Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/10/2022, 09:45 AM

Hai người khác nhau một ý niệm, kết cục khác xa nhau một trời một vực

Hôm sau, Đức Phật và đệ tử dùng thần túc đến nước đó, theo thứ lớp mà ngồi trang nghiêm như pháp. Thọ trai rửa tay xong, Đức Phật Thuyết pháp cho Vua và mọi người nghe. Vua hỏi: Con vốn là người tiện dân, không có phước đức, vì nhân duyên gì được như thế này?

Thời Đức Phật tại thế, Vua nước Xá Vệ là Ba Tư Nặc đến thăm Đức Phật. Vua đến nơi liền xuống xe, bỏ lộng, tháo kiếm, cởi giày rồi chắp tay đi vào quỳ xuống đảnh lễ, bạch rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn, ngày mai con mong Đức Phật và Tăng Chúng đến ngã tư đường thọ trai để cho mọi người trong nước đều biết Phật là Đấng Chí Tôn khiến chúng sinh xa lìa tà ma ngoại đạo, gìn giữ Ngũ Giới cho quốc thái dân an.

Đức Phật nói:

- Lành thay! Phàm người làm Vua phải lãnh Đạo Nhân dân một cách sáng suốt, hướng dẫn họ phụng hành đức hạnh để được hưởng phước đời sau.

Vua thưa:

- Bạch Đức Thế Tôn, con xin thoái lui để về lo việc cúng dường. Vua trở về tự tay lo sắp đặt cơm nước, rồi đích thân đón Đức Phật và Tăng Chúng đến ngã tư có thiết trai. Đức Phật đến ngồi vào chỗ, Vua tự mình múc nước rửa tay cho Đức Phật.

Đức Phật thọ trai xong, Thuyết Pháp cho Vua và mọi người. Người đến dự đông vô số. Trong đó có hai thương nhân, một người nghĩ:

- Phật như Đế Vương, đệ tử như trung thần. Phật giảng Thuyết Pháp, đệ tử tụng đọc truyền bá. Vua Ba Tư Nặc thật là sáng suốt, biết Đức Phật là bậc đáng tôn kính, khép ý phụng trì.

Ý niệm là nơi khởi nguồn thiện nghiệp và bất thiện nghiệp

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Còn người kia lại nghĩ:

-Vua Ba Tư Nặc ngu thật! Mình đã là Vua còn cần gì nữa? Phật thật như bò, đệ tử như xe, bò kéo xe chạy Đông, Tây, Nam, Bắc. Phật có Đạo Hạnh gì mà phải y kính phụng trì.

Sau đó hai người ra đi. Đi được khoảng ba mươi dặm đường, họ ghé lại một nhà nghỉ qua đêm. Hai người mua rượu cùng nhau uống và bàn luận chuyện đã thấy ban sáng. Người có thiện niệm được Tứ Thiên Vương ủng hộ.

Còn người nghĩ sai quấy bị quỷ thần ở Thái Sơn khiến cho rượu uống vào bụng nóng như thiêu. Vì vậy anh ta bỏ ra ngoài đường, nằm lăn qua lộn lại trong vết bánh xe trên đường cho mát. Sáng sớm có đoàn xe năm trăm chiếc đi ngang nghiền chết anh ta.

Người bạn sáng ra đi tìm thì thấy anh đã chết rồi, rất bối rối suy nghĩ: "Nếu mình về nước sẽ bị nghi là giết bạn lấy của, kết tội bất nghĩa, thí thân vì tiền của. Do đó anh mới đi sang nước khác. Vua nước này vừa băng hà mà không có Thái Tử nối ngôi.

Trong sấm thư tiên tri của nước đó viết: "Sẽ có một người thân phận thấp kém ở nước khác lên làm Vua nước này. Vua quá cố có một con thần mã (ngựa thần), nếu gặp vị ấy nó sẽ quỳ xuống."

Các quan theo lời, thắng yên cương, đeo quốc ấn trên mình thần mã rồi dẫn đi khắp nơi tìm người kế vị. Người xem thần mã rất đông, cũng vừa gặp lúc anh này đi đến nước ấy. Quan thái sử trông thấy nói:

- Vị ấy có mây vàng che phủ, chính là khí tượng làm Vua. Thần mã trông thấy liền đến quỳ xuống liếm chân vị thương khách. Quần thần mừng rỡ, liền rước anh về cung tôn lên làm vua.

Bấy giờ vị Vua này mới coi sóc tình hình trong nước và tự suy nghĩ:

" Ta không làm một việc lành nào cả, sao lại hưởng phước này? Chắc đây là nhờ ân đức của Phật."

Do đó, Vua bèn cùng quần thần hướng về nước Xá Vệ, từ xa đảnh lễ bạch:

-Con là người hạ tiện thiếu đức, nhờ từ ân Thế Tôn mới được làm Vua. Ngày mai xin Đức Thế Tôn và các vị A La Hán thuận theo ý nguyện của con đến đây thọ trai.

Đức Phật ở xa liền biết, bảo A Nan dặn các vị Tỳ Kheo ngày mai Vua nước kia có lời cung thỉnh, tất cả hãy sử dụng thần thông đến nước đó cho Vua và nhân dân hoan hỷ.

Hôm sau, Đức Phật và đệ tử dùng thần túc đến nước đó, theo thứ lớp mà ngồi trang nghiêm như pháp. Thọ trai rửa tay xong, Đức Phật Thuyết pháp cho Vua và mọi người nghe. Vua hỏi:

- Con vốn là người tiện dân, không có phước đức, vì nhân duyên gì được như thế này?

Đức Phật đáp:

- Lúc trước Vua Ba Tư Nặc cúng dường cơm nước cho Đức Phật nơi ngã tư đường. Vua đây trông thấy trong lòng suy nghĩ: "Đức Phật như Quốc Vương, đệ tử như trung thần." Nhờ Vua gieo hạt giống lành này mà ngày nay gặt lấy quả báo tốt đẹp. Còn bạn của Vua ngày trước vì cho rằng Phật như bò, đệ tử như xe. Người ấy gieo hạt giống vành bánh nên nay chịu quả báo bị xe rực lửa nghiền nát trong chốn địa ngục Thái sơn.

Không phải do Vua dũng cảm hùng mạnh mà đoạt được ngôi vị ấy. Làm thiện được phước, làm ác gặt họa. Phước hay họa do mình gây tạo mà chẳng phải Trời, Rồng, Quỷ, Thần ban cho hay gây ra.

Bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói kệ:

Tâm là gốc pháp

Đứng đầu, sai sử

Tâm khởi niệm ác

Nói ác, làm ác

Tội khổ theo ta

Như xe theo vết.

Tâm là gốc pháp

Đứng đầu, sai sử

Tâm khởi niệm thiện

Nói thiện, làm thiện

Phước lạc theo ta

Như bóng theo hình.

Đức Phật nói kệ xong, Vua và vô số thần dân đều vô cùng hoan hỷ, chứng được Pháp Nhãn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm