Hành nghề giết trâu bị quả báo thê thảm
Với da tay sạm màu đồng thau, mặt mày râu ria, đôi mắt đỏ lộ ra vẻ hung khí, người đó chính là Cổ Yến Long, là tay đồ tể nổi tiếng là “hung thần” tại địa phương, ai ai trông thấy cũng đều sợ ông như gặp cọp.
Nhà ông gần chợ, một căn nhà gỗ tương đối thoáng mát để ông cùng vợ và hai con sinh sống. Hai đứa con ông Cổ tuy không biết võ nghệ, thế nhưng tướng mạo của chúng cường tráng như bao thanh thiếu niên thô lỗ khác. Cả cha lẫn con tính tình đều rất hung bạo, đồng thời rất sành sỏi trong nghề giết chóc. Hơn thế nữa, bà vợ ông Cổ đao pháp nhanh nhẹn, lanh lợi cũng không thua gì chồng. Trong phòng được kê một cái giường đồng, đây cũng là nơi nghỉ ngơi của hai vợ chồng ông Cổ, hai đứa con thì thường ngủ dưới đất. Gian phòng trưng bày rất đơn giản, bên cạnh có treo một chày gỗ rất to dùng để giết trâu. Gian phòng có một cánh cửa sổ treo lủng lẳng nào là sườn trâu, đầu trâu, đùi trâu, đuôi trâu để bày bàn, cánh cửa này luôn luôn được mở rộng.
Chính vì lẽ cả nhà họ đều làm nghề giết trâu, do đó số trâu bị họ giết cứ mỗi ngày tăng dần không sao đếm hết. Về sau, đột nhiên Cổ Yến Long bị một chứng bệnh tự nhiên hai mắt rất đau đớn, chạy chữa bao nhiêu thuốc thang đều vô hiệu.

Ảnh minh hoạ.
Quả thật “họa bất đơn hành” (họa không chỉ đến với một người), bà vợ ông vào cuối năm ấy cũng mắc một chứng bệnh lạ kỳ, toàn bộ da trên thân đều bị rách nát thối rữa, mỗi khi cử động áo quần chạm vào đau đớn khôn cùng. Thân nằm thoi thóp trên giường mà miệng bà lẩm bẩm:
– Đây là hình phạt của sở tư pháp nơi âm phủ chiếu theo tội mổ trâu của tôi mà cắt xẻ da thịt của tôi đó! Tôi không thể chịu nổi nữa rồi!
Âm thanh rên la của bà vợ khiến cho ai nấy nghe được không sao cầm lòng. Chính bà lão họ Trầm là người chăm sóc cho bà, là người đích thân chứng kiến được sự việc này. Do đó mới biết được quả báo của việc sát sinh rất nặng, trong đó giết trâu bị nghiệp báo rất lớn. Phải biết rằng trâu có công rất lớn đối với con người, vậy mà vì sao chúng ta nỡ đang tâm sát hại chúng để ăn thịt?
Trích: Thương yêu sự sống (The Love Of Life)
Tác giả: G.B. Talovick
Người dịch: Thích Tâm An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đức Phật - Vị lương y vô song
Tư liệu
Đối với các học phái thật xa xưa cũng như Kim Cương Thừa Đức Phật luôn được xem là Vị Thầy của tất cả các phương thuốc chữa trị.

"Nước" trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại
Tư liệu
Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Nội san Ánh Quang Minh: Không chỉ là tư liệu, còn là di sản của Hệ phái Khất sĩ
Tư liệu
Trong những ngày cuối năm Giáp Thìn, với sự hỷ lạc và ấm áp của chuyến trở về tổ đình tịnh xá Ngọc Phúc Gia Lai để đảnh lễ Sư phụ Hòa thượng Bổn sư, tôi cũng có dịp ghé thăm một số tịnh xá huynh đệ.

Truyện cổ Phật giáo: Trang nghiêm tháp Phật
Tư liệu
Lúc ấy, đức Phật đang ở thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới gốc cây Ni-câu-đà. Trong thành có một trưởng giả vô cùng giàu có, chọn một người vợ thuộc dòng quý tộc, chung sống với nhau vô cùng hòa hợp.
Xem thêm