Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/04/2019, 15:11 PM

Hạnh phúc tuyệt vời đôi khi chỉ là sự bình thường

Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” .

Một ngày như mọi ngày, em trả lại đời tôi

Một ngày như mọi ngày, ta nhận lời tình cuối

Một ngày như mọi ngày, đời nhẹ như mây khói

Một ngày như mọi ngày, mang nặng hồn tả tơi

Một ngày như mọi ngày, nhớ mặt trời đầu môi

Một ngày như mọi ngày, đau nặng từng lời nói

Một ngày như mọi ngày, từng mạch đời trăn trối

Một ngày như mọi ngày, đi về một mình tôi

Một ngày như mọi ngày, từng chiều lên hấp hối

Một ngày như mọi ngày, bóng đổ một mình tôi...

Một ngày như mọi ngày, đau nặng từng lời nói

Một ngày như mọi ngày, đau nặng từng lời nói

Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, năm 2014 có 42,773 người tự sát. Năm 2016 có 44,965 người tự vẫn. Còn tại Việt Nam, theo Vietnamnet “mỗi năm có khoảng 40,000 người tự tử do trầm cảm”.

Trang tin Sputnik News ngày 7/4/2019 đã trích dẫn tin của báo Pháp Luật của Việt Nam, “Hiện tượng người trẻ tự tử đang diễn ra ngày càng nhiều ở Việt Nam.”

Theo Liên Hiệp Quốc, mỗi năm trên thế giới có 800,000 người tự vẫn. Có nhiều nguyên do khiến con người tự tử như… khốn quẫn về tiền bạc, đổ vỡ gia đình, tình yêu, hoặc mù quáng tin theo lời tiên tri về ngày tận thế. Nhưng nguyên do đáng sợ nhất là căn bệnh buồn nản, chán đời.

Trào lưu tự tử không có nhiều trong lớp người nghèo khổ mà ở lớp trẻ, các tài tử, ca sĩ, người mẫu…tài sản lên tới cả chục triệu đô-la nhưng đã kết liễu đời mình chỉ vì thấy cuộc đời này vô vị. Đối với những người này, thật không có gì kinh hoàng cho bằng khi:

- Sáng thức dậy, mặt trời vẫn mọc ở phương đông.

- Trái đất này vẫn thế.

- Một ngày như mọi ngày.

- Rồi lại đánh răng súc miệng, rồi lại ăn sáng, ăn trưa như ngày hôm qua.

- Rồi một ngày như mọi ngày.

- Rồi thời gian thừa thãi không biết phải làm gì.

- Rồi mặt trời lại lặn ở phương tây như ngày hôm qua.

- Rồi lại ăn tối, rồi lại đi ngủ.

- Và em vẫn nói với tôi những lời yêu như ngày hôm qua.

- Khiến tôi đau nặng từng lời nói! (lời bản nhạc)

- Khiến linh hồn tôi tả tơi (lời bản nhạc)

- Từng buổi chiều, từng chiều lên hấp hối! (lời bản nhạc)

- Rồi màn đêm lại buông xuống.

- Rồi lại đi ngủ.

- Nhưng rồi dằn vặt, mất ngủ.

- Rồi gục đầu vào các loại thuốc, ma túy...

- Rồi khóc than qua những bản nhạc Bolero ủy mị.

- Rồi uống thuốc an thần.

- Nhưng càng uống thuốc an thần càng mất ngủ.

- Rồi tuyệt vọng, không lối thoát.

- Rồi nói lời trăn trối. (lời bản nhạc)

- Rồi kết liễu đời mình. 

Đối với những người mang bệnh buồn nản chán đời thì họ chỉ mong:

- Trái đất này phải đổi thay.

- Mọi người phải chạy ra đường la hét.

- Thiên nhiên phải nổ tung, chứ không thể cứ giống như ngày hôm qua.

- Không thể cứ sống ù lì mãi thế.

- Những mất mát phải được đền bù.

- Những khát vọng phải thành đạt.

- Người đã bỏ ta đi phải quay trở lại.

- Để dòng sông không phải là “dòng sông vĩnh biệt”.

- Nếu không họ tuyệt vọng, chán đời và than vãn: Mặt trời ơi! Sao mi vẫn mọc ở phương đông? Sao hoa kia vẫn nở? Cả loài chim kia, sao mi vẫn cứ hót? Cả con suối kia sao mi vẫn cứ chảy rì rào? Những làn gió nhẹ kia sao mi vẫn cứ thổi? Cả những vạt nắng lung linh đang nhảy múa trong vườn kia cũng chỉ là giả tạo. Và ngàn năm mây trắng sao giờ vẫn còn bay? Tất cả đều vô nghĩa và chỉ là một màn kịch của tạo hóa.

Tóm lại, không có bất cứ cái gì có ý nghĩa đối với họ trên cõi đời này. Họ cảm thấy cô đơn tột cùng theo như lời bản nhạc, “Một ngày như mọi ngày, bóng đổ một mình tôi.” Và họ đi tìm cái chết như một cứu cánh giải thoát.

Tất cả đều vô nghĩa và chỉ là một màn kịch của tạo hóa.

Tất cả đều vô nghĩa và chỉ là một màn kịch của tạo hóa.

Bài liên quan

Thế nhưng này bạn ơi. Bạn thử suy nghĩ xem:

-Sáng thức dậy, người chồng vui mừng khi thấy gia đình bình yên. Rồi người vợ pha cho chồng một ly cà-phê, nói lời chào hỏi như ngày hôm qua. Rồi hai vợ chồng ăn sáng như mọi ngày trong yên lặng. Rồi con cái lễ phép chào cha mẹ, cắp sách đến trường như ngày hôm qua. Thì đây là những giây phút hạnh phúc tuyệt vời của gia đình. Bạn còn mong ước gì hơn?

- Rồi khi ra đường, xe cộ vẫn bình thường như mọi ngày. Không tai nạn, không tắc nghẽn.

- Rồi sở khí tượng thông báo không giông bão, lụt lội, sóng thần, không động đất. Mọi việc cũng yên bình như ngày hôm qua. Vậy bạn còn mơ ước gì hơn?

- Rồi khi vào công sở. Mọi việc diễn tiến bình thường, không có gì mới lạ. Không bị ông/bà chủ la rầy, không bị cấp trên khiển trách. Bạn còn mong ước gì hơn?

- Rồi khi về nhà, người chồng thấy vợ và con cái bình yên. Rồi lại cơm tối như mọi ngày. Rồi người chồng đọc báo hay xem truyền hình. Thế giới vẫn bình yên như ngày hôm qua. Không biến động, không chiến tranh, không cấm vận, lật đổ.

- Thị trường chứng khoán không leo thang mà cũng không tụt dốc. Giá vàng, giá săng ổn định. Đây là hạnh phúc là mong cầu của thế giới. Vậy bạn còn mơ ước gì hơn?

“Trú dạ lục thời an lành”, đó là phước báu

“Trú dạ lục thời an lành”, đó là phước báu

Rồi ở phía xa xa…

Bài liên quan

- Ở chùa, sư cụ sáng thức dậy thấy cửa nẻo đều yên. Thùng phước sương không bị kẻ trộm lấy đi. Chư tăng ni vân tập, trang nghiêm hành lễ như mọi ngày. Vẫn kinh đó, chuông đó, mõ đó và lời nguyện cầu đó…giống hệt như ngày hôm qua. Rồi chư tăng/ni lại ăn sáng như mọi ngày. Rồi Phật tử kéo tới lễ chùa hay công quả như mọi ngày. Đó là “trú dạ lục thời an lành”, đó là phước báu. Sư cụ còn mong cầu gì nữa?

Này bạn ơi, cái gọi là “Một ngày như mọi ngày” là nỗi kinh hoàng của những kẻ chán đời nhưng nó lại là sự yên lành, là nguồn hạnh phúc của những người nhìn thấy rõ thế nào là hạnh phúc.

- Hạnh phúc là sự bình yên, là sự không đổi thay, “hằng mà chuyển” trong thế giới của Hoa Nghiêm. Niết Bàn là sự sáng soi, tịch mịch, hằng trụ mà không lay chuyển, không có cũ-mới, không có trước sau, không có ngày hôm qua hoặc ngày mai. Chúng sinh chạy ngược chạy xuôi suốt đời để tìm hạnh phúc. Nhưng họ chỉ tìm thấy khổ đau hay hạnh phúc giả tạo. Trong khi đó bao bậc đạo sư, cuộc sống 100 năm nào có gì khác?

- Ngày hôm nay cũng giống ngày hôm qua, vẫn tụng kinh niệm Phật, vẫn hành thiền, sáng chiều không có gì thay đổi. Cuộc sống phẳng lặng như dòng sông chảy lặng lờ. Mà sao họ vẫn cứ yên vui?

- Vậy khi tâm trí bạn lắng yên thì “Một ngày như mọi ngày” chính là hạnh phúc tuyệt vời. Như lời dạy của Hương Hải Thiền Sư “Bình thường tâm thị đạo”.

Thế nhưng bạn ơi, muốn đạt được điều đó, bạn phải dùng trí tuệ. Bởi vì sống với cảm xúc, bạn chỉ thấy khổ đau. Sống với trí tuệ, bạn sẽ mở tung cánh cửa để tiến vào khu vườn hạnh phúc.Thế nhưng tôi không biết những lời quê mùa, mộc mạc này có giúp gì cho căn bệnh chán đời của bạn hay không?

Bạn ơi, thường xuyên nghe nhạc buồn, nhạc ủy mị, nhạc thất tình, nhạc Bolero khóc than, coi phim bộ ướt át của Hongkong, Đại Hàn (ở Mỹ gọi là Soap Opera) là dấu hiệu của mất nghị lực, mất phương hướng, buồn nản chán đời rồi đi đến tuyệt vọng và tự sát.

Bản nhạc “Chủ Nhật Buồn” (Gloomy Sunday, Sombre Dimanche) của nhạc sĩ Rezso Seress người Hung Gia Lợi đã được xem như “Bản Thánh Ca Của Những Người Tự Tử” đã dấy lên một phong trào tự sát trong giới thanh niên tới nỗi chính phủ Anh phải ra lệnh cấm hát bản nhạc này.

Bản nhạc “Chủ Nhật Buồn” (Gloomy Sunday, Sombre Dimanche) của nhạc sĩ Rezso Seress người Hung Gia Lợi đã được xem như “Bản Thánh Ca Của Những Người Tự Tử” đã dấy lên một phong trào tự sát trong giới thanh niên tới nỗi chính phủ Anh phải ra lệnh cấm hát bản nhạc này.

Bài liên quan

Vào năm 1941, bản nhạc “Chủ Nhật Buồn” (Gloomy Sunday, Sombre Dimanche) của nhạc sĩ Rezso Seress người Hung Gia Lợi đã được xem như “Bản Thánh Ca Của Những Người Tự Tử” đã dấy lên một phong trào tự sát trong giới thanh niên tới nỗi chính phủ Anh phải ra lệnh cấm hát bản nhạc này.

Bạn ơi, cô Kiều nghe chuyện Đạm Tiên, cảm động khóc than sướt mướt khiến chính đời mình thê thảm, 15 năm ở lầu xanh làm gái bán dâm, cuối cùng nhảy xuống Sông Tiền Đường tự vẫn, may mà được bà vãi Giác Duyên cứu cho.

Do đó, nhạc buồn, nhạc ủy mị, nhạc than, nhạc khóc, phim truyện tình cảm ướt át… đều rất nguy hiểm cho đời sống của thanh thiếu niên.

Bạn ơi, ở tuổi này, sau bao năm rong ruổi cuộc đờii, tôi sợ những bản nhạc buồn. Sợ những phim ảnh đầy bạo lực, săn lùng, bắn giết mà chỉ muốn nghe những lời êm dịu. Những hình ảnh cứu giúp người đời. Những lời kinh ru làm tỉnh thức lòng người. Và những giây phút êm đềm.

Hôm nay cũng như ngày hôm qua. Một ngày như mọi ngày.

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 8 Tháng 4, 2019)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Trong ta có Phật

Góc nhìn Phật tử 13:30 17/04/2024

Trong đau khổ tuyệt vọng / Tiến thoái chẳng còn đường/ Chỉ muốn chết cho xong/ Trong tâm mà có Phật/ Việc gì rồi cũng qua...

Chuyện ông cháu: Mỗi người tự quyết định nhân quả cho chính mình

Góc nhìn Phật tử 13:15 17/04/2024

Trước đây nội vẫn nói với con rằng lẽ ra con có cả tình thương yêu của cha lẫn mẹ, giờ thì mất cha rồi. Đó là sự hụt hẫng, mất mát lớn nó vừa khiến con già dặn hơn nhưng đồng thời cũng yếu đuối hơn, nhạy cảm hơn, dễ tủi thân, dễ mặc cảm…

Xem thêm