Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 12/09/2020, 09:44 AM

Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng của Sư ông Thích Phước An

Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng là một câu thơ trong bài Hiu hắt quê hương của thi sĩ tài năng Phạm Công Thiện, được Sư ông Thích Phước An chọn làm tựa đề cho tác phẩm thứ ba của mình - một cuốn tùy bút về chân dung người cùng thời - dày dặn, sang trọng và tao nhã

Lời thưa trước đầu cuốn sách rằng, “... những bài viết trong tập sách này không hẳn là những bài nghiên cứu về văn học, thi ca hay tư tưởng của họ. Mục đích của tôi giản dị chỉ là ghi lại những năm tháng mà tuổi trẻ tôi đã may mắn được gần gũi và nhất là được chia sẻ một chút vui buồn trên hành trình đi tìm cái đẹp của họ mà thôi”. Cứ vậy, theo dòng thời gian, những chân dung lần lượt hiện lên, khiêm cung mà lộng lẫy, khổ ải mà thoát tục bao dung. 

Cuốn sách chính là dịp may hiếm có để bạn đọc ngày nay diện kiến các nhân vật trong giới trí thức miền Nam. Từ Sư ông Huyền Không đến Quách Tấn, Bùi Giáng, Võ Hồng, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn... họ đều là huyền thoại một thời với những ai từng sống và yêu văn chương miền Nam từ thập niên 60 song song với sự thăng trầm của Phật giáo đi cùng thời cuộc. Sư ông Thích Phước An là hậu bối “may mắn được gần gũi”, từ một cậu bé ngây thơ mồ côi cha vì quá nghèo khổ phải theo sư chú vào chùa cho đến khi xuất gia trở thành trưởng lão hòa thượng như hiện nay. Bàng bạc cả tác phẩm đạo và đời hòa quyện nâng đỡ nhau, cứu rỗi và thanh lọc.

Khi nhà sư viết sách

Cuốn sách Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng của sư ông Thích Phước An.

Cuốn sách Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng của sư ông Thích Phước An.

Ở Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng, Sư ông Thích Phước An đã từ chỗ trân trọng mối duyên bút mực trên nền suy tư của đạo lý, của tư tưởng... viết ra như một cách trải lòng cùng những người bạn thiết. Nhờ vậy, người đọc hôm nay như tự thấy mình được cùng trở về với không gian của một thời bình yên trong tao loạn, về với những tấm lòng gắn bó sắt son giữa lúc quê hương tan rã, về với những tư tưởng vượt thoát khỏi nhu yếu đời thường...

Về, bắt gặp Tuệ Sỹ không chỉ là một tâm hồn thơ "thâm viễn u u" như cách nói của Phạm Công Thiện. Mà Tuệ Sỹ trong mối thâm tình với tác giả ở đồi Trại Thủy có chất men của chữ nghĩa thánh hiền, có nguồn nước của triết lý Phật giáo, có ngọn lửa nhập thế và cả tinh thần trầm tư mà quyết liệt chọn cho mình một cách sống trước biến động của quê hương.

Đọc từng câu chữ Sư ông Thích Phước An viết ra, cảm giác như những người bạn của sư ông đã phiêu dạt tận nơi nào, đóng góp và dấn thân, tiến thoái và thành bại tận đâu đâu... Duy chỉ còn nhà sư tuổi ngày một cao ngồi nơi đồi Trại Thủy, tỉ mẩn lần giở tàng thư và lần giở từng dòng hồi tưởng, để viết lại những gì sâu lắng nhất.

Về cuốn sách "Con đường từ bi" của thiền sư Jack Kornfield

Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng là một câu thơ trong bài Hiu hắt quê hương của thi sĩ tài năng Phạm Công Thiện, được sư ông Thích Phước An chọn làm tựa đề cho tác phẩm thứ ba của mình.

Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng là một câu thơ trong bài Hiu hắt quê hương của thi sĩ tài năng Phạm Công Thiện, được sư ông Thích Phước An chọn làm tựa đề cho tác phẩm thứ ba của mình.

Đó là Quách Tấn trong mối quan tâm về những huyền thoại khai sơn lập địa tạo thành nơi chôn nhau cắt rún của dân quê.

Là Phạm Công Thiện uyên áo một bộ óc suy tư và thâm thúy một tấm lòng dâng cả cho quê hương đất nước.

Là Hoài Khanh trong cuộc lữ của đời mình đã tình nguyện vướng vào nhiều mảnh đời khác nữa, để rồi cảm nhận về thân phận khiến ông buột ra câu thơ tuyệt tác: "Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng / Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu".

Là Võ Hồng với những thao thức về quê hương, người tha thiết muốn nắm bắt cho kỳ hết những nét đẹp của quê hương để đem vào tác phẩm chia sẻ cho người đời...

Đọc, rồi trộm nghĩ cái nỗi niềm thao thức trong những người trí thức như ở sách này chẳng biết ngày nay có còn không?

Cảm thức quê hương đến mức thấy quê nhà thiêng liêng như Phạm Công Thiện đến nay có còn ai chia sẻ? Bùi Giáng với cuộc đời và tác phẩm quyện nhau thành ngọc quý, hiện giờ có ai bước tiếp được chăng?...

Trong lúc mọi thứ đang dường như bị sa mạc hóa từ nhiều phía, người có tấm lòng kết nối với tiền nhân qua tư tưởng và ngữ nghĩa văn thơ như Sư ông Thích Phước An là trường hợp quý lạ.

Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật?

Cuốn sách như một đốm lửa hồng vùi sâu giữa tàn tro một đêm cuối thu tịch mịch...

Cuốn sách như một đốm lửa hồng vùi sâu giữa tàn tro một đêm cuối thu tịch mịch...

Vậy mà có lúc, cũng không giấu được nỗi đớn đau trước thực tại hiện tiền: "ngày nay, nền văn minh hiện đại đã cung cấp cho chúng ta nhiều thú vui thấp hèn quá, nên dường như tâm hồn của chúng ta đã nguội lạnh...". Phải chăng điều ấm áp còn lại chỉ có thể tìm trong những trang sách, với rất nhiều tâm sự về học giới một thời không dễ gì có được.

“Những điều ghi được từ mùa thu”, “Ngôi chùa trong tâm tưởng” mới thực sự lay động tới thẳm sâu tâm hồn con người vì ký ức tuổi thơ trong trẻo mà ai cũng có. Hình ảnh chú bé gầy gò co ro trong cơn mưa tối trời bên bờ sông hoang vắng đợi mẹ đi mượn gạo về nấu cơm, căn nhà của ngoại tràn ngập nắng vàng nay chỉ còn lại trong ký ức mịt mù, chiếc sõng xoay tròn giữa dòng nước chảy xiết, tiếng mang tác giữa đêm báo điềm dữ, tiếng cọp rống bên vách thảo am làm kinh động cả núi rừng thâm u... hiện lên sống động và thân thuộc đến rưng rưng.

Và cuốn sách ấy như một đốm lửa hồng vùi sâu giữa tàn tro một đêm cuối thu tịch mịch...

 HT.Thích Thiện Bảo ra mắt sách “Quăng đời mình vào chốn Thiền môn”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama

Sách Phật giáo 16:45 31/10/2024

Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.

Chúng ta sống vì điều gì?

Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024

Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.

Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye

Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024

Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.

CEO Nguyễn Tuấn Quỳnh: "Nhờ sách của Thiền sư Nhất Hạnh tôi đã vượt qua nỗi đau mất mẹ"

Sách Phật giáo 09:30 18/10/2024

Cuốn sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi giúp Nguyễn Tuấn Quỳnh hiểu sâu sắc hơn về sự sống và cái chết, mang lại sự an ủi trong thời khắc đau buồn

Xem thêm