Hạng người như chữ viết trên nước
Phẫn nộ, sân hận với những điều trái ý là tâm lý bình thường của chúng sanh. Tuy nhiên, tùy theo nghiệp lực nặng nhẹ của mỗi người mà biểu lộ sự giận dữ với những sắc thái và cấp độ khác nhau.
Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại vườn Nai, dạy các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, có ba hạng người này xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người như chữ viết trên đá, hạng người như chữ viết trên đất, hạng người như chữ viết trên nước.
Thế nào là hạng người như chữ viết trên đá? Này các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục lâu dài. Ví như chữ viết trên đá không bị gió hay nước tẩy xoá nhanh chóng, được tồn tại lâu dài.
Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đất? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không có tiếp tục lâu dài. Ví như chữ được viết trên đất bị gió hay nước tẩy xóa mau chóng, không tồn tại lâu dài.
Thế nào là hạng người như chữ viết trên nước? Này các Tỷ kheo, có người dẫu bị nói một cách kịch liệt, bị nói một cách ác độc, bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy, vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện và hoan hỷ. Ví như chữ viết trên nước được mau chóng biến mất, không có tồn tại lâu dài.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Kusinàra, phần Chữ viết trên đá, trên đất, trên nước, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.517)
Hạng người không thể ước lượng theo lời Phật dạy

Ảnh minh họa.
Lời bàn:
Con người sống ở đời thường hân hoan khi gặp những điều gì vừa ý đồng thời phản ứng giận dữ, gay gắt lúc gặp cảnh chẳng đẹp lòng. Phẫn nộ, sân hận với những điều trái ý là tâm lý bình thường của chúng sanh. Tuy nhiên, tùy theo nghiệp lực nặng nhẹ của mỗi người mà biểu lộ sự giận dữ với những sắc thái và cấp độ khác nhau.
Có hạng người rất dễ bị sân hận, chỉ cần nghịch ý thì lập tức đùng đùng nổi giận. Người dễ giận mà khó nguôi thì gần như vô phương cứu chữa, chẳng mấy ai dám gần gũi và thân thiết với hạng người này.
Bởi giận thì mất khôn, không thể làm chủ lời nói cũng như hành vi một khi đã nổi giận. Như dòng chữ khắc sâu vào đá, khó phai mờ dù gió táp mưa sa, sự phẫn nộ tồn tại lâu dài sẽ thiêu đốt thân tâm, làm cho ai ôm ấp nó phải héo hon, cằn cỗi.
Nếu như mau giận mà chóng quên, nóng nảy chỉ vì trực tính, có chuyện liền nói ra không để bụng thì vẫn còn được cảm thông. Một người có nóng giận nhưng rồi sau đó biết lỗi, nhận thức được sự nguy hiểm mà tìm cách khắc phục, rất đáng được ca ngợi. Bởi chúng sanh thì ai cũng có nóng giận nhưng phải biết kiềm chế và nhẫn nhịn để điều phục. Giống như chữ viết trên cát, mưa gió dễ dàng xóa nhòa, người có giận cũng không nên giận lâu, nhanh chóng chuyển hóa cho thân tâm nhẹ nhàng, mát mẻ.
Không giận là trường hợp hiếm có ở trên đời, một người thành tựu tuệ giác vô ngã mới đạt đến khả năng này. Bậc thánh giả luôn hoan hỷ với những nghịch cảnh nhờ có đầy đủ trí tuệ và từ bi. Như chữ viết trên nước, có mà như không, chẳng có gì có thể làm lay động tâm tư của những vị này. Người con Phật trong quá trình hướng đến không sân hận của bậc thánh trước phải biết nhẫn nhịn đồng thời phát huy bi và trí để từng bước điều phục, chuyển hóa nóng giận của chính mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm