Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/03/2020, 08:47 AM

Hoa sen và phẩm tính giác ngộ ở mỗi con người

Hoa sen tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người. Mầm sen nào cũng có khả năng vươn lên khỏi bùn, khỏi nước và trổ hoa tươi thắm hương thơm ngạt ngào. Đã là con người thì con người nào cũng có khả năng thoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức tỉnh tu hành và đạt thành đạo quả.

> Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo

Thiên nhiên vũ trụ vạn hữu, sản sinh ra vô số loài động, thực vật khác nhau, nhưng không biết tự bao giờ con người bắt đầu quán sát và đúc kết nên những đặc tính của một loại hoa, mà ở loại hoa đó đã hàm chứ biết bao ý nghĩa cao đẹp. Con người đã dùng hình ảnh loài hoa ấy để làm ví dụ biểu trưng và tôn vinh những con người vĩ đại, tôn vinh những đức tính cao đẹp luôn hiện diện trên cuộc đời. loài hoa ấy chín là Hoa Sen, một loài hoa mang phẩm tính Giác Ngộ.

Đã là con người thì con người nào cũng có khả năng thoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức tỉnh tu hành và đạt thành đạo quả.

Đã là con người thì con người nào cũng có khả năng thoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức tỉnh tu hành và đạt thành đạo quả.

Theo Wikipedia Sen (tên khoa học: Nelumbo nucifera), là một loài thực vật thuỷ sinh thân thảo sống lâu năm thuộc chi sen. Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc.

Ai là người xứng đáng với phẩm tính của hoa Sen ?      

Không biết tự bao giờ cộng đồng Phật giáo sử dụng biểu tượng hoa sen để tôn vinh sự vĩ đại và thoát tục của đức Phật. Nhưng theo sự nghiên cứu và lý giải của Hòa thượng Thích Thanh Từ thì chúng ta có thể hiểu như sau: “Tại sao ngày nay chùa nào thờ Phật cũng ngồi trên tòa sen? Đây là để biểu trưng con người của Ngài. Vì trước kia là ông Hoàng, Ngài cũng nhiễm ô ngũ dục, như mầm sen còn ở trong bùn. Khi Ngài vượt thành xuất gia là mầm sen ra khỏi bùn, mà còn ở trong nước. Lúc Ngài ngồi tu ở dưới cội Bồ đề và thành đạo là hoa sen ra khỏi nước nở tròn đầy hương thơm ngào ngạt.

Hoa sen tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người

Hoa sen tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người

Hoa sen lại tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người. Đã là mầm sen thì mầm sen nào cũng có khả năng vươn lên khỏi bùn, khỏi nước và trổ hoa tươi thắm hương thơm ngạt ngào. Đã là con người thì con người nào cũng có khả năng thoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức tỉnh tu hành và đạt thành đạo quả. Phật quả không phải của riêng một người nào, mà của chung tất cả ai có ý chí thoát trần, có quyết tâm đạt đạo. Vì vậy, Phật quả gọi là Vô Thượng Giác, là giác ngộ không ai trên, không có người bằng; Phật cũng dùng hình ảnh hoa sen để nhắc nhở Phật tử, ở giữa chốn ô nhiễm mà khéo vượt ra bằng trí tuệ sáng ngời của mình.”

Tư tưởng kinh PHÁP HOA lại đề cặp về khái niệm “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” mỗi chúng sanh dù hữu tình hay vô tình điều có khả năng giác ngộ vì vậy mỗi chúng sinh điều có đức tính của hoa sen.     

Tư tưởng kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN lại đề cặp “Nhất Xiển Đề cũng có Phật tánh” Vì vậy đặc tính của hoa sen cũng vẫn hiện hữu nơi những chúng sanh Nhất Xiển Đề.     

Mầm sen nào cũng có khả năng vươn lên khỏi bùn, khỏi nước và trổ hoa tươi thắm hương thơm ngạt ngào.

Mầm sen nào cũng có khả năng vươn lên khỏi bùn, khỏi nước và trổ hoa tươi thắm hương thơm ngạt ngào.

Tư tưởng TỊNH ĐỘ TÔNG đề xướng Cửu Phẩm Liên Hoa là cha mẹ cũng là ở ý nghĩa này. Tại sao cảnh giới trang nghiêm thù thắng của chư Phật vô số kỳ trân dị bảo lại không dùng bất cứ hình ảnh nào khác để biểu trưng mà lại dùng hình ảnh hoa sen. Tất cả mọi chúng sanh đù là thượng căn thượng trí, cho đến những hạng cùng hung cực ác, chỉ cần có đầy đủ Tín Hạnh Nguyện điều có thể dự và hàng ngũ Liên Hoa Hoa Hóa Sanh: “Hạ phẩm hạ sinh: Nếu có chúng sinh tạo năm nghịch, mười ác, làm đủ các việc bất thiện. Người này lúc sắp chết, may gặp thiện tri thức, dùng lời an ủi, nói pháp mầu cho nghe, rồi bảo họ niệm Phật. Người này chí tâm chí thành niệm: Nam mô A di đà Phật đủ mười câu, liền trừ được tội nặng sinh tử trong 80 ức kiếp và thấy hoa sen vàng to bằng bánh xe ở ngay trước mặt.” trích Phật Quang Đại Từ Điển.

Trong kinh Pháp Cú có đoạn:

“Như giữa đống rác nhớp.

Quăng bỏ nơi bờ đầm.

Chỗ ấy hoa sen nở.

Thơm sạch đẹp ý người

Cũng vậy, giữa quần sanh.

Uế, nhiễm, mù, phàm tục.

Đệ tử bậc Chánh Giác.

Sáng ngời với trí tuệ.”

(Pháp cú câu 58-59)

Phật quả không phải của riêng một người nào, mà của chung tất cả ai có ý chí thoát trần, có quyết tâm đạt đạo.

Phật quả không phải của riêng một người nào, mà của chung tất cả ai có ý chí thoát trần, có quyết tâm đạt đạo.

Thể theo tinh thần kinh pháp cú thì ta có thể thấy rằng người đệ tử xuất gia với bậc chánh giác, là các “Bậc phát túc siêu phương” cũng điều xứng đáng được tán thán và tôn vinh bằng phẩm tính của hoa sen.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng viết một quyển sách với tựa đề Từng Bước Nở Hoa Sen. Nội dung tác phẩm xoay quanh 47 bài kệ để thực tập và chuyển hóa với nhiều ý nghĩa vô cùng phong phú. Nhưng có một điểm đáng chú ý là hể ai có chánh niệm, có sự thực tập, có sự tỉnh thức thì ngay nơi mỗi bước chân của hành giả điều dẫm bước trên hoa sen, dù người đó là bất cứ ai. Phật, Bồ Tát, A La Hán, người xuất gia, vua chúa hay ngoại đạo…

Phật quả gọi là Vô Thượng Giác, là giác ngộ không ai trên, không có người bằng; Phật cũng dùng hình ảnh hoa sen để nhắc nhở Phật tử, ở giữa chốn ô nhiễm mà khéo vượt ra bằng trí tuệ sáng ngời của mình

Phật quả gọi là Vô Thượng Giác, là giác ngộ không ai trên, không có người bằng; Phật cũng dùng hình ảnh hoa sen để nhắc nhở Phật tử, ở giữa chốn ô nhiễm mà khéo vượt ra bằng trí tuệ sáng ngời của mình

Cây Bồ-đề được gọi là cây Bo, Pipul hay Aśvattha, Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là "ngày mai", Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ. Nếu như đức phật ngồi dưới một gốc cây khác như Me, Chuối, Xoài… thì những cây đó điều trở thành cây Bồ Đề.     

Chính vì vậy, đừng bó buộc bất kỳ một khái niệm nào cho là hoa sen chỉ giành cho Phật Và Bồ Tát, còn A La Hán hay những người khác không được dùng hoa sen để làm giá trị biểu trưng. Bởi lẽ theo Trung Quán Luận “các pháp điều là giả danh”. Còn kinh Kim Cang thì nói rằng “Các pháp hữu vi điều là mộng huyễn bào ảnh.” 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm