Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/09/2022, 14:54 PM

Hiểu đúng về việc “của đi thay người”

Cuộc sống luôn công bằng, cho bạn cái này thì sẽ lấy đi cái khác. Vừa có may mắn thì lại sẽ có vận xui rủi. Không sao cả, chúng ta cứ bình thản đối mặt và tìm cách giải quyết nó dù mọi chuyện thế nào. Chỉ khi bạn thật sự thông suốt vấn đề, mọi chuyện mới trở nên dễ giải quyết hơn.

Audio

“Của đi thay người” đây là câu thành ngữ khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nó thường dùng để an ủi một người nào đó mới bị mất của. Câu thành ngữ để người ta nhận ra sự quan trọng giữa tính mạng và của cải. Vì sinh mạng đáng giá hơn nên “Của đi thay người” được xem là một chuyện may mắn. Của cải mất đi còn kiếm lại được chứ người chết rồi thì không cách nào sống dậy.

Thông thường khi tiền bạc của cải mất đi chúng ta sẽ rất tiếc nuối, gây ra đau khổ về điều đó. Nhưng khi nghĩ được tích cực rằng sự mất mát đó không ảnh hưởng đến tánh mạng của mình thì chúng ta sẽ thấy an tâm hơn. Và chúng ta cũng quán chiếu được rằng, cuộc đời là vô thường, cái gì có được thì do điều kiện sẽ mất đi, được - mất là quy luật của cuộc đời.

Khi trong tay có tiền, nếu không biết làm chủ bản thân, tư tưởng hưởng thụ bất chính bắt đầu trỗi dậy. Không ít các trò đua đòi chưng diện xa hoa, ăn chơi trác táng và tệ hại hơn là quan niệm sống hưởng thụ, trụy lạc, sa đọa bắt đầu từ đây.

Người hiểu đạo sẽ khao khát bố thí như người mù khao khát được mắt sáng

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có tiền sanh ra đủ tật: ăn nhậu, bài bạc, chơi bời, chim chuột… và để bù cho những khoản chi vì các tật xấu ấy nên mới có tham quan, hối lộ, bòn rút của công hoặc không có chức quyền thì trộm cướp, buôn lậu, lừa đảo. Và hậu quả là không ít gia đình tan vỡ hạnh phúc vì cái giàu, tù tội và hối hận vì sự ham giàu, mất niềm tin với cuộc sống dù cho giàu có, dư dật.

Thực tế cho thấy không phải hễ “có tiền thì mua tiên cũng được”. Sự đổi đời, giàu lên nhanh chóng dễ dàng tạo ra chênh vênh, lúng túng thậm chí lệch lạc trong nhận thức cũng như hành động và đem đến không ít bất hạnh trong đời, thậm chí là gây ra những tai họa lớn. 

Cuộc sống luôn công bằng, cho bạn cái này thì sẽ lấy đi cái khác. Vừa có may mắn thì lại sẽ có vận xui rủi. Không sao cả, chúng ta cứ bình thản đối mặt và tìm cách giải quyết nó dù mọi chuyện thế nào. Chỉ khi bạn thật sự thông suốt vấn đề, mọi chuyện mới trở nên dễ giải quyết hơn.

Dân gian có câu: “Có phước có đức thì mặc sức mà hưởng” đã khẳng định tầm quan trọng của phước báo. Do vậy, vun trồng cội phước với đầy đủ ba phương diện lòng tin, vật bố thí trong sạch và người nhận xứng đáng là một pháp tu, điều không thể thiếu trong hành trang tu học của những người con Phật.

Bố thí là một pháp tu quan trọng, phổ biến, dễ thực hành đối với hàng Phật tử nhằm cải thiện và tăng thượng phước báo cho tự thân. Điều mà ai cũng biết là bố thí sẽ mang lại phước báo tốt lành trong hiện tại và mai sau.

Cây phước lớn dần lên nhờ sẻ chia, bố thí, cúng dường. Luôn mở rộng vòng tay đối với người nghèo khổ và cung kính phụng hiến những bậc trưởng thượng, cao đức, hiền thiện. Thương kính luôn được biểu hiện gắn liền với ban tặng, phụng cúng. Chính những việc làm cụ thể này sẽ vun bồi cội phước, trưởng dưỡng thân cành, hoa trái phước đức tươi tốt xum xuê.

Quan trọng hơn là việc bố thí đúng đối tượng, cúng dường cho người xứng đáng có đầy đủ giới đức. Hộ trì bậc đức hạnh, trí tuệ chắc chắn thành tựu phước đức. Như cây được chăm sóc đúng mức cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ lớn mạnh thêm và chắc chắn trĩu quả. Cũng vậy, cây phước nếu được vun trồng đúng thời, đúng việc và đúng đối tượng sẽ cho quả phước như ý.

Tu tập bố thí muốn đạt được lợi ích lớn và kết quả lớn thì tâm phải rộng lớn, không mong cầu, không trói buộc, bố thí để trang nghiêm tâm; bố thí như vậy mới đạt được công đức, phước báo vô lượng.

>> Kính mời quý vị cùng xem video "Vì sao nói bố thí tài có thể tránh được tai họa?" qua bài trả lời phỏng vấn của Hòa Thượng Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có lắng mới nghe

Kiến thức 10:00 28/03/2024

Nếu ta phát triển được khả năng "Lắng" để "Nghe Sâu" thì ta sẽ trở thành nơi nương tựa cho rất nhiều người. Ta sẽ trở thành suối nguồn của bình an và thấu hiểu. Khi đó ta sẽ trở thành cánh tay nối dài của Bồ tát Quán Thế Âm, vị bồ tát của lắng nghe sâu, vị bồ tát đại từ, đại bi.

Bí quyết chữa vết thương lòng

Kiến thức 09:40 28/03/2024

Đa phần trong cuộc sống, ai ai cũng từng bị những chấn thương tâm lý, vết hằn sâu tâm lý, vết thương lòng, nhưng ít ai biết cách phải làm sao để chữa lành vết thương này cho nhanh, dù rất muốn.

Hạnh nhẫn nhục của Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 08:45 28/03/2024

Hôm nay, nhân ngày Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy cùng noi theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, để có sự lợi lạc trong đời sống tu học.

Ý nghĩa và lợi ích của chú Đại Bi

Kiến thức 16:00 27/03/2024

Dù ước nguyện thế nào, yêu cầu trước tiên đối với người thọ trì chú Đại Bi là phải có niềm tin nơi chú này, cung kính và giữ gìn giới đã thọ trong sạch thì mới có thể hòa cùng tâm đại bi của Bồ-tát, mới đạt được lợi ích cao quý.

Xem thêm