Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hành trình đất Bắc, kết duyên truyền thông

Cống hiến hơn ¼ thế kỷ cho ngành nghề chuyên môn mà chưa có chiếc vé tham quan như ý, nhưng được đặt chân đến những danh lam thắng cảnh trong cũng như ngoài nước, là từ các hoạt động xã hội từ thiện và đến với truyền thông Phật giáo. 

Có thể nói, nguồn động viên lớn lao của tôi trong thời gian gần đây, là tấm bằng công đức của Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Qua đó, tôi thấy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc góp phần đưa những hoạt động phật sự, xã hội từ thiện nhanh chóng và chính xác.

Những ngày đầu tháng 6/2015, lòng tôi thật sự hoan hỷ bởi tấm thiệp mời, với bức email kèm theo lời nhắn để an tâm tham gia. Tuy vậy, tôi vẫn băn khoăn, trao đổi với người bạn tri kỷ thì được anh động viên

- Em cứ đăng ký đi.

Thế là tôi trả lời mail và nhờ Thầy đặt vé.

8 giờ sáng ngày 10/6/2015, chiếc máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines, đưa tôi đến sân bay Cát Bi – Hải Phòng sau 1 giờ 50 phút. Đón tiếp đoàn của quý Thầy và tôi là một vị sư cùng 2 phật tử rất dễ thương có tên là Phương cùng người bạn đời là Mai. Lúc này, trời Hải Phòng đầy nắng mà lòng rất ấm, bởi những người bạn trẻ mộ đạo và mến khách. Sau khi ăn một bữa chay của người thân gia đình Thầy, tôi cùng đoàn đến một số điểm chùa như: Chùa Đỏ, chùa Vẽ, chùa Cao Linh. Một điều tôi rất thích là sau khi đóng cửa xe, thì một đoạn kinh bật lên như nhắc nhở người cầm lái hãy bình tâm. 

Tại chùa Đỏ, được nghe thông tin: Trước đây là Linh Độ tự, toạ lạc trên đường Lê Lai, quận Ngô Quyền – Hải Phòng. Năm Mậu Tuất (1288), Hưng Đạo Vương khi đến vùng An Dương để nghiên cứu trận thuỷ chiến tiêu diệt đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút chạy qua cửa Bạch Đằng, đã dừng tại đây làm nơi quân ta nổi lửa nuôi quân đánh trận, nên gọi là chùa Đỏ. Chùa có độ cao 26m.

Trên mái tiền đường được thiết kế một tháp 7 tầng. Ở trung tâm hậu cung tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 5,5m, bệ toà sen cao 2,9m, gồm 500 cánh sen sơn son thiếp vàng chạm khắc những hoa văn thời Trần. Phía sau là Vạn Phật thành cao 11m gồm những lá bồ đề ghép lại với nhau.

Chùa còn có pho tượng Thích Ca bằng gỗ cao 5,4 m, do nghệ nhân Đoàn Trúc tạc bằng 20 mét khối gỗ mít thành phẩm, được ghép từ 400 mảnh gỗ và liên kết với nhau bằng 700 cái chốt gỗ lim. Đây là pho tượng Phật bằng gỗ lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, được nhiều phật tử gần xa tới chiêm ngưỡng.
Chùa Ba Vàng lung linh về đêm
Chùa Vẽ ở Đoạn Xá, phường Đông Hải, quận Hải An, cách trung tâm Tp.Hải Phòng khoảng 10km. Tên gọi của chùa là Hoa Linh tự, gắn liền với những sự kiện oanh liệt chống ngoại xâm của quân dân ta trong chiến thắng Bạch Đằng. Các thám tử của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã sử dụng ngôi chùa này để quan sát đồn trại giặc và vẽ sơ đồ chuẩn bị cho trận đánh Bạch Đằng năm 1288 thắng lợi, nên có tên gọi là chùa Vẽ. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ còn khá nguyên vẹn, nguy nga. Các cột của toà nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, cao to. Bàn thờ Trần Hưng Đạo, vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần được lập ở gian phía trái toà tiền đường. Tượng Hưng Đạo Vương và tượng đôi ngựa chiến hồng bạch của ông là những tác phẩm điêu khắc cực kỳ sống động. 

Từ những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc kể trên và ý nghĩa lịch sử của chùa, ngày 25-1-1994, Bộ Văn hoá - Thông tin đã công nhận Chùa Vẽ là di tích lịch sử Quốc gia. 

Chùa Cao Linh có cách đây hơn 300 năm, nằm yên tĩnh trên diện tích diện tích 49.000 mét vuông, ở phía Tây cửa ngõ của thành phố, giữa một vùng đất cao ráo rộng lớn, thuộc địa bàn trang Hà Liên, nay là thôn Bắc Hà xã Bắc Sơn – huyện An Dương – thành phố Hải Phòng, cách trung tâm khoảng chừng 12km.

Nhìn về trước mặt xa xa là dãy núi Thiên Văn - Kiến An, đằng sau là con sông Hà Liên trong xanh hiền hòa ngày đêm không ngừng nghỉ cấp nước cho thành phố suốt cả bốn mùa. Trải qua nhiều năm chùa đã có nhiều lần trùng tu tôn tạo, với đường nét xây dựng độc đáo, nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Phật giáo, trong tương lai chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của những người con Phật trong khắp nội ngoại thành phố, là điểm tham quan du lịch của các du khách trong và ngoài nước, và cũng là nơi đáng dừng chân của du khách cũng như phật tử, trong việc tham quan toàn cảnh khu danh thắng nổi tiếng Núi Voi.

Hết một ngày, tôi cùng quý Thầy dùng cơm chay thật ngon ở nhà một vị phật tử, sau đó về khách sạn Lasvegas nghỉ ngơi.

Ngày 11/06/2015, vẫn là gia đình Phương nhiệt tình đưa đoàn đến chùa Ba Vàng, nơi sắp diễn ra chương trình tập huấn cho những vị là thành viên Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN các cấp và các cộng tác viên. 

Đây là chùa có tên là Bảo Quang tự, xưa kia nữa còn gọi là Thành Đẳng Sơn.. Chùa nằm ở độ cao 340m, so với mặt nước biển, trên một vị thế hết sức đẹp của thành phố Uông Bí. Tọa lạc trên núi Thành Đẳng hai bên Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, chùa còn là sự nối dài của dãy Linh Sơn Yên Tử, gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác Thiền Sư (1658-1757). Được sự quan tâm đầu tư tôn tạo, hôm nay Chùa trở thành một tâm điểm cho phật tử gần xa, với kiến trúc lộng lẫy, không gian rộng rãi thoáng mát, yên tĩnh.
  
Bao nhiêu mệt mỏi tan biến, khi nhận được sự quan tâm của những lễ tân đón tiếp:

- Có bị say xe hay say máy bay không?
Rồi hướng dẫn nơi ăn uống và về khách sạn Sentosa để nghỉ ngơi. 

Chiều được diện kiến các bậc cao tăng, nghe những thông tin về nghiệp vụ truyền thông cùng với kinh nghiệm khi tác nghiệp. Nhìn những vị sư tay cầm máy ảnh chuyên nghiệp, trên bàn là máy tính, thao tác nhanh gọn, lòng cảm thấy vui vui và lúc đó, tôi chỉ ngồi ghi chép và nhìn, chứ không thể làm gì khác, bởi có quá nhiều tay quay, tay chụp ảnh, rộn rã cả Hội trường.

Ngày 12/6/2015, tiếp tục nghe những nội dung của chương trình tập huấn, tranh thủ thời gian để chụp cảnh đẹp nơi đây, với vườn thư pháp, với những bức tượng Phật trên cao... Thưởng thức những món chay tuyệt ngon của phật tử chùa phục vụ.

Ngày 13/6/2015, buổi sáng nghe về những nội dung còn lại trong truyền thông và các thành viên đặt câu hỏi chung quanh về hoạt động phật sự, được các vị Tiến sĩ giải thích, nhưng vẫn chưa thỏa đáng, đâu đó vẫn còn khúc mắc. Cuối buổi là trao giấy chứng nhận và chia tay.  

Tách đoàn, tôi ra thăm Thầy Cô ở Học viện, Cô trò tâm sự nhiều chuyện đời, chuyện đạo và đưa tôi thăm Thầy, nhiều năm gặp lại chỉ gói gọn trong 2 tiếng để hỏi thăm về đời sống việc làm và Thầy đưa ra sân bay. Tôi kết thúc chuyến tập huấn về trong tâm trạng phấn khởi. Nhờ món quà đầy ý nghĩa của Ban Thông tin Truyền thông Trung ương GHPGVN, mà tôi được gặp gỡ những người có cái tên nghe lạ lạ, hay hay trên trang Phật giáo, trò chuyện về kỹ năng viết, cùng nhau chụp ảnh lưu niệm, học hỏi những điều nơi những người bạn mới.

Xin chân thành đa tạ tất cả, đem đến cho tôi niềm vui trong những ngày ngắn ngủi. Mong rằng, tới đây sẽ có dịp gặp lại và ai cũng tiến bộ hơn, viết cho Phật giáo với những điều hay hơn, góp phần cùng Ban Thông tin Truyền thông T.Ư GHPGVN, chuyển tải hết những hoạt động phật sự mới nhất, những chương trình từ thiện xã hội thu hút nhất đến đông đảo liên hữu gần xa. 

Thiện Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Phật giáo thường thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Phật giáo thường thức 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Thực hiện ước mơ

Phật giáo thường thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Chủ động tìm kiếm bạn đường hay để tùy duyên phận?

Phật giáo thường thức 12:35 26/04/2024

Hỏi: Khi đến lúc phải lập gia đình, tìm một người đi cùng mình để trải nghiệm bài toán cuộc đời thì lúc đó mình nên đi tìm kiếm, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện và để pháp tự vận hành. Con rất mong nhận được câu trả lời của Thầy.

Xem thêm