Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 25/03/2023, 09:45 AM

Hóa giải 1 số chướng duyên khi hành trì Lăng Nghiêm tại gia

Người hành trì Lăng Nghiêm mà định lực không vững, không có sự quán chiếu tánh không hằng ngày, chấp tình thương gia quyến quá nặng, thì chính họ còn phải khổ đau chứ đừng nói chi là làm điểm tựa tinh thần cho người khác.

1.Thương nhau mà phải xa nhau.

Ái bất nhiễm, bất sanh Ta Bà. Nhược điểm lớn nhất của Phật tử tại gia là tâm ái kiến đại bi, lòng tình thương có điều kiện. thế giới hiện tượng này có sinh thì phải có diệt. ai mà chấp vào sự vĩnh hằng bất diệt là sẽ khổ đau dữ lắm.Trường hợp mà Cha Mẹ, ông bà mà thương nhau quá, chỉ cần 1 người mà mất rồi là người còn lại sẽ khổ đau. Chú Lăng Nghiêm chỉ có chức năng kéo dài mạng sống nếu con cháu chú nguyện hằng ngày, hồi hướng cho Cha Mẹ mà thôi. Nhưng khi đến đỉnh điểm của sinh mạng rồi thì cái chết vẫn diễn ra thôi. Dù hành trì Lăng Nghiêm nhưng chân lý cuộc đời vẫn là Khổ.

Người già hay bị tâm lý cô đơn lắm, họ rất thích được con cháu trò chuyện, hỏi han, tâm sự. Lợi dụng điểm này mà Người hành trì chú Lăng Nghiêm nên vận dụng hết kiến thức kinh tạng của bản thân mình để phân tích tính như mộng, như huyễn, tánh không Bát Nhã của cảnh trần vô thường này cho họ thấu hiểu.

1 phút 1 giây thôi mà cơ thể mình hàng tỷ tế bào sinh ra rồi chết đi, nay người này sinh ra, thì người kia chết đi, 1 cái quốc gia mà bờ cõi lúc rộng lúc hẹp tùy thời, rồi cao hơn nửa là quả địa cầu này nó hình thành thì cũng hủy diệt thôi. Cao hơn nửa là cả vủ trụ này luôn. Vì nó thuộc thế giới hữu vi, hiện tượng…Khi mà cái tâm họ bị mình dẫn dắt vào cái chổ trống vắng này, thì mình nên chuyển tâm họ tập trung vào 1 khía cạnh khác đó là công phu tu tập, tụng kinh để hồi hướng cho người quá cố, để trói cái tâm họ vô cái Định, coi trọng giải thoát khi thấy cái giả tạm này.

Giai đoạn này cần ở cạnh, động viên, thuyết giảng cho họ nhiều, để họ làm quen với sự giả tạm tan hợp này. Nên trong nhà có người con, người cháu học Phật thì rất là hữu dụng trong việc chèo lái nổi đau của người thân mình.

Mặc khác, người hành trì Lăng Nghiêm mà định lực không vững, không có sự quán chiếu tánh không hằng ngày, chấp tình thương gia quyến quá nặng, thì chính họ còn phải khổ đau chứ đừng nói chi là làm điểm tựa tinh thần cho người khác. Đặc biệt là người nữ, vì sống bằng cảm xúc nhiều hơn là nam.

Trong cái giới dành cho Bồ Tát đạo là có cho phép, mình ly gián 2 vợ chồng, cha mẹ ra, để họ dứt ái và hướng dẫn họ tới con đường giải thoát. Trường hợp ly gián này không có tội mà sinh ra công đức. cách trả hiếu cha mẹ tốt nhất chính là quy ngưỡng giáo pháp của Như Lai.

Trì tụng Chú Lăng Nghiêm thoát khỏi oan gia xúi tự tử

2

2.Ghét nhau mà phải gặp nhau hằng ngày.

Trong gia đình mà có trường hợp ghét nhau, thậm chí coi nhau như kẽ thù. Trường hợp này rất là phiền, phức tạp, đa phần đều có ác tâm rất cao, không dể gì mà khuyên nhủ được cả.

Người mà có công đức thiện căn lành thì khuyên nhủ bằng giáo pháp kinh tạng, hoặc trì chú Lăng Nghiêm hồi hướng cho họ, để gieo trồng công đức thiện lành cho họ. Ngũ đại tâm chú Lăng Nghiêm là nó có chức năng hoán cải vận mệnh, tiêu trừ những hạt giống ác nghiệp của chúng sanh. Mình vừa chú nguyện hồi hướng vừa khai thị giáo pháp cho họ hiểu mà thay đổi. họ cũng như mình thôi, đều bị 6 căn chạy theo 6 trần rồi đắm nhiễm, kết hợp với ác duyên lôi kéo nên mới đọa lạc. Mình chú nguyện mà không khai thị tư tưởng thì cũng không hiệu quả đâu.

Có người vợ luôn cúng dường chư Tăng, Tam Bảo để hồi hướng cho chồng mình quy y. Nhưng…mãi tới 40 năm sau, duyên lành mới đến, giúp ông chịu quy y Phật đó.

Ngán nhất là cái nghịch cảnh người thân ác nghiệp, ác kiến quá nặng.

Mình hành trì Lăng Nghiêm nhưng lấy kinh tạng để làm đèn soi sáng. Siêng năng hành trì Lăng Nghiêm chỉ là 1 phần của Bát Chánh Đạo mà thôi.

Nếu người thân theo tà kiến, tôn thờ giáo lý ngoại đạo, quỷ thần, làm đồ tể, sát sanh, ăn nói báng bổ Phật pháp…là đời mình quá ư là gian truân luôn.

Trong trường hợp này, thì cái tình ái luyến gia quyến nó ít lắm, nên đây là cơ hội tốt cho mình tu tập, tâm không còn chấp luyến tình cảm gia quyến quá nhiều, giữ tâm chánh niệm.

Đức Phật luôn việc khuyến khích phát Bồ Đề Tâm với chúng sanh, nhưng bên cạnh đó, Phật cũng nói nên xa lánh ác tri thức. Nếu đạo lực mình vĩ đại như Ngài Quán Âm, Địa Tạng thì còn dám mạnh miệng độ tận chúng sanh. Chứ mình mà yếu yếu thì nên phát tâm viễn ly mà giải thoát, đó là cơ hội rất tốt cho mình tu tập. chứ mình mà hóa độ không được người khác là đôi khi họ còn độ cho mình phiền nảo thêm nửa đấy, đặc biệt, tâm lý ông bà, cha mẹ họ luôn xem con cháu như những đứa con nhỏ bé trong mắt họ, đã từng nuôi khôn lớn. dù mình có giỏi cách mấy ngoài xã hội thì khi về nhà, cái ngã của người cha, người mẹ họ không thích con cái dạy đời đâu. Kể cả tu sĩ còn rất khó khăn trong việc hóa độ cho chính cha mẹ, người thân của mình. Bụt nhà thường không thiêng đâu. Cân nhắc kĩ trong việc hiện tướng Kim Cang,để ngăn cản hành vi ác nghiệp của người thân mình.

Đôi khi mình mang tội bất hiếu để chặn đứng hành vi xấu của người thân, với mục đích tránh cho họ bị đọa lạc về sau. Cũng như tiền kiếp Phật Thích Ca từng giết 49 tên cướp để cứu lấy 500 người. và khi thành Phật Ngài vẫn bị trả 1 nghiệp là con dao bay thẳng từ trên trời xuống đâm vào đùi của Ngài, để trả hết nghiệp xưa. Rồi trong hành Bồ Tát Đạo có cho phép sát sinh trong tình huống bất khả kháng. Ví dụ 1 đứa con giết cha mẹ thì chắc chắn bị đọa vào địa ngục vô gián, chịu vô lượng thống khổ, tội nặng nhất. Nhưng vì lòng đại bi, khuyên can mọi thứ mà không có tác dụng, thì mình đành phải tước đoạt mạng sống của họ, thà mình trả nghiệp chứ không để họ chịu quả báo trong địa ngục vô gián chịu mọi thống khổ.

Cũng vậy, có lúc mình phải cứng rắn ngăn cản hành vi xấu ác của cha mẹ, bị họ sân si, chửi bới mình bất hiếu nhưng bù lại là mình đã giúp họ tránh được quả báo về sau. Phải hết sức cân nhắc kĩ nên im lặng, tu tập hay là nên hiện tướng Kim cang cứng rắn…trong cảnh này thường là khổ tâm, khó tu lắm.

Bên cạnh đó thì mình cũng dành thời gian tu tập hồi hướng cho họ được quay đầu và có nhiều thiện căn lành sống trong Chánh Pháp của Như Lai ở vị lai mai sau.

1 ông già say xỉn vào pháp hội của Phật đang thuyết pháp, và không nhận thức được hành vi của mình nên xin xuất gia xuống tóc luôn. Đến khi tỉnh rượu, mới trách Phật rất nhiều. Nhưng Phật bình thản và nói 500 kiếp sau, ông ấy cũng vì 1 nhân duyên say xỉn và xin xuất gia với 1 vị Phật khác, và được chứng đắc A La Hán sau này. Nên mọi lời chú nguyện, hồi hướng để trả hiếu cho người thân, Cha Mẹ bạn, dù kiếp này không có duyên độ cho họ, nhưng sẽ có 1 nhân duyên thiện lành trong vị lai để họ tu tập mà giải thoát đạt thánh quả.

Sống trong 1 môi trường như vậy thì tốt nhất nên phát tâm tu hành giải thoát và hồi hướng công đức thiện lành cho người thân là tốt nhất. và phải học chữ Nhẫn rất là nhiều.

Phật nói Ta như con voi chúa lâm trận chịu bao nhiêu lằn tên và mủi đạn rất nhiều. Để hàng phục loài quỷ thì các vị Phật, Bồ Tát cũng phải hóa hiện làm quỷ vương để nhiếp phục họ. Để hóa độ chính người thân của mình thì chúng ta phải trở nên xuất chúng trong mắt họ, công phu, am hiểu kinh tạng, có kinh tế vững vàng để lo cho họ và khuyến tấn họ.

3.Cầu không được toại ý

1 bà mẹ hành trì Đại Bi 3 năm trời cầu nguyện hồi hướng cho đứa con quay đầu nên người. Nhưng nghiệp lực nó quá nặng, chưa kể bà ấy hành trì trong trạng thái vọng đọng, thương đứa con quá nên công phu luôn vị phân tâm. Thế là mật chú không thể linh ứng được.

Khi tâm sở hữu quá lớn, cứ muốn cái này, muốn cái kia, và mọi thứ không đúng như ý mình muốn được. và thế là quay lại bài toán ban đầu là…Khổ.

Cùng 1 thời gian nhưng mình cứ hành trì công phu Lăng Nghiêm hay bất kì pháp môn nào khác và mong cầu phước báo hữu lậu thì kết quả hay…hên xui lắm, và nó mất thời gian rất nhiều nữa. Nguyên tắc cúng dường hay chú nguyện hồi hướng vẫn là hành trì trong tâm thanh tịnh, rồi sau đó mới hồi hướng mong cầu, thì nó mới thành tựu khi đủ duyên.

Tu ở tại gia chướng duyên, nghịch cảnh rất nhiều, thôi thì mình cứ an trú chánh niệm, giữ tĩnh lặng nội tâm của mình, mong cầu quả Bồ Đề Vô Thượng có phải là cách gửi ngân hàng công đức 1 cách hiệu quả nhất, không gặp rủi ro hay không.

 Theo Thánh Địa Lăng Nghiêm. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm