Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/11/2022, 09:03 AM

Halloween: Lễ hội có thể xâm hại tâm hồn trẻ thơ

Sau khi lễ hội Halloween du nhập Việt Nam, qua theo dõi nhận thấy đối tượng chính tham gia chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhiều người lo ngại với lễ hội Halloween du nhập vào Việt Nam có thể "xâm hại" đến tâm hồn trẻ thơ với nhiều hình ảnh và trò chơi quá rùng rợn...

Lễ hội Halloween là ngày gì?

Halloween là một lễ hội truyền thống lớn được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm, trước ngày Lễ các Thánh của đạo Kitô giáo.

Ngày Halloween được tổ chức để đánh dấu sự kết thúc của vụ mùa thu hoạch và bắt đầu mùa đông lạnh giá, nhằm tưởng nhớ những người quá cố, gồm các vị thánh, các vị tử vì đạo và tất cả những người thân đã qua đời.

Lễ hội Halloween có tên gốc gọi là All Hallows' Eve. Trong đó, "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh", còn trong tiếng Scotland, từ "eve" chính là even (chiều tối) trong tiếng Anh, từ này cũng được viết ngắn gọn thành e'en hay een.

Trải qua nhiều thế kỷ, All Hallows' Eve dần trở thành Halloween và là tên gọi chính thức được nhiều người biết đến trên toàn thế giới.

Halloween viết đầy đủ là All Hallows' Eve', nghĩa là 'Buổi tối vọng lễ chư Thánh”.

Halloween viết đầy đủ là All Hallows' Eve", nghĩa là 'Buổi tối vọng lễ chư Thánh”.

Ngày nay, lễ hội Halloween thường được tổ chức rộng rãi trên khắp thế giới, quy mô lớn hay nhỏ tùy theo mỗi quốc gia. Song giờ đây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi.

Các biểu tượng đặc trưng cho lễ hội này là những trái bí ngô đèn lồng, hình ảnh phù thủy ma mị, trái táo độc, những con ma quỷ đáng sợ hay những con vật báo hiệu cho cái chết như cú mèo, dơi...

Trong ngày Halloween, mọi người thường hóa trang thành những nhân vật ma quái, xuất hiện cùng nhau dưới ánh trăng, tham dự các bữa tiệc được trang trí rùng rợn.

Có nên tồn tại lễ hội Halloween ở Việt Nam?

Như chúng ta biết, thảm họa đặc biệt xảy ra tại tại khu Itaewon, Seoul (Hàn Quốc) làm ít nhất 154 người tử nạn cùng với hơn 130 người bị thương do chen lấn trong lễ hội Halloween đã gây sốc cho nhiều người. 

Liên quan lễ hội Halloween, Thượng tọa Thích Vân Pháp (trụ trì chùa Từ Vân, TP.Huế) từng có bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân bày tỏ ý kiến, đồng thời có những lời khuyên và đã nhận được sự tán thưởng, chia sẻ của đông đảo người dân, Phật tử.

“Không nên để lễ hội “ma quỷ” du nhập vào Việt Nam vì nó không phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam; không nên để lễ hội này trở thành trào lưu mới trong học đường vì nó rất ghê rợn, những hình ảnh vô cùng xấu xí ấy, ám ảnh các em nhỏ trong một thời gian, chiêu cảm những hạt giống xấu ác và ghê rợn biểu hiện ra bên ngoài đó không phải là vui mà là báo hiệu cho sự xuất hiện của cái xấu bắt đầu lan tràn vào học đường và xã hội Việt Nam. Người Phật tử không nên tham gia lễ hội ma quỷ rùng rợn ấy, vì đó là gieo trồng chủng tử bất thiện, xấu ác vào tâm thức và tâm thức biểu hiện cái xấu ác đó ra bên ngoài qua những hình vẽ, trang phục như vậy.

Những hình ảnh “rùng rợn” kiểu như thế này có phù hợp với thiếu nhi Việt Nam? Ảnh chụp màn hình.

Những hình ảnh “rùng rợn” kiểu như thế này có phù hợp với thiếu nhi Việt Nam? Ảnh chụp màn hình.

Tại Việt Nam, lễ hội Halloween đã được du nhập vào theo tinh thần mở cửa, hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa. Thế nhưng, việc ứng xử văn hóa với một lễ hội có nguồn gốc từ phương Tây này như thế nào thì hiện vẫn còn thiếu những định chế cần thiết, nhất là trong môi trường giáo dục và phương thức giáo dục con trẻ có những dấu hiệu chệch choạc, lệch hướng. Nếu chúng ta tiếp nhận lễ hội Halloween một cách sâu sắc sẽ góp phần đấu tranh chống lại những điều phi đạo đức, tiêu cực. Tuy nhiên, do việc tiếp thu văn hoá nước ngoài nên đôi khi cũng tồn tại những điều lệch lạc, thái quá. Có nhiều người sử dụng chuyện ma quỷ ngày Halloween để doạ dẫm nhau, gây những điều lo lắng. Hoặc một số đối tượng lợi dụng điều này để sáng tạo ra những sản phẩm kì dị để cung cấp ra thị trường, điều đó không phù hợp với văn hoá Việt Nam. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm