Hậu quả từ biến đổi khí hậu 'đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết'
“Lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt, bão cực đoan và cháy rừng đang diễn ra từ tồi tệ đến tồi tệ hơn, phá vỡ các kỷ lục với tần suất đáng báo động trên toàn thế giới", TTK Liên Hợp Quốc cảnh báo.
Trong 7 năm qua (2015-2021), đây là thời gian nóng nhất được ghi nhận. Có 48% khả năng rằng, trong ít nhất 1 năm trong vòng 5 năm tới, nhiệt độ trung bình hàng năm sẽ tạm thời cao hơn 1,5 độ C so với mức trung bình năm 1850-1900. Khi sự nóng lên toàn cầu tăng lên, không thể loại trừ “điểm tới hạn” trong hệ thống khí hậu, các nhà khoa học cho biết.
“Lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt, bão cực đoan và cháy rừng đang diễn ra từ tồi tệ đến tồi tệ hơn, phá vỡ các kỷ lục với tần suất đáng báo động trên toàn thế giới. Sóng nhiệt ở châu Âu. Lũ lụt khổng lồ ở Pakistan. Hạn hán kéo dài và nghiêm trọng ở Trung Quốc, vùng Sừng châu Phi và Mỹ” - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho biết.
Các thành phố đông dân trên thế giới - nơi sinh sống của hàng tỷ người - chịu trách nhiệm tới 70% lượng khí thải do con người gây ra sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế xã hội ngày càng tăng.
“Báo cáo “United in Science” năm 2022 cho thấy các tác động khí hậu đang tiến vào các vùng lãnh thổ với mức hủy diệt chưa được khám phá. Tuy nhiên, mỗi năm con người chúng ta lại tăng gấp đôi tình trạng nghiện nhiên liệu hóa thạch, mặc cho các hậu quả từ biến đổi khí hậu đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết” - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói thêm.
“Khoa học khí hậu ngày càng có thể chứng minh rằng nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt mà chúng ta đang trải qua ngày càng có khả năng xảy ra nhiều hơn và dữ dội hơn do biến đổi khí hậu nhân tạo (biến đổi khí hậu do tác động của con người gây ra). Chúng ta đã chứng kiến điều này lặp đi lặp lại trong năm 2022, với nhiều hậu quả bi thảm.
Điều quan trọng hơn bao giờ hết là chúng ta phải mở rộng quy mô hành động trên các hệ thống cảnh báo sớm để xây dựng khả năng chống chịu với các rủi ro khí hậu hiện tại và tương lai ở các cộng đồng dễ bị tổn thương. Đó là lý do tại sao WMO đang đi đầu trong nỗ lực đảm bảo cảnh báo sớm cho tất cả mọi người trong 5 năm tới” - Tổng thư ký WMO, Giáo sư Petteri Taalas cho biết.
Báo cáo đánh giá khí hậu toàn cầu “United in Science” năm 2022 cung cấp một cái nhìn tổng quan về khoa học gần đây nhất liên quan đến biến đổi khí hậu, các tác động và ứng phó của nó.
Báo cáo cho biết khoa học rất rõ ràng - cần phải có hành động khẩn cấp để giảm thiểu khí thải và thích ứng với khí hậu đang thay đổi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những bức ảnh ấn tượng báo động về môi trường năm 2024
Môi trường 14:04 23/12/2024Chim cánh cụt thay đổi nơi làm tổ, Fiji ngập trong rác nhựa dạt từ nước khác, núi lửa phun trào sau 800 ngủ yên, người dân đi bộ qua một phần sông Amazon đang hạn hán...là những hình ảnh các báo quốc tế bình chọn cho năm 2024.
Sài Gòn lạnh 20 độ C, người dân khoác áo ấm ra đường
Môi trường 10:31 23/12/2024Sáng nay 23/12, thời tiết TP.HCM lạnh, nhiệt độ giảm mạnh, người dân cảm nhận được cái lạnh rõ rệt dù trời có nắng.
Tôi yêu Đất mẹ
Môi trường 20:20 21/12/2024Chỉ có tình thương mới có thể giúp ta biết sống hài hòa với thiên nhiên và mọi loài. Chỉ có tình thương mới cứu chúng ta khỏi những hiểm họa của biến đổi khí hậu. Khi thấy được những đức hạnh và tài năng của Mẹ, thì ta sẽ nhận ra sự liên hệ mật thiết giữa ta với Mẹ.
Sài Gòn lạnh, Đồng Nai 18 độ C
Môi trường 11:20 20/12/2024Sáng 20/12, thời tiết các tỉnh Nam Bộ và TP.HCM se lạnh, các nơi đều đồng loạt giảm nhiệt, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận tại Đồng Nai 18 độ C.
Xem thêm