng này. Xã hội có cái nhìn rất sai về đạo Phật: Đạo Phật chỉ đào tạo ra những con người chỉ biết chừng đó các công việc. Trong khi lời Đức Phật dạy lại cao siêu hơn nhiều. Trong qúa trình mưu cầu hạnh phúc qua tiện ích vật chất, đạo Phật khích lệ người tại gia không nên lầm nhận vật chất là cứu cánh của cuộc sống. Khích lệ các hình thức hợp pháp trong nghề nghiệp để tạo ra những sở hữu tài sản. Điều này một mặt mang lại những giá tị cao quý cho bản thân, đồng thời góp phần chia sẻ các sở hữu hợp pháp đó đến với các mảnh đời bất hạnh và kém may mắn.

Của cải là tài nguyên làm lợi ích cho xã hội đối với người trí; nó cũng có thể trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của kẻ ngu vì họ trở thành nô lệ cho nó và bị nó sai khiến.

Của cải là tài nguyên làm lợi ích cho xã hội đối với người trí; nó cũng có thể trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của kẻ ngu vì họ trở thành nô lệ cho nó và bị nó sai khiến.

Sở hữu nhiều tài sản không có nghĩa sở hữu cuộc sống bình an. Nhiều người thụ hưởng vật chất và các tiện ích xã hội nhưng vẫn không là người được hạnh phúc. Lý do được nêu trong Kinh Tăng Chi Bộ là vì họ thiếu tài sản trí tuệ. Trí tuệ chính là một dạng tài sản, đó chính là đóng góp to lớn của đức Phật.

Nỗi khổ của người sở hữu tài sản: nô lệ tâm lý vào tài sản; cất giấu tài sản và đòi hỏi sự thoã mãn khoái lạc giác quan trên tài sản. Của cải vật chất là những pháp duyên sinh, không thể bảo đảm sự thoả mãn đối với vật sở hữu, vì nó vô thường. Bám chấp vào nó hay nô lệ vào tài sản vật chất dẫn đến ràng buộc và đau khổ.

Của cải là tài nguyên làm lợi ích cho xã hội đối với người trí; nó cũng có thể trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của kẻ ngu vì họ trở thành nô lệ cho nó và bị nó sai khiến.

Tài sản Tinh thần (Tài sản tâm linh) - D.III.163,267 – Kinh Trường Bộ III

Bài liên quan

Của cải vật chất không bảo đảm được cái hạnh phúc chân thực, Đức Phật kêu gọi nỗ lực đạt được tài sản tinh thần hay thánh tài (Ariyadhana). Khi con người sở hữu được các nhân cách cao quý, con người sẽ biết cách sử dụng những sở hữu tài sản vật chất của mình hợp lý và có những giá trị cao quý.

(1). Tín tài (Saddhādhana) – tài sản niềm tin.

(2). Giới tài (Sīladhana) – tài sản đạo đức.

(3). Tàm tài (Hiridhana) – tài sản hổ thẹn cá nhân.

(4). Quý tài (Ottappadhana) – tài sản hổ thẹn xã hội.

(5). Văn tài (Sutadhana) – tài sản kiến thức, học rộng Phật pháp.

(6). Thí tài (Cāgadhana) – tài sản buông xả, tâm rộng lượng, lòng vị tha, bỏ bỏn xẻn, thích bố thí.

(7). Tuệ tài (Paññādhana) – tài sản trí tuệ, hiểu nhân quả, hiểu điều thiện ác, chánh kiến.

Các tu sĩ cần phải nỗ lực chính mình để không phụ lòng Đức Phật. Sở hữu tài sản Phật pháp và sở hữu được tài sản trí tuệ.

Các tu sĩ cần phải nỗ lực chính mình để không phụ lòng Đức Phật. Sở hữu tài sản Phật pháp và sở hữu được tài sản trí tuệ.

Bài liên quan

Trong nguyên ngữ Pali,  sau từng loại tài sản đức Phật đều dùng khái niệm “dhana”, xem niềm tin, đạo đức và 5 điều còn lại là một tài sản. Đức Phật sáng tạo trong nghệ thuật chơi chữ, Ngài đã sử dụng các dữ liệu xã hội để làm nổi bật được những giá trị cao quý mà con người hầu như không quan tâm đến. 7 đức tính trên bất kỳ ai sở hữu được đều có thể trở thành bậc Thánh.

Nếu lấy hệ tiêu chí 7 điều liên hệ đến 7 tài sản tâm linh thì Phật tử tại gia ngày nay chỉ được một phần nhỏ của tín – giới – tàm – quý tài. Riêng về Văn tài và Tuệ tài hầu như Phật tử tại gia không có. Tương tự, nếu lấy hệ quy chiếu áp dụng thì Tăng Ni bị thiếu Văn tài và Tuệ tài, ngoại trừ những Tăng Ni được học Phật đến nơi đến chốn và những Tăng Ni tự học do không có điều kiện đến trường Phật học để học.

Từ lời Đức Phật giảng dạy trong Kinh, cần có nhận thức về tính trách nhiệm của các tu sĩ cần phải nỗ lực chính mình để không phụ lòng Đức Phật. Sở hữu tài sản Phật pháp và sở hữu được tài sản trí tuệ.

Đức Phật khẳng định: Bảy tài sản cao quý này không bị cướp đoạt, không bị cái gì hư hoại; ai sở hữu chúng thân tâm được an lạc, giàu có.

Đối với tài sản thứ 6 là Thí tài, nếu tu sĩ Phật sử dụng một cách nhuần nhuyễn loại tài sản này làm việc làm đạo sẽ giúp người đó mở rộng được Phật pháp cho những người chưa hiểu Phật pháp (thông qua từ thiện, trước khi trao tặng tài sản vật chất sẽ hướng dẫn về tài sản tinh thần).

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm