Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/08/2014, 10:18 AM

Hà Nội: Đại lễ Vu Lan chùa Tăng Phúc

Tiết Vu Lan tháng Bảy, hòa cùng với Vu Lan thắng Hội đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, Chủ Nhật ngày 09/07/Giáp Ngọ (03/08/2014) chùa Tăng Phúc đã cử hành Đại lễ Vu Lan PL.2014. 

Hơi gió heo may chuyển Thu sang
Cảm xúc nhớ thương khắp ngập tràn
Tăng Phúc hôm nay ngày Đại Lễ
Đồng vận tâm thành đón Vu Lan.

Đại lễ bắt đầu bằng thời Pháp thoại của TT.Thích Đồng Trí (Thích Minh Tuệ) về ý nghĩa và phương pháp thực hành Vu Lan báo hiếu để hàng phật tử hiểu rõ và hành trì thiết thực trong mùa Vu Lan và trong cả đời tu tập. Thượng tọa giảng sư bắt đầu từ việc giải thích Vu Lan, nói tắt của Vu Lan Bồn, phiên âm của chữ Phạn Ullambana mang ý nghĩa giải đảo huyền, cứu nạn khổ treo ngược, nạn khổ tột cùng.

Câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên, đại đệ tử của Phật với thần thông đệ nhất được đức Phật dạy Pháp Vu Lan Bồn cúng dường trai tăng sau 3 tháng An cư tu hành thanh tịnh để lấy công đức hồi hướng cầu nguyện cho Mẹ thoát khỏi cảnh khổ A Tỳ Địa ngục là duyên khởi của Vu Lan.

Giảng sư trích dẫn những câu chuyện hiếu từ gương đức Phật, kể cả tiền kiếp cho đến Ngài Xá Lợi Phất, Đại sư Hám Sơn, HT.Tuyên Hóa, HT.Nhất Định, Hòa thượng Cua cho đến kho tàng văn học Việt Nam: Phạm Công Cúc Hoa, truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Thoại Khanh Châu Tuấn, Bên Cầu Dệt Lụa, … và tục ngữ ca dao Việt Nam một cách sống động khiến mọi người say sưa với mạch sống đạo nghĩa của dân tộc ngàn năm qua. Hiếu đạo là nền tảng xây dựng gia đình và đạo đức, luân lý xã hội, là tình thương nối kết, là động lực cho vươn lên, cuộc sống vô ngã, hiến than và phụng sự.

 
Sau thời Pháp thoại, đại chúng hân hoan chào đón bước chân quang lâm tham dự của nhị đại bộ chúng tăng ni trong đó có nhiều giảng viên Học viện Phật giáo, nguyên hoặc hiện là Trưởng Phó BTS Phật giáo các quận huyện Long Biên và tỉnh thành quận huyện thuộc địa phận miền Bắc.

Bên cạnh đó, có sự tham dự của đông đảo đại biểu quan khách quý, các giáo sư, phó giáo sư tiến sĩ trường Đại học Quốc gia, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các bác sĩ ở các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, 108, Thanh Nhàn (Hà Nội) và chính quyền địa phương phường Thượng Thanh, các vị lãnh đạo đại diện cho các ban ngành quận Long Biên đồng tham dự.

Các em thanh thiếu niên Gia đình Phật tử dâng hoa cúng dường Chư Phật, Bồ Tát, hiện tiền tăng và quan khách đại biểu thành kính thanh tịnh bày tỏ lòng kính quý đối với các đấng thiêng liêng thoát tục và hàng đại biểu về tham dự trang nghiêm đạo tràng.

Trong diễn văn Khai mạc, Sư cô Thích Nữ Đồng Hoà - Uỷ viên Ban TTTT T.Ư GHPGVN, trụ trì chùa Tăng Phúc, Trưởng BTC nêu rõ ý nghĩa tổ chức Đại lễ Vu Lan trong các tự viện Phật giáo:

“Vu Lan cũng chính là lễ hội của lòng tri ân, báo ân của những người con đối với hai đấng sinh thành và tiếp nối truyền thống quý báu “Uống nước nhớ nguồn” từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Đạo hiếu và thờ cúng ông bà tổ tiên có mặt tại Việt Nam trước khi Phật giáo du nhập vào. Lòng hiếu kính là nền tảng vững chắc của tình gia tộc, là nguồn sống an lành hạnh phúc thiêng liêng của gia đình, là nguồn sống tinh thần của cả một dân tộc.

Ở Việt Nam, một đất nước bốn nghìn năm văn hiến,đạo hiếu là tinh thần văn hóa bất di bất dịch đối với đời sống đạo đức của mỗi con người. Phật giáo hòa quyện dòng sống dân tộc Việt Nam như nước với sữa. Chúng ta hãy cùng nhau làm sao để cho Lễ hội Vu Lan báo hiếu vượt ra ngoài khuôn khổ của phật tử và chùa chiền, trở thành một Lễ hội chung, nét đẹp văn hóa, nếp sống người dân Việt Nam.

Tu tập tâm linh đạo hạnh luôn gắn liền với bà con thân tộc, sống trong ý thức sâu sắc về liên đới trong tình thương trong một đại gia đình như lời dạy của vị đại Đạo sư:

Gốc rễ tâm linh xin bồi đắp
Suối nguồn huyết thống nguyện khai thông

Đây cũng là dịp để mọi người niệm tưởng Tứ Trọng ân, là bốn ân lớn nhất, trọng đại nhất của đời người mà bất cứ ai cũng không thể nguôi quên...Ý nghĩa Vu Lan là đỉnh cao của chân thiện mỹ, xây dựng đời sống với ý thức cộng đồng, trong cuộc sống trong mối tương quan tương duyên, phát triển nhân sinh xã hội qua bốn phương diện gọi là Tứ Trọng ân: ân cha mẹ, ân Tam Bảo – Sư trưởng, ân Quốc gia – xã hội và ân chúng sinh vạn loài. 

 
Nhân loại thế giới vẫn mê man trong vòng đảo điên tranh chấp, tương tàn tương sát, chiến tranh cướp đoạt, bạo lực, hận thù. Xã hội vẫn đang còn nhan nhản những kẻ quên ơn, vong bản, bất hiếu, bất nghì. Vu Lan là tiếng chuông cảnh tỉnh để mọi người sống trong yêu thương, suối nguồn hạnh phúc, dấn thân phụng sự báo đền, vô ngã vị tha, làm tốt đạo đẹp đời và mang đến an ổn, yên vui hạnh phúc khắp nơi nơi”

Để khánh tuế Chư tôn đức tăng ni thêm tuổi Hạ sau ba tháng An cư Kiết hạ, thúc liễm trau dồi, tịnh tu tam nghiệp, đạo hạnh thăng hoa, ngày chư Phật hoan hỷ, cũng như để noi gương hiếu hạnh Ngài Mục Kiền Liên thực hành Pháp Vu Lan Bồn, hàng phật tử gieo trồng hạt giống phước điền vào vùng đất Thành Hiền để lấy đó hồi hướng nguyện cầu cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, cha mẹ quá vãng được siêu thăng, phật tử Hạnh tác bạch và nhóm đại diện phật tử chùa Tăng Phúc dâng Y Ca sa và tứ sự cúng dường Chư tăng.

Tiết mục bông hồng cài áo diễn ra thật cảm động. Lời đọc của phật tử Kim Hào đại diện cho tâm tình những người con trẻ về cảm tưởng Vu Lan thật tha thiết rung động lòng người. Bài cảm tưởng nêu lên công đức sinh thành dưỡng dục trời bể của cha mẹ, tâm trạng chung của những người con: nhiều khi lờ lãng quên đi sự hiện diện và công ơn của Cha Mẹ, ham vui với chúng bạn, say sưa lao vào vòng danh lợi tình ái cuộc đời mà quên đi hình bóng còm cõi trông ngóng của cha mẹ thường trực phía sau lung. Cho đến khi người con sực tỉnh về thăm lại Cha Mẹ thì đã muộn màng và mang tâm sự như Ngài Tử Lộ:

Cây muốn lặng mà gió không ngừng, con muốn báo ân cha mẹ mà Cha Mẹ đã qua đời.
 
“Thật là sung sướng thay cho những ai còn cha còn mẹ trên đời. Vì khi ấy, ta còn cả một vùng trời bình yên. Xin hãy trân trọng điều ấy và giờ khắc này hãy cài lên ngực áo mình đóa hoa hồng màu đỏ thắm, màu của sự thương yêu, màu của bao vất vả, gian lao mà hai đấng sinh thành đã chắt chiu cho ta trưởng thành qua bao năm tháng.

Còn nếu bạn bất hạnh vì đã mất mẹ mất cha, xin hãy lặng lẽ cài lên ngực áo của mình đóa hoa buồn trinh trắng.

Bạn hãy cài hoa và hãy hướng nguyện về mẹ cha mình những gì thiêng liêng cao cả nhất, bạn nhé !

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”

Ca sĩ Hoàng Tùng trình diễn hai bài hát về ân đức sinh thành: Tình Cha – do chính ca sĩ sáng tác và Xuân này con về Mẹ ở đâu. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má thắm, có phải là vì giọng ca của ca sĩ quá mượt mà gợi cảm, rung động lòng người, hay là vì lời bài hát quá hay và đúng tâm trạng người nghe, hoặc là không khí vu lan xung quanh khiến nhiều người nghĩ tưởng đấng sinh thành với những kỷ niệm ân tình tha thiết, những hoài niệm xót xa, lòng sám hối muộn màng, hay là vì tất cả?...

Thay mặt cho quan khách và đại biểu, ông Trần Khánh Dư - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo phát biểu trong buổi lễ, bày tỏ niềm vinh hạnh được mời tham dự buổi lễ Vu Lan tại chùa Tăng Phúc. Đây là cơ hội cho ông lắng nghe TT.Thích Đồng Trí giảng về ý nghĩa Vu Lan hiếu hạnh cũng như năm trước ông được lắng nghe HT.Thích Bảo Nghiêm giảng trong dịp Vu Lan năm ngoái cũng tại chùa này. Ông ghi nhận rằng nhờ những Pháp thoại như vậy mà mọi người hiểu sâu, ôn học lại và lắng đọng tâm tư hơn để thực hành hiếu hạnh đúng Pháp như lời Phật dạy.

Ông rất tâm đắc với ý tưởng của Thầy trụ trì trong diễn văn khai mạc: Làm sao để lễ Vu Lan vượt ra khỏi khuôn khổ Phật giáo và lan tỏa trong xã hội. Đó cũng là việc mà tọa đàm Khoa học Vu Lan báo hiếu và xã hội Việt Nam hiện đại ngày 27/06/Giáp Ngọ (23/07/2014), tại chùa Tảo Sách (Q.Tây Hồ, Tp.Hà Nội) nhằm làm rõ những vấn đề về nội dung và giá trị của nghi lễ này trong thực tại xã hội Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh đất nước đang trên đường hội nhập và phát triển.

Tinh thần Vu Lan báo hiếu sẽ góp phần vào công cuộc chấn chỉnh hệ đạo đức của xã hội hiện nay đang bị xuống cấp. Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo vừa gửi công văn đề nghị Nhà Nước nghiên cứu và công nhận Lễ Vu Lan báo hiếu là Lễ hội Văn hóa của toàn dân, và đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận lễ Vu Lan Báo hiếu trở thành Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia.

Cuối cùng của chương trình là phần nghi lễ với tiếng chuông ngân nga thanh thoát và hương trầm quyện tỏa và Sám Vu Lan cao siêu mầu nhiệm. Hàng trăm trái tim tha thiết. trang nghiêm thành kính hòa âm cầu nguyện cho:
 
Bảy kiếp cha mẹ chúng con, 
Đượm nhuần mưa pháp. 
Còn tại thế : 
Thân tâm yên ổn, 
Phát nguyện tu trì. 
Đã qua đời: 
Ác đạo xa lìa, 
Chóng thành Phật quả.

Buổi lễ đã kết thúc nhưng âm vang mãi còn lắng đọng trong tâm thức của người con Phật và con Việt, trong trái tim chứa đựng niềm yêu kính ân đức cao cả thiêng liêng, trong tâm nguyện : trên đển bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, trong những việc làm hàng ngày, cho dù nhỏ nhất, biểu hiện niềm hiếu kính theo lương tri soi sáng của người biết tri ân và báo ân :

Vu Lan gợi nguồn thương và lẽ sống
Hãy làm sao cho đạo nghĩa vuông tròn
Cuộc đời Ta dẫu thăng trầm biến động
Giữ cho mình vẹn Hạnh Hiếu sắt son.

Chùa Tăng Phúc ngày Lễ Vu Lan, PL.2558
Vạn Hạnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm