Hai “chú tiểu” lớn ở Tịnh xá Bửu Linh
Từ chú tiểu trong dấu ngoặc kép vì hình dung chú tiểu be bé đáng yêu tuổi mầm non hay tiểu học, còn hai "chú tiểu" Huệ Thông và Huệ Minh ở Tịnh xá Bửu Linh (Hòa Bình - Bạc Liêu) đã dùng áo lam cỡ người lớn cùng thâm niên ở chùa chừng 10 năm.
Bắt xe buýt viếng Tịnh xá Bửu Linh tự trong mùa Phật đản, tôn tượng Đức thế tôn đứng chỉ tay lên trời trong đoàn diễu hành ở Bạc Liêu vẫn còn trong phòng khách tịnh xá. Và do Đại đức trụ trì Ban Phật sự, tôi có cơ duyên hỏi thăm hai "chú tiểu" vốn quen thuộc từ lâu.
Thầy - tôi vẫn gọi thế - Huệ Minh kể về 10 năm ở chùa và vị huynh Huệ Thông, cùng thân mẫu, "còn một ông anh, huynh trưởng, ở nhà"- thầy nói. Kiên nhẫn tu học, giữ ngũ giới và mơ ước "sau sẽ học phật như các vị đàn anh".
Thầy Huệ Minh đã học lớp 9 còn vị huynh, Huệ Thông, lớp 11. Có một giấy khen trên bàn...
Hỏi về sự học và quan hệ với thầy cô, bạn bè, chú tiểu Huệ Minh nhẹ nhàng kể chuyện ở trường và "đi học, mình là học trò, thầy cô thường đến chùa viếng mình thưa hỏi bình thường". Về sự học Phật, chú tiểu chân thành nói về sự tự học kiên trì....
Đại đức đi vắng, phận sự trong ngôi tịnh xá rộng do thân mẫu quý tiểu lo ở hậu liêu, thầy Huệ Minh ở phòng khách bên laptop mày mò và Huệ Thông công phu ở chính điện.
Ở tịnh xá này tôi thân thuộc từng cội cây già, từng nhánh hoa, song đến hôm nay mới đủ duyên nghe hai chú tiểu lớn nói về cuộc sống ở chùa và ước mơ học Phật. Gia đình có bốn người thì ba người đã ở chùa! 10 năm vẫn chú tiểu vì theo đúng nguyên tắc sự tu học, chưa thọ giới đàn chưa thành sa di.
Nhìn chú tiểu Huệ Minh lướt phím laptop, Huệ thông nghiêm cẩn công phu ở chính điện và vị thân mẫu còn trẻ lui cui ở bếp, mấy chú nhỏ trong xóm chờ thọ chay... Bún nước lèo chay rau toàn tập nhưng ngon vì thực khách nhìn ra góc lạ ở ngôi tịnh xá vốn thân thuộc: Bửu linh hay bất kỳ ngôi chùa nào cũng có những chú tiểu hay quý Phật tử công quả âm thầm nuôi giấc mơ tu học thành tựu, cả thế học và Phật học, cùng một đời ống chốn thiền đặc biệt đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, nhất quán một con đường tâm linh vốn đòi hỏi cao nơi hành giả.
Tôi ghi hình ảnh tấm giấy khen do Ban giám hiệu trường cấp II ký mực dấu còn đỏ chót, như chụp một đóa hoa tươi...
Nghĩ về các trào lưu sôi động gấp ráp của người trẻ ngày nay, cuộc sống nhanh của công nghệ và cái mới liên tục xuất hiện, lại ngẫm về sự lựa chọn cuộc sống chốn già lam của những chú tiểu - kham nhẫn từ ấu thơ xây dựng ước mơ đẹp của một lý tưởng cao quý.
Nghĩ...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Xem thêm