Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/05/2016, 14:31 PM

Góc nhìn của phật tử về "Tình yêu không có lỗi"

Bên cạnh những bộ phim cổ trang Trung Quốc hay những phim Hàn với dàn diễn viên xinh đẹp, phim hành động Mỹ với những pha đầy kịch tính… thời gian gần đây giới trẻ Việt đang “chuộng”  phim Thái, phim Ấn Độ...Đa số các bộ phim là về đề tài tình yêu nam - nữ. 

Ngoài những cái tên tiêu biểu như “Hậu duệ mặt trời”; “Thượng Ẩn”; “Cô dâu 8 tuổi” đang “làm mưa làm gió” trên cộng đồng mạng, bộ phim “Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân phần 2” đang gây nhiều tranh cãi. 
 Hình ảnh trong phim "Hậu duệ mặt trời" (Nguồn: Internet)
Cũng như nhiều bộ phim khác, điều đầu tiên thu hút giới trẻ là dàn diễn viên trẻ trung, xinh đẹp. Bên cạnh đó còn là cốt truyện hấp dẫn với những tuyến nhân vật gắn liền với thực tế đời sống, nội dung rất hot “Cướp người yêu của bạn thân”.

Câu chuyện xoay quanh hai cô bạn thân là Lee và Katun từ nhỏ đã chơi thân với nhau cho đến khi lớn, họ giống như chị em ruột. Thế nhưng tình bạn đáng trân trọng và bền chặt suốt 20 năm trời đã bị phá vỡ bởi một người con trai là Man. Lee một cô gái hiền lành, yếu đuối lại chính là thủ phạm cướp người yêu của cô bạn thân Katun.
 Ảnh: Nhân vật Lee - Cô gái cướp người yêu của bạn thân (Nguồn: Internet)
Đã có rất nhiều tin bài của các báo, những góc nhìn nhận, thậm chí những tranh cãi trên cộng đồng mạng… phân tích về nội dung của phim, về các nhân vật hoàn toàn có thể có thật ngoài cuộc sống. Người ta chờ đợi từng tập phim của “Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân phần 2” và một kết thúc “có hậu”.

Trong khi những bộ phim mang tính nghệ thuật, đoạt giải thưởng, những bộ phim mang tính nhân văn, phim Phật giáo không mấy được quan tâm thì giới trẻ Việt mong ngóng từng ngày những bộ phim như “Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân”.
 Nhân vật nữ chính trong "Mùi đu đủ xanh" - Phim tiếng Việt đầu tiên nhận đề cử Oscar
"Con đường giác ngộ" - Phim đoạt giải nhất tại Liên hoan phim Vesak 2014
Có nhiều ý kiến cho rằng “Liệu giới trẻ sẽ học được gì từ những bộ phim ngập tràn cảnh bạo lực, ẩu đả, đánh nhau, cướp giật, tranh giành như vậy?”.

Người ta tranh luận đúng sai, phê phán, lên án hay thậm chí cãi vã về kịch bản, về nội dung, về từng tuyến nhân vật trong phim. Bỗng dưng “Hậu duệ mặt trời”, “Thượng Ấn”… hay “Tình yêu không có lỗi” lại trở thành những đề tài “hot” để giới báo chí khai thác, mổ xẻ, phân tích, đánh giá và nhận định.

Là một phật tử được biết đến những giáo lý nhà Phật, được gần gũi những bậc thiện tri, tôi lại có những góc nhìn khác khi xem những bộ phim như thế. 

Với “Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân”, thay vì gọi Lee – nhân vật cướp người yêu của bạn là “Hồ ly”, là “Cáo già”; thay vì trách cứ biên kịch và thất vọng vì một cái kết “không như mong đợi” thì dưới góc nhìn Phật giáo, chúng ta xem bộ phim và tình yêu nam nữ có những điều để chúng ta quán chiếu thực tại.

1. Tình yêu nam nữ là ích kỷ và dễ gây ra đau khổ.

Nếu như yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu Tổ quốc mang đến những điều tốt đẹp, mở rộng tâm hồn, biết sống vị tha, nhân ái… thì tình yêu nam nữ lại mang tính chiếm hữu, ích kỷ và thường gây đau khổ.

Vì tình yêu mà tình bạn suốt 20 năm trời của Lee và Katun hoàn toàn bị “sụp đổ”, thậm chí 2 người còn trở nên thù hận nhau. 

2. Anh hùng khó qua ải mỹ nhân.

Không thể phủ nhận Lee và Katun trong phim cũng như ngoài đời đều là những cô gái rất xinh đẹp. Người đàn ông thường yêu bằng mắt nên dễ dàng rơi vào lưới ái tình, rơi vào vòng xoáy của dục vọng và đam mê.

Trong kinh điển Phật cũng đã nhắc rất nhiều đến “sắc dục” – bệnh nặng nhất của đời người mà phàm phu khó tránh.

Lee và Man kết hôn trong vội vàng và chia tay cũng vội vã. Đó phải chăng là kết quả của việc đã phản bội Katun hay là kết quả tình yêu thiên nhiều về “nhãn quan” mà thiếu đi suy nghĩ chín chắn và sự thương yêu chân thật. 

3. Tội của khẩu nghiệp

Kết thúc bộ phim, nút thắt đã được hé mở, đằng sau hàng loạt cảnh đánh nhau, đấu đá, tranh giành những người đàn ông; đằng sau sự hận thù của Lee chỉ vì một câu nói vô tình của Katun trong lúc say không làm chủ được bản thân.

Không chỉ đức Phật mà trong đời sống hàng ngày ông cha ta cũng đã dăn dạy rất nhiều về khẩu nghiệp như: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Trong Kinh đức Phật có dạy “khẩu nghiệp” nằm trong mười ác nghiệp lớn nhất của đời người. Một lời nói có thể hàn gắn, xoa dịu những “vết thương” nhưng cũng có thể làm tổn hại; phá hủy thậm chí ảnh hưởng đến cả sinh mạng của một con người và gây ra những hậu quả khôn lường. 

Chúng ta cần cẩn thận với từng lời nói của mình, đừng để một phút không kiểm soát mà phải ân hận suốt đời vì “lời nói ra không thể rút lại được nữa”. 

4. Kiềm chế cơn nóng giận

Nếu như phần một của bộ phim, Katun được xây dựng với hình tượng một cô gái thông minh, xinh đẹp với lối ứng xử và phong cách đầy cá tính thì ở phần 2 cô lại liên tục mất điểm bởi không biết kiềm chế những cơn nóng giận của mình.

Phật dạy “Một niệm sân hận có thể thiêu rụi cả rừng công đức”. Cũng như vậy mọi hình tượng tốt đẹp của Katun trong mắt mọi người đã hoàn toàn sụp đổ, khi cô tỏ ra vô cùng hung dữ khi liên tục lao vào đánh Lee – Một cô gái có phần hiền lành và yếu đuối.

Chưa biết điều đúng sai thuộc về ai, nhưng Katun không làm chủ được cơn nóng giận của mình đã khiến không ít người xem phải thất vọng!

5. Cuộc đời là bể khổ

Xuyên suốt những tập phim “Tình yêu không có lỗi” là cảnh tranh giành, “sân hận” giữa Lee và Katun, là cảnh những mối tình tay ba, tay tư đầy ngang trái; để rồi khi kết thúc bộ phim người ta phải “ngậm ngùi thương cảm cho một kiếp người”!
Khuôn mặt "biến dạng" của Lee ở cuối phim "Tình yêu không có lỗi"
Con người luôn đi tìm sự giàu sang, hạnh phúc qua công việc, tình yêu, địa vị, danh vọng trong cuộc sống; Cố gắng tranh dành cho bằng được để khi nhận về chỉ là khổ đau và nước mắt.

Đức Phật dạy về Tứ diệu đế về bốn chân lý là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo; đức Phật dạy “Cuộc đời là bể khổ” không phải để ta bi quan, yếm thế mà để ta tỉnh giác và tinh tấn hơn trên bước đường tu tập để đạt đến giải thoát giác ngộ của chính bản thân mình.

Vậy đó, giáo pháp của đức Phật thật vi diệu và sâu sắc không thể nghĩ bàn. Nếu ta biết quán chiếu những điều đó vào trong cuộc sống thường ngày, vào những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Ta sẽ chợt nhận ra những “chân lý” từ những điều nhỏ bé nhất!

Hồng Yến

Ghi chú: Tác giả có pháp danh Mẫn Đắc, là phật tử trẻ đang sinh sống tại Hà Nội. Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm