Hoài niệm sách Tiếng Việt xưa - nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách
“Như người thân yêu đi xa bao ngày nay bỗng trở về, chỉ cần hé mở một hình ảnh thôi là đọc thuộc được cả trang”. Đó là bình luận của của một cô giáo thuộc thế hệ 7X khi tôi đăng lên Facebook cá nhân của mình album ảnh: “Những trang sách huyền thoại gắn liền với tuổi thơ”.
Giáo dục trẻ em từ một bài học trong kinh điển nhà Phật
Đó là album chụp lại những trang sách cũ của bộ môn Tiếng Việt đã gắn liền với các thế hệ sinh sau năm 1975 như: “Con cáo và tổ ong, Hòn đá to hòn đá nặng, Cái trống trường em, Dừa ơi, Lượm, Làm việc thật là vui, Không sống riêng lẻ, Làm anh, Câu chuyện bó đũa, Đẹp mà không đẹp, Ông Ké, Thương ông…” của các tác giả như: Bác Hồ, Tố Hữu, Tô Hoài, Phạm Hổ, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Giỏi… cùng các bài tục ngữ, ca dao.
Không chỉ với cô giáo 7X kia, mà với thế hệ 8X chúng tôi, những câu thơ, lời văn cùng các hình ảnh minh họa đã trở thành một khoảng ký ức đẹp nhất của một tuổi thơ hồn nhiên, vô tư, trong sáng bên những trang sách “vỡ lòng”.
Tôi nhớ những ngày ở bậc tiểu học, mỗi lần đăng ký mua và được nhận sách giáo khoa khi chuẩn bị lên lớp mới, bao giờ cũng chọn lật giở, ngắm nghía cuốn Tiếng Việt đầu tiên. Không chỉ bởi đây là quyển sách dày nhất trong tất cả các cuốn, mà còn có những hình minh họa đơn giản nhưng sinh động, cùng những câu chuyện, bài thơ dễ hiểu, dễ nhớ thôi thúc học sinh lật giở, tò mò khám phá xem năm học này mình sẽ được học những bài bài học thú vị nào.
Sau khi lật giở lướt qua những trang sách thật nhanh, cả lớp chẳng ai bảo nhau, bạn nào cũng đưa sách lên mũi ngửi, hít hà mùi giấy mới thơm tho. Về nhà thì nâng niu kiếm tờ báo nào đó bọc lại và dán nhãn vở cẩn thận.
Niềm vui bình dị sau lũy tre xanh của những ngày thơ bé giản đơn chỉ vậy, hạnh phúc với những trang sách mới. Chưa có điện thoại, máy tính bảng, internet…Sách Tiếng Việt thành một người bạn tinh thần lớn lao, ươm mầm cho sự khám phá cuộc sống và thật nhiều mơ ước thiện lành.
Giáo dục Phật giáo cho thế hệ trẻ hiện nay
Sách Tiếng Việt xưa có giá trị không chỉ bởi nội dung nuôi dưỡng tâm hồn, dạy tuổi thơ những bài học làm người một cách vừa nhẹ nhàng mà ngấm sâu, nhớ lâu, mà còn bởi một quyển sách nhưng được chuyền tay nhau cho mấy thế hệ.
Tôi nhớ những năm 1990 – 1995, thời đó kinh tế các gia đình ở nông thôn còn nhiều khó khăn, nên biết tôi được bố mẹ mua sách mới cho là thế nào các cô bác trong họ cũng đến…đăng ký, dặn dò: Sách con nhớ giữ gìn cẩn thận nhé, có gì năm sau, năm sau nữa…để lại cho cái A, thằng B cùng học.
Và thế là những cuốn sách của tôi không chỉ chuyền cho cậu em ruột học tiếp, còn được chuyền đến thế hệ của các em, các cháu trong họ, đến nỗi trang bìa và nhiều trang nhàu nhĩ vẫn được dán đi dán lại bằng băng dính, vẫn vẹn nguyên những giá trị nền móng đầu tiên dẫn lối nhân cách để ngày hôm nay chúng tôi có thể khẳng định giá trị của bản thân, làm người tử tế và lan tỏa lối sống tích cực tới những người xung quanh.
Gần đây, theo dõi những cuộc tranh luận về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của chương trình mới, đặc biệt là bộ sách Cánh Diều, tôi thấy giật mình chột dạ với những bài học chứa câu văn, lời thơ trúc trắc, vòng vo khó hiểu, thậm chí có những câu chuyện dạy trẻ con cách khôn lỏi, phản giáo dục như bài đọc: “Hai con ngựa” (phỏng theo truyện ngụ ngôn của Lep Ton-Xtoi), “Cua, cò và đàn cá”, ‘Ví dụ”…
Tôi tự hỏi: Bao nhiêu truyện thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài, thơ thiếu nhi của nhà thơ Phạm Hổ, cùng ca dao tục ngữ và rất nhiều tác phẩm thiếu nhi đặc sắc khác vừa mang đậm chất văn học, vừa đầy chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp cho nhân cách bị bỏ quên ở góc nào khiến những người viết sách không tìm được ra, để những câu chuyện ngây ngô khó hiếu, phản giáo dục có cơ hội len lỏi vào tâm hồn đẹp như trang giấy trắng của các con học sinh lớp 1?.
Gần đây, một người bạn của tôi chụp lại bài thơ “Thương ông” của nhà thơ Tú Mỡ trong sách Tiếng Việt lớp 2 và chia sẻ lên một diễn đàn về giáo dục với giọng điệu thảng thốt, không tin đó là bài thơ mà bạn và bao học sinh thế hệ 7x-8x đã học, đã yêu và đến tận bây giờ vẫn nhớ, vẫn thuộc nằm lòng.
Qua tìm hiểu tôi được biết trong bài thơ gốc của nhà thơ Tú Mỡ gồm có 2 phần. Phần đầu khá hay (từ đầu bài thơ cho đến câu “Vì nó thương ông”). Phần còn lại hơi trúc trắc.
Lời Phật dạy về giáo dục đạo đức cho con cái
Sách Tiếng Việt cũ đã lược trích, lấy đầy đủ toàn bộ phần đầu bài thơ (phần hay), đủ để chuyển tải thông điệp về yêu thương, và bỏ đi phần sau (phần không hay). Đó là sự tinh tế của người làm sách.
Còn ở sách Tiếng Việt lớp 2 hiện nay, bài thơ không đưa vào nguyên bản, vẫn đề “trích”, nhưng lại cắt bỏ đi (và cắt bỏ không hợp lý) tới 50% những câu thơ hay ở phần đầu, như các câu miêu tả: “Khập khiễng khập khà/ Bước lên thềm nhà/ Nhấc chân quá khó” hay phần cao trào vì hạnh phúc của người ông: “Quẳng gậy cúi xuống/ Quên cả đớn đau/ Ôm cháu xoa đầu”.
Với tôi, sách nói chung và sách văn học trong đời sống nói riêng tựa như nước mát lành, làm cho tâm hồn mỗi người trở nên thanh khiết, trong veo và yêu thương nhiều hơn. Đặc biệt với thể loại sách Tiếng Việt trong trường học, là cánh cửa quan trọng để mỗi em nhỏ bước dần ra với thế giới, tiếp xúc với cuộc sống quanh mình qua những bài học, thông điệp về nhân cách của các tác giả để tâm hồn được tưới tắm những vẻ đẹp của Chân – Thiện – Mĩ, biết yêu thương nhiều hơn. Vậy nên vai trò biên soạn, biên tập, thẩm duyệt đối với sách Tiếng Việt vô cùng quan trọng, và cần người làm sách đặt tâm, dành trọn trái tim và sự thấu hiểu nhiều hơn với từng độ tuổi của học sinh.
Đọc những bình luận của bạn bè khi bắt gặp lại những trang sách Tiếng Việt xưa bên dưới album ảnh tôi đã đăng, tôi thấy ai cũng thích thú, rạo rực, hạnh phúc như gặp lại cố nhân, và cũng đầy nuối tiếc khi thế hệ tuổi thơ bây giờ không có cơ hội được lớn lên và sống cùng những trang sách, những bài học tuyệt vời như xưa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm