Tại sao mừng Xuân Di Lặc?
Sáng mồng một chúng ta lạy Phật, lạy vía đức Di Lặc, là đặt hết cả niềm hy vọng vào tương lai, hy vọng chúng ta sẽ thành Phật. Không hy vọng giàu có sang trọng gì mà chỉ hy vọng sẽ thành Phật. Đó là ý nghĩa sâu đậm nhất của ngày mùng một Tết để chúng ta lễ đức Phật Di Lặc
Ngày mồng một Tết là ngày vía của ngài? Như vậy, ngày mồng một Tết là ngày sinh hay ngày tịch của ngài? Trả lời câu hỏi này không dễ. Kinh sách từ Ấn Độ không thấy ghi; ở Trung Hoa lại càng khó, vì ngài hóa thân như đã kể trên thì không dễ gì ấn định được ngày sinh, ngày tịch của ngài; ở cung trời Đâu suất thì lại càng... mờ mịt.
Có người nói rằng: “Chúng ta lạy Ngài với câu: Long Hoa Giáo Chủ đương lai hạ sanh Di Lặc tôn Phật. Chư Tổ thấy thế gian xem ngày mùng một Tết là ngày định đoạt của suốt một năm. Ngày này mọi người dè dặt từng lời nói, dè dặt từng hành động, dè dặt từng tên người đến thăm mình, dè dặt đủ thứ chuyện.
Như vậy, ngày mùng một Tết là ngày đầy đủ ý nghĩa của tương lai mình. Trong nhà chùa ngày mùng một Tết có ý nghĩa gì? Các Tổ lấy ngày mùng một Tết làm ngày vía đức Phật Di Lặc cũng là ngày tương lai rực rỡ, ngày tương lai sẽ thành Phật.
Sáng mồng một chúng ta lạy Phật, lạy vía đức Di Lặc, là đặt hết cả niềm hy vọng vào tương lai, hy vọng chúng ta sẽ thành Phật. Không hy vọng giàu có sang trọng gì mà chỉ hy vọng sẽ thành Phật. Đó là ý nghĩa sâu đậm nhất của ngày mùng một Tết để chúng ta lễ đức Phật Di Lặc”.
Tết nhìn từ phương diện tu tập Phật Pháp
Vậy ngài đến phương Tây thì sao?
Khi đặt câu hỏi này, tôi nhớ lại câu đối vô tình của nhà thơ Võ Quê ngày nào có khi lại được. Miệng từ thường cười, cười những việc rất khó cười trong thiên hạ/ Bụng hỉ hay dung, dung lắm chuyện chẳng dễ dung ở thế gian. Có khi chính vì cái “miệng từ thường cười” và cái “bụng hỉ hay dung” ấy mà con người đang sống ở cõi đời ô trọc này chọn làm biểu tượng cho ngày mở đầu một năm, vì trong cuộc sống, ai ai cũng mong gặp được những nụ cười vui vẻ, những tấm lòng bao dung. Không phải vô tình mà dân gian gọi ngài là “Phật cười”.
Ngoài ra, một số tranh tượng của ngài có thêm 6 đứa trẻ nô đùa, đứa thì chọc ngón tay vô rốn ngài, đứa thì móc lỗ mũi, đứa thì móc miệng, đứa thì chọc lỗ tai... Và ngài thì vui cười, không chút phiền giận. Tôi nghĩ, nụ cười ấy là nụ cười đốn ngộ. Nhưng theo dân gian, trẻ con là hình ảnh của tương lai và cũng là “lộc”. Những đứa trẻ kháu khỉnh, vui vẻ thế kia thì cũng nên rước vào nhà.
Trừ ma diệt quỷ
Một lần du lịch ở Trung Quốc, tôi có dịp thưởng lãm tuồng tích Quỷ vây Chung Quỳ. Chuyện kể rằng, Chung Quỳ học rất giỏi, thi đỗ tiến sĩ nhưng vì tướng mạo xấu quá, vua không dùng. Ông đập đầu vào trụ đá trước điện rồng mà chết. Ông được Ngọc hoàng thượng đế thương tình ban cho phép trừ ma diệt quỷ tạo phúc cho muôn dân. Một hôm, Chung Quỳ bị mấy con quỷ dữ vây lại; con thì níu cổ, con thì giữ tay, con thì giữ chân... làm cho Chung Quỳ không cách gì trổ tài pháp thuật được. Cái chết coi như cận kề.
Lúc ấy, đột nhiên có một hòa thượng mập ú đang ưỡn cái bụng bự đi đến cùng miệng cười toe toét, vịn vai Chung Quỳ và nói:
- Tướng quân bắt quỷ mà sao lại lúng túng thế?
Chung Quỳ nói:
- Không ngờ quỷ dương gian khó bắt quá.
Hòa thượng mập, cười vui nói:
- Đừng lo, tôi bắt quỷ thế cho ngài.
Hòa thượng nói xong thì cười ha ha với tụi quỷ, há to miệng rống lên một tiếng, nuốt tất cả quỷ vào trong bụng. Chung Quỳ lấy làm kinh dị, nói:
- Sư phụ đúng là thần thông quảng đại.
Hòa thượng đáp:
- Ngài không biết đó thôi, những tên nghiệt quỷ như thế này rất nhiều, không thể nói đạo lý với chúng nó, không thể nói chuyện tình cảm với chúng nó, chỉ có cách là nuốt nó vào trong bụng mà thôi.
Có lẽ qua sự tích này, nhiều người gắn thêm cho ngài chức năng trừ ma diệt quỷ.
Những ghi chép trên cũng chỉ là mới “tìm” chứ chưa chắc đã “hiểu”, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng ta có thể học tập được ở ngài tấm lòng gắn bó với tha nhân, luôn nuôi lớn lòng từ tâm. Và đó là nụ cười Di Lặc, là tấm lòng bao dung của Di Lặc, là mùa Xuân Di Lặc luôn hiện hữu trong mỗi người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa
Nghiên cứu 16:00 02/09/2024Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.
Xem thêm