Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/06/2019, 09:47 AM

'Hãy cứu lấy biển', những bức ảnh xé lòng người xem

Nhân dịp kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (5/6) và ngày Đại dương thế giới (8/6), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Đại sứ Đại dương xanh, Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng) tổ chức triển lãm ảnh rác thải nhựa “Hãy cứu biển” (S.O.S) diễn ra từ 4 - 9.6 tại 29 Hàng Bài (Hà Nội).

>>Phật giáo và môi trường 

Triển lãm ảnh rác thải nhựa “Hãy cứu biển” (S.O.S) diễn ra từ 4 - 9.6 tại 29 Hàng Bài (Hà Nội).

Triển lãm ảnh rác thải nhựa “Hãy cứu biển” (S.O.S) diễn ra từ 4 - 9.6 tại 29 Hàng Bài (Hà Nội).

Hôm nay 5-6 là ngày môi trường thế giới. Ngày này thực ra cũng chẳng khác gì 364 ngày còn lại trong năm, ngoại trừ việc người ta gán cho nó một cái tên với mong muốn nhắc nhớ chúng ta về những vấn đề còn rất nhức nhối của môi trường mà mỗi chúng ta đều là người có một phần lỗi, một phần trách nhiệm và một phần công việc để cứu lấy chính chúng ta!

Bài liên quan

Mình đã được xem bộ ảnh rác mà anh Nguyễn Việt Hùng chụp khắp đất nước trên facebook của anh, nhưng hôm qua, khi mình và Daisy được dự buổi khai mạc triển lãm HÃY CỨU BIỂN, được xem những bức ảnh này xếp cạnh nhau, rác chồng lên rác, rác nối tiếp rác trên những bờ biển, cửa sông, kênh rạch, bên cạnh các em bé đang chơi đùa, cạnh người lớn đang mưu sinh... hai mẹ con cùng cả trăm vị khách đều thực sự suy nghĩ và tự đặt ra cho mình những câu hỏi liên tiếp:

- Chuyện gì đang xảy ra thế này?

Và,

- Bao giờ thì những hình ảnh trên tường này, ở những tỉnh thành xa xôi này, sẽ là cuộc sống của chính chúng ta? Của mình và gia đình mình? Của tất cả mọi người?

Chúng ta vẫn nói với nhau cũng nhiều về việc bảo vệ môi trường, nhưng có vẻ nghe thì vẫn xa xôi lắm! Nếu ô nhiễm là thứ chưa xảy ra ngay bên cạnh ta, thì việc bảo vệ môi trường có vẻ là trách nhiệm của mọi người nhưng cũng chẳng là trách nhiệm của ai cả!

Nếu có thể, mời bạn hãy dành ra chưa đến một tiếng đồng hồ trong nhịp sống bận rộn của bạn hôm nay, để cùng bạn bè, gia đình, cùng các em bé của bạn, ghé thăm và chứng kiến cuộc sống ngập trong rác của những người dân Việt Nam, ở những khu vực tưởng xa xôi nhưng cũng không cách chúng ta là mấy đâu... Hy vọng rằng sẽ có ít nhiều cảm xúc đọng lại và mong muốn từ chính nơi bạn, rằng chúng ta, cùng với nhau, sẽ phải làm điều gì đó!

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng

Hãy cứu biển cho thấy muôn mặt sống chung với rác thải. Ở đó, chim và rùa cũng kiếm ăn trên bãi rác. Có những bức ảnh, con người thản nhiên quăng rác xuống sông, biển rồi lại sử dụng chính dòng nước đó.

Cách đây gần 5 năm, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (Hùng Lekima) đã lang thang nhiều giờ trên mạng sau khi biết mẹ bị ung thư. Anh cứ đọc đi, đọc lại về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. “Khi đó, tôi mới biết hạt vi nhựa có thể gây ra ung thư. Tôi cũng ngỡ ngàng khi biết VN đứng thứ 4 trên thế giới về xả rác thải nhựa ra đại dương. Là một nhiếp ảnh gia và dạy nhiếp ảnh, tôi hiểu giá trị của từng bức ảnh qua sự chân thật, thông tin và cảm xúc chúng mang tới. Ảnh có thể thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành động của người xem. Chính vì vậy, tôi quyết định lên đường”, Hùng chia sẻ về ý tưởng hành trình chụp rác.

Chuyến đi chụp rác của anh sau đó kéo dài một tháng rưỡi, qua 28 tỉnh, thành. Anh đã đi tổng cộng gần 7.000 km, trong đó có 3.260 km bờ biển từ bắc chí nam bằng xe máy. Giờ đây, những hình ảnh của chuyến đi hồi tháng 8, 9 năm ngoái có mặt trong triển lãm Hãy cứu biển - Save our seas diễn ra từ 4 - 9.6 tại 29 Hàng Bài (Hà Nội). Triển lãm này do anh và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đồng tổ chức. “Hãy cứu biển có hơn một trăm ảnh. Nhiều ảnh tôi chưa từng công bố. Nhưng quan trọng nhất, mỗi bức ảnh nằm trong câu chuyện tổng thể của chuyến đi. Nó gợi mở việc giảm thiểu rác thải nhựa ở VN”, anh nói.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Xem thêm