Khi C.Mác thực hành Phật pháp
Marx đã đề cập đến Phật giáo trong “Hệ tư tưởng Đức” với tựa đề “Khởi nghĩa của binh lính Ấn Độ”. Năm 1861, khi ghé thăm Berlin, Marx đã gặp Karl Koppen và sau lần giao lưu đó, Koppen giới thiệu với Marx một nghiên cứu về Phật pháp gồm hai tập của ông.
> Đức Phật và C.Mác trong các nỗ lực cải biến xã hội
Một người đã cởi bỏ tham sân si trong thể xác và tâm trí, dĩ nhiên, theo định nghĩa, là một người “mang thuộc tính Cộng sản”.
“Đó là vấn đề của tinh thần, cái tạo ra chính nó bên ngoài cái không có gì. Vì vậy đó là vấn đề của cái không có gì, khi những cái bên ngoài nó đã tự biến mình thành tinh thần” – Karl Marx: Hệ tư tưởng Đức, Prometheus Books, 1998, tr.161...Theo bất kỳ định nghĩa truyền thống nào thì Karl Marx (1818-1883) cũng không phải là một Phật tử. Theo những nguồn có thể xác định được, Marx cũng chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ hình thức Phật pháp “chính gốc” nào trong những hành trình vòng quanh châu Âu. Mối liên kết của Marx với triết lý Phật giáo bắt nguồn từ tình bằng hữu và mối quan hệ trong cả cuộc đời với Karl Koppen, một trong những học giả châu Âu đầu tiên được công nhận về các đề tài Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Tây Tạng. Marx đã từng gặp Koppen ở trường đại học nên cũng hợp lý khi giả định đó là nơi Marx lần đầu tiên tiếp xúc với một cách diễn giải mang tính học thuật phương Tây về tôn giáo và triết lý Á Đông này.
Dĩ nhiên, Marx đã đề cập đến Phật giáo trong “Hệ tư tưởng Đức” được ông hoàn thành đầu năm 1846 với tựa đề “Khởi nghĩa của binh lính Ấn Độ”. Năm 1861, khi ghé thăm Berlin để với hy vọng lấy lại quyền công dân Phổ (trước đó đã bị tước bỏ vì các hoạt động “cách mạng” của ông), Marx đã gặp Karl Koppen và sau lần giao lưu đó, Koppen giới thiệu với Marx một nghiên cứu về Phật pháp gồm hai tập của ông. Sau sự kiện này, đến năm 1866, Marx viết thư cho một người có tên Antoinette Philips (trung tâm của bài báo này). Trong thư nói rằng ông đã thực hành tinh thần theo lời Phật dạy.
Trong tác phẩm của Friedrich Engels mang tựa “Biện chứng của tự nhiên”, việc sử dụng phép biện chứng trong Phật giáo được mô tả là đã ở “giai đoạn phát triển tương đối cao” (và điều này được so sánh theo hướng tích cực với việc sử dụng biện chứng trong triết học Hy Lạp kinh điển và thời cổ đại). Dù mãi tới năm 1934 cuốn sách trên mới được xuất bản nhưng người ta tin rằng phần lớn cuốn này đã được viết vào khoảng giữa năm 1872-1882, khi Karl Marx vẫn còn sống. Nếu cho là Engels và Karl Marx đồng ý với nhau về hầu hết mọi việc, cũng hợp lý khi giả định rằng sự ca ngợi tích cực việc sử dụng biện chứng trong Phật pháp của Engels thống nhất với sự công nhận tổng quát của chính Karl Marx, dù rõ ràng là việc sử dụng phép biện chứng chỉ đạt tới giai đoạn phát triển cấp cao nhất trong phân tích triết học của thời hiện đại (thời đại mà Engels đang sáng tác).
Những trích dẫn trên là một cái nhìn khái quát về dấu ấn của Phật giáo trong cuộc đời của Karl Marx, dù đây có thể chưa phải là danh sách cuối cùng vì đề tài nghiên cứu đề này vẫn đang được thực hiện. Đã có thể chứng mình được rằng Karl Marx:
a) Biết về Phật giáo.
b) Nắm được những giáo lý vô thần cơ bản của Phật giáo.
c) Có tham khảo các công trình học thuật chất lượng cao của phương Tây về triết học Phật giáo.
d) Đánh giá cao bản chất của tiến hóa “tâm lý” trong tư duy Phật giáo.
e) Hiểu được rằng Phật giáo nguyên thủy không phải là một hình thức của chủ nghĩa duy tâm.
f) Rõ ràng là ông không đưa Phật giáo vô thần vào những lời chỉ trích thần học Do Thái – Thiên Chúa giáo của ông.
Dĩ nhiên, phân tích trên không có nghĩa là Karl Marx đã ủng hộ Phật pháp như một con đường hiệu quả hoặc phù hợp để giải phóng giai cấp vô sản đã mắc kẹt như trong truyền thống thần học Do Thái – Thiên Chúa. Đối với giai cấp vô sản phương Tây, có sự giao thoa rõ ràng giữa “thể xác – tâm trí” (nama-rupa) của tư tưởng Phật giáo ban đầu (được giữ gìn chủ yếu trong kinh điển Pali của trường phái Phật giáo Theravada (Thượng tọa bộ) với chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Karl Marx và Engels (cùng việc Mark hoàn toàn công nhận tư tưởng và giáo dục là những khía cạnh không thể thiếu của con đường cách mạng).
Sự giao thoa đó mở ra một cơ hội thú vị cho giai cấp công nhân ngoài phương Tây dễ dàng chuyển dịch từ triết lý Phật giáo sang đánh giá cao chủ nghĩa Marx-Engels. Cũng có thể đi xa hơn, cho là Đức Phật đã nhấn mạnh vào việc dùng phân tích biện chứng để hiểu được hai điều: Đầu tiên, thực tại là một sự tương tác giữa “hình thức” (form) và “cái không” (void), điều này thiết lập nền tảng nhận thức cho các Phật tử trở thành người có tiềm năng theo chủ nghĩa Marx.
Thứ hai là về lý thuyết, sự dịch chuyển từ giác ngộ riêng lẻ của mỗi cá nhân (Phật pháp) sang giải phóng tập thể giai cấp công nhân (chủ nghĩa Marx) sẽ dễ hơn nhiều cho các Phật tử (vì họ không có những niềm tin thượng đế nào cần từ bỏ) so với con chiên của các tôn giáo hữu thần khác, trong đó có thần học Do Thái – Thiên Chúa.
Trong thư gửi Antoinette Philips, Karl Marx đã nói về kỹ thuật thiền định trong Phật giáo như sau: “Nó là vậy, ‘Tôi quan tâm đến không ai cả và không ai quan tâm tới tôi’. Nhưng bầu không gian cực kỳ thuần khiết và tràn đầy năng lượng, và anh ở đây, ngay lúc này, trong không gian của biển và núi. Tôi đã biến mình thành một thứ gậy chống, chạy lên xuống cả ngày và giữ tâm trí mình trong trạng thái không có gì mà đạo Phật xem là hỉ lạc tột cùng của loài người. Dĩ nhiên, chắc anh không quên cách chơi chữ dễ thương kiểu: ‘When the devil was sick, the devil a monk would be; when the devil was well, the devil a monk was he’”. (Ý nghĩa câu này: Khi bị ốm hay sợ hãi thì chúng ta thường đưa ra những quyết tâm, cam kết cao cả nhưng rồi quên hết tất cả khi khỏe mạnh và an toàn trở lại – Chú thích của người dịch).
Điều này cho thấy Karl Marx đã có hiểu biết nhất định về kỹ thuật thiền định của Phật giáo, kể cả quan điểm cho rằng thiền định trong đạo Phật có thể được thực hành trong trạng thái đứng, đi bộ, nằm, ngồi. Dường như Marx đã từng dành cả ngày ở bờ biển, thực hành một cách đầy kỷ luật để duy trì việc “không phát sinh” suy nghĩ trong tâm trí. Lá thư gửi Antoinette Philips cho thấy sự nghỉ ngơi thể xác tách biệt với thành phố và hoạt động trí óc liên tục là một phần trong chương trình nghỉ dưỡng và thực hành của Marx. Và việc kiểm soát sức mạnh chức năng trí óc cũng là một phần then chốt trong thực hành trên.
Làm cách nào mà Marx biết cách ứng dụng kỹ thuật thiền của Đức Phật, giả định là ông chưa từng gặp những Phật tử đang thực hành thiền hay hướng dẫn từ một người thầy Phật giáo? Dĩ nhiên, các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Đức của Karl Koppen chính là giáo lý trọng tâm của đạo Phật mà Marx tiếp cận từ năm 1861. 5 năm sau đó, Marx thông báo cho Antoinette Philips là ông đã “duy trì tâm trí trong một trạng thái không có gì” theo giáo lý nhà Phật.
Trong khuôn khổ truyền thống Phật giáo nguyên thủy, điều này có nghĩa là tập trung tâm trí vào các đối tượng bên trong, bên ngoài và chuyển động của hơi thở, hoặc bình thản dõi theo các suy nghĩ và cảm xúc đi qua tâm trí và cơ thể. Thực hành sự bình thản trong Phật giáo là kỹ thuật phát triển sự không dính mắc hay không đồng nhất mình với suy nghĩ của bản thân. Nếu bạn thực hành đúng phương pháp này, tâm trí vốn hay đi lang thang sẽ được đưa vào trạng thái “tĩnh lặng” và mọi chuyển động trong tâm trí chấm dứt.
Dĩ nhiên là trong trạng thái này thì tâm trí không chết mà vẫn liên tục duy trì sự nhận thức mạnh mẽ các hiện tượng bên trong và bên ngoài, cho đến một thời điểm mà tâm trí “mở rộng” và hợp nhất với môi trường (hay với mọi thứ mà chúng ta có thể cảm nhận trong thế giới bên ngoài). Mặc dù một số người đạt tới trạng thái này sẽ trải nghiệm một cảm giác “hỉ lạc” (như Marx đã nêu ra ở trên), trạng thái đó cũng chỉ là tạm thời chứ không phải là đích đến trong phương pháp của Phật.
Nền tảng trong phương pháp của Phật giáo là sự nhận thức bản thân và biết rõ bản tính vô thường của vật chất. Chắc chắn Đức Phật không tin vào bất kỳ hình thức nào của chủ nghĩa duy tâm, càng không ủng hộ một lý thuyết tiến hóa ban đầu nào. Chúng ta có thể tìm đọc điều này trong kinh Agganna Sutta (bản kinh tiếng Việt có tựa Khởi thế nhân bổn – Chú thích của người dịch).
Cuối cùng, có một sự khác biệt tinh tế trong triết lý Phật giáo giữa các thuật ngữ “không có gì” (Pali: akincanna) và “sự trống rỗng” (Pali: sunnata). Nếu “akincanna” nói đến sự vắng mặt của vật chất thì trạng thái “suntana” (hay “trống rỗng”) được dùng để miêu tả trạng thái đích thực của thực tiễn. Trạng thái đích thực đó là sự nhận thức bản thân rằng vũ trụ vật chất và tâm trí có ý thức có liên quan với nhau về bản chất, và chúng tự do với mọi giác quan hoặc những sáng tạo tôn giáo – văn hóa về “sự thường hằng” như linh hồn bất tử hoặc cái tôi không thể hủy diệt (nghĩa là vũ trụ vật chất và tâm trí có ý thức đều tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào các giác quan và sự tưởng tượng của chúng ta về chúng – Chú thích của người dịch).
Người Phật tử đạt được sự nhận thức vô thần này bằng cách cởi bỏ tâm trí (thông qua hành động của “ý chí” khi thiền) khỏi mọi dấu vết của lòng tham, sự lừa dối và căm thù. Một người đã cởi bỏ tham sân si trong thể xác và tâm trí, dĩ nhiên, theo định nghĩa, là một người “mang thuộc tính Cộng sản”. Sự tiếp xúc với chủ nghĩa Marx-Engels và Marx-Lenin có thể chuyển đổi một cá nhân như vậy thành một người theo chủ nghĩa xã hội khoa học hiện đại.
Bài viết của Tiến sĩ Adrian Chan-Wyles, người sáng lập kiêm Giám đốc của Học viện Thiền Phật giáo ở London, Anh quốc.
Nguồn: When Karl Marx Practised Buddhism, Adrian Chan-Wyles, Buddhist-Marxism Alliance (UK), 12/2016.
Biên dịch: Đoàn Hiểu Linh
Theo: Reds.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm