Thứ tư, 26/06/2019, 11:18 AM

Hiểu về hạnh tinh tấn

Tinh tấn là luôn luôn chuyên tâm nhất trí, cố gắng không ngừng để tiến tới một mục đích toàn thiện, tốt đẹp, sáng sủa, an vui. Còn theo nghĩa thông thường, tinh tấn nghĩa là siêng năng, chuyên cần.

>>Lời Phật dạy sâu sắc 

Lời Phật dạy trong kinh Bồ Tát Bổn Hạnh: “Tánh biếng nhác đem lại hậu quả vô cùng tai hại. Nếu người ở đời mà biếng nhác thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tài sản nghiệp nhà không phát triển. Nếu hàng xuất gia mà biếng nhác thì không thể vượt ra khỏi bể khổ sanh tử. Do đó biết rằng tất cả kết quả tốt đẹp đều phát sanh từ hạnh tinh tấn.”

Vậy tinh tấn là gì? Tinh là tinh chuyên, thuần nhất, không xen tạp; Tấn là đi tới không thối lui. Nhưng trong chữ tinh tấn có hàm nghĩa chuyên cần, siêng năng để đạt một mục đích chân chính tốt đẹp chứ không phải siêng năng chuyên cần trong mục đích không tốt đẹp, hẹp hòi, ích kỷ.

Bài liên quan

Ví như người triệu phú chăm lo làm giàu, để thu lợi về mình cho nhiều, như thế không được gọi là chánh tinh tấn; Chàng trai si tình, chuyên tâm trì chí làm những việc kinh thiên động địa để được lòng người yêu, như thế không phải là chánh tinh tấn; Người ham mê cờ bạc, ngồi liền mấy ngày đêm, mặc dù lưng đã mỏi, đầu đã nặng nhưng cố đánh thêm vài ván nữa, như thế cũng không được gọi là chánh tinh tấn. Tất cả những ví dụ trên được gọi là “Tà tinh tấn”.

Trong giáo lý đạo Phật tinh tấn thường có trong các phạm trù như: 01 tâm sở thiện trong 51 tâm sở; “Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất thánh tài (Thất Bồ Đề Phần), Bát chánh đạo,”trong 37 phẩm trợ đạo;…

Như vậy, tinh tấn rất cần thiết không những cho người tu học Phật mà còn cho các hạng người trong các ngành nghề sĩ, nông, công, thương. Một học sinh không siêng năng, chăm chỉ học hành thì không có kiến thức cũng như trình độ hiểu biết dẫn đến trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn, hơn thế nữa là góp phần tăng thêm những tệ nạn trong xã hội; Một người nông dân không chịu khó, siêng năng cày cấy, gieo hạt giống tốt, chăm sóc, bón phân, thường xuyên nhổ cỏ, tưới nước… thì sẽ không có vụ mùa để thu hoạch; Một người công nhân không chịu khó, cần mẫn làm việc thì sẽ không có cơm ăn, áo mặc dễ dẫn đến mất việc và thất nghiệp lâu dài lâm vào những tệ nạn xã hội; Một người thương buôn không chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, không chịu khó tìm ra những chính sách, chiến lược kinh doanh…thì dễ dẫn đến phá sản.

Lời Phật dạy trong kinh Bồ Tát Bổn Hạnh: “Tánh biếng nhác đem lại hậu quả vô cùng tai hại. Nếu người ở đời mà biếng nhác thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tài sản nghiệp nhà không phát triển. Nếu hàng xuất gia mà biếng nhác thì không thể vượt ra khỏi bể khổ sanh tử. Do đó biết rằng tất cả kết quả tốt đẹp đều phát sanh từ hạnh tinh tấn.” Ảnh minh họa

Lời Phật dạy trong kinh Bồ Tát Bổn Hạnh: “Tánh biếng nhác đem lại hậu quả vô cùng tai hại. Nếu người ở đời mà biếng nhác thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tài sản nghiệp nhà không phát triển. Nếu hàng xuất gia mà biếng nhác thì không thể vượt ra khỏi bể khổ sanh tử. Do đó biết rằng tất cả kết quả tốt đẹp đều phát sanh từ hạnh tinh tấn.” Ảnh minh họa

Bài liên quan

Cũng vậy đối với một hành giả tu học Phật pháp mà biếng nhác thì sẽ mất pháp bảo. Bởi vì, một người phát tâm học Phật là để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi hoặc ít nhất là thoát khỏi bốn đường ác (A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Muốn giải thoát thì phải tinh tấn đoạn trừ tham sân si. Tuy nhiên, tinh tấn ở đây phải được hiểu cho thật đúng nghĩa là không phải tinh tấn khổ hạnh ép xác, bởi vì nó có hại, không đưa đến yểm ly, ly tham, giác ngộ, niết-bàn. Sự hành thân hoại thể ấy chỉ đưa đến việc chấm dứt sự sống chứ không thể chấm dứt phiền não, giải thoát sinh tử khổ đau giống như trường hợp của Thái tử Tất-đạt-đa và 5 anh em ông Kiều Trần Như phải tu khổ hạnh 6 năm trong rừng chỉ uổng công chứ không đem lại kết quả tốt đẹp như mong muốn.

Mặt khác chúng ta phải tinh tấn đoạn trừ phiền não bằng cách thường kiểm soát ba nghiệp trong sáu thời. Sớm tối mỗi ngày, từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến sáng, cho đến một giờ một khắc, một niệm một sát-na, hành giả phải kiểm soát ba nghiệp. Ban đầu thực tập kiểm soát được trong một ngày đêm hành giả tạo tác bao nhiêu nghiệp thiện, ba nhiêu nghiệp bất thiện. Rồi từ đó dần dần kiểm soát đừng để tạo tác các nghiệp bất thiện bằng những lời Phật dạy như quán tứ niệm xứ, quán nhân duyên nghiệp báo, quán về quả khổ của ác nghiệp trong ba đường ác…

Trong chữ tinh tấn có hàm nghĩa chuyên cần, siêng năng để đạt một mục đích chân chính tốt đẹp chứ không phải siêng năng chuyên cần trong mục đích không tốt đẹp, hẹp hòi, ích kỷ. Ảnh minh họa

Trong chữ tinh tấn có hàm nghĩa chuyên cần, siêng năng để đạt một mục đích chân chính tốt đẹp chứ không phải siêng năng chuyên cần trong mục đích không tốt đẹp, hẹp hòi, ích kỷ. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Sự thực tập kiểm soát cũng như các phương pháp đoạn trừ phiền não phải được áp dụng hằng ngày trong các công việc, thời khóa công phu, trong các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Được như vậy thì mới gọi là tinh tấn. Cũng ví như một người trồng lúa ngoài những việc cày cấy, gieo giống, tưới nước, bón phân,… còn phải thường xuyên dọn cho sạch cỏ thì cây lúa mới phát triển và cho hạt tốt được. Cỏ ở đây được ví như phiền não, thường xuyên dọn cỏ nghĩa là thường xuyên làm sạch phiền não trong tâm của mỗi hành giả vậy.

Nói tóm lại, người tu hành không có tinh tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua bể rộng mà không có thuyền bè. Do đó cần phải tinh tấn, vì tinh tấn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy ta tiến mau trên đường thiện. Không có tinh tấn dù hành giả có sáng suốt bao nhiêu, có nhân từ đức hạnh bao nhiêu, hành giả cũng không làm được việc gì có lợi cho mình, cho xã hội. Cho nên,lời dặn cuối cùng của Đức Thế Tôn với các đệ tử trước khi Ngài từ giả cõi đời để nhập niết bàn là: “Hỡi các đệ tử hãy tinh tấn lên để được giải thoát”.

Người tu hành không có tinh tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua bể rộng mà không có thuyền bè. Do đó cần phải tinh tấn, vì tinh tấn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy ta tiến mau trên đường thiện. Ảnh minh họa

Người tu hành không có tinh tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua bể rộng mà không có thuyền bè. Do đó cần phải tinh tấn, vì tinh tấn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy ta tiến mau trên đường thiện. Ảnh minh họa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm