Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Đám mây trắng ấy đã về trời
‘Khi làm lãnh đạo cao cấp của giáo hội rồi, giáo hội thỉnh Hòa thượng lên chùa Quán Sứ (Hà Nội), nhưng Hòa thượng từ chối, vẫn ở ngôi chùa làng thưa vắng người cho tới cuối đời, sống hòa hợp trong lòng dân’.
Tin Đại lão hòa thượng Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ viên tịch sáng 21-10 ở chính ngôi chùa làng – chùa Giáng (Viên Minh tự), nơi người đã cả đời cấy cày tự nuôi mình để nghiền kinh nấu sử – khiến bất cứ ai biết yêu kính đạo hạnh khiêm cung và sự thông tuệ đều cảm một nỗi mất mát lớn lao.
Người con khiêm cung của Đức Phật, người ông kính quý của mọi nhà
Bên đỉnh non thiêng Yên Tử, Thượng tọa Thích Đạo Hiển – Phó trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh nghẹn ngào chuẩn bị hương án tưởng niệm người thầy đáng kính, vừa như đang trôi về những vùng ký ức đẹp với thầy Phổ Tuệ.
Gần 30 năm trước, khi Thượng tọa chỉ là một chú tiểu mới xuất gia, tìm đến ngôi chùa làng hẻo lánh, yên tĩnh thỉnh vấn Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, lần nào cũng được nhà chùa chỉ ra ngoài cánh đồng.
Khi ấy Hòa thượng đã ngoài 70 tuổi, nhưng lúc nào thầy cũng không đang cày cấy thì chăn trâu bò ngoài đồng như một người nông dân thực thụ.
Thượng tọa Thích Đạo Hiển kể cả cuộc đời cụ Thích Phổ Tuệ thực hành đúng như lời của chư Tổ: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” – tức là người đi xuất gia một ngày không làm một ngày không ăn, nên còn sức khỏe thì cụ còn lao động sản xuất.
Là Đại lão Hòa thượng nhưng hằng ngày cụ vẫn tự mình làm những khóa lễ, thắp nhang đèn, thỉnh chuông, tụng kinh…; ban đêm cụ lại dịch kinh sách, nghiền ngẫm giáo lý của đạo Phật.
Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là nhà tu hành có trí huệ siêu phàm thông tuệ Nho, Phật, Lão, hiểu cổ kim, là một tác giả và dịch giả nổi tiếng với sở học uyên thâm, nhưng cụ luôn giảng giáo lý đạo Phật rất giản dị nên ai được gặp Hòa thượng cũng cảm thấy rất gần gũi, như “người ông kính quý” của mình.
“Hòa thượng Đức Pháp chủ là bậc cao tăng hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Ngài là bậc chân tu, thực tu, thực học, là người gần như cả đời, từ lúc 5 tuổi đã sống trong cửa thiền, cửa chùa, thấm đẫm giáo lý đạo Phật và thực hành theo lời Phật dạy, đặc biệt là đức giản dị, khiêm cung. Hòa thượng mất đi là một tổn thất rất lớn không phải chỉ của Giáo hội. Đối với tăng ni trẻ, Phật tử là mất đi một lãnh tụ tinh thần, một chỗ dựa quan trọng” – Thượng tọa Thích Đạo Hiển nói.
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Một đời thanh bạch, một kiếp tu hành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng
Tăng sĩ 10:27 06/11/2024Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Xem thêm