Hoằng pháp trong thời đại số
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, những vị “Sứ giả Như lai” muốn đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc hoằng dương chính pháp thì không thể thiếu sự quan tâm nắm bắt và ứng dụng công nghệ thông tin thời đại mới, các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 để làm phương tiện truyền bá.
Giáo lý của Đức Phật có lan toả và phát triển hay không là nhờ vào những vị “Sứ giả của Như Lai”. Phật giáo có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều thời đại đều có xuất hiện những tinh thần bố giáo như Ngài Phú Lâu Na. Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển với tốc độ mạnh, dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng, chi phối mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Đây được xem như một thách thức đối với việc Hoằng Pháp thời nay.
Phật giáo Việt Nam đã trải qua bao nỗi thăng trầm theo sự thịnh suy của đất nước. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, những vị “Sứ giả Như lai” muốn đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc hoằng dương chính pháp thì không thể thiếu sự quan tâm nắm bắt và ứng dụng công nghệ thông tin thời đại mới, các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 để làm phương tiện truyền bá.
Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mô tả về một môi trường mà máy tính, tự động hóa. Những con robot, hay máy móc nói chung, sẽ được kết nối vào những hệ thống máy tính để điều khiển, cần rất ít hoặc thậm chí là không cần sự can thiệp nào từ con người cả.
Cuộc cách mạng số - thông qua các công nghệ như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, mạng xã hội, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số..
Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào Hoằng Pháp
Dưới ảnh hưởng sâu rộng của Cách mạng Công nghệ 4.0, những Sứ giả Như lai trong thời đại mới cần phải nắm bắt những kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ mới vào việc truyền bá giáo lý của Đức Thế Tôn. Dựa vào những thành quả của cuộc Cách mạng 4.0 để mang lại những phương thức mới tạo được sự dễ dàng và thành quả hơn trong việc Hoằng pháp.
Để tận dụng thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong việc Hoằng pháp, trước hết cần phải xây dựng được website trực tuyến; ảo hóa hạ tầng công nghệ thông tin Hoằng pháp, bằng cách đưa lên hệ thống điện toán đám mây; số hóa dữ liệu, tài liệu, thông tin. Hoằng pháp viên phải biết sử dụng phần mềm thông minh có kết nối Internet và ứng dụng tối đa Internet kết nối vạn vật.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang gõ cửa từng nhà, dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng sâu rộng ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tác động rõ rệt nhất là sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, với tính năng có thể thay thế con người, thậm chí còn tối ưu hơn như khả năng tính toán, phân tích, ghi nhớ, có thể làm vai trò luật sư tư vấn pháp lý online một cách nhanh chóng. Vì vậy, Hoằng pháp viên phải nắm bắt thành tựu này để ứng dụng trong công việc livestream các bài giảng của các giảng sư. Thậm chí, có thể dùng trong việc giải đáp trực tiếp những vấn đề giáo lý Phật pháp cho những người nghiên cứu, học tập.Trí tuệ nhân tạo còn giúp cho nhà Hoằng pháp trong việc trích dẫn, tìm nguồn cho các bài giảng; phân tích những xu hướng thời đại để có những đề tài giảng mang tính thực tế nhưng không rời xa lời Phật dạy .
Sử dụng công nghệ đám mây: Để lưu trữ toàn bộ hệ thống Tam tạng kinh điển Phật giáo và lưu trữ những bài giảng của các vị Giảng sư. Các Giảng sư phải biết tiếp cận với thành quả của cuộc Cách mạng 4.0 để khai thác tư liệu, tham khảo sử dụng hệ thống giáo án điện tử, để soạn bài và diễn giảng được thuận tiện và tốt hơn. Người học Phật chỉ với một chiếc Smartphone thì kho tàng giáo lý của Đức Phật ở trong bàn tay.
Với Big Data (dữ liệu lớn), sẽ cung cấp các giải pháp trong việc nghiên cứu sở thích, thói quen, hành vi của đối tượng Hoằng pháp, qua đó gián tiếp giúp cho nhà Hoằng pháp đạt hiệu quả tốt.
Lập đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy trong các lớp đào tạo Hoằng pháp viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Giảng sư.
Những cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên số với việc Hoằng pháp
Những cơ hội:
-Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 xuất hiện trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ở nước ta. Các nhà Hoằng pháp có cơ hội rất lớn để tiếp cận với các tín đồ Phật giáo và các nhà nghiên cứu về Phật giáo, cũng như các nền Phật học ở trong nước và ở nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các mạng xã hội để một mặt học tập, bồi dưỡng, bổ túc tri thức Phật pháp, một mặt chuyển tải, truyền bá chính pháp đến đông đảo quần chúng một cách dễ dàng và hiệu quả.
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc truyền bá chính pháp không chỉ là thực hiện các nghi thức cầu nguyện; hay những buổi thuyết giảng theo phong tục vùng miền nữa, mà chúng ta phải có những phương pháp mới, phong cách mới, thổi mới luồng tư tưởng giáo lý Phật Đà vào trong đời sống thực tiễn, làm cho Phật giáo Việt Nam phải mang tính phổ cập sâu rộng và tính phổ quát trên toàn thế giới..
Những thách thức:
Thách thức từ những nhu cầu đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin để phụ trách và quản lý chương trình Hoằng pháp; nhu cầu về Kinh tế để trang bị cơ sở hạ tầng; nhu cầu các vị Giảng sư ngoài việc trau dồi kiến thức Phật học, kỹ năng thuyết giảng còn phải trang bị cho mình một khả năng nhất định về công nghệ thông tin và tiếp tục bổ sung, nâng cấp trình độ công nghệ để đáp ứng được tính linh hoạt, cấp bách của nền công nghệ mới.
Đặc biệt, nhà Hoằng pháp còn phải rèn luyện kỹ năng mềm như: Giao tiếp, làm việc nhóm…
Nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh: Trong việc lĩnh hội kiến thức ứng dụng công nghệ mới, đòi hỏi nhà Hoằng pháp phải có trình độ Anh ngữ cơ bản. Và nhu cầu cao hơn nữa, là một vị Sứ giả Như lai trong sự nghiệp tuyên dương chính pháp cần phải sử dụng thành thạo Anh ngữ. Có như vậy mới dễ thâm nhập được vào các môi trường Hoằng pháp ở nước ngoài.
Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra cho vị Giảng sư lệ thuộc, ỷ lại vào nguồn thông tin của công nghệ truyền thông. Những bài thuyết giảng tuy có trích dẫn phong phú, mang tính thực tiễn nhưng lại thiếu tư duy và tính trải nghiệm trong quá trình tu tập của bản thân của người Hoằng pháp.
Nếu không kiểm soát được những thông tin chính xác sẽ dẫn đến sự phát tán nhanh chóng của những bài giảng, những hình ảnh không đúng với tinh thần nhà Phật, ảnh hưởng lớn đến tinh thần học Phật và niềm tin của quần chúng.
Giải pháp cho Hoằng pháp trong thời đại số
Đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại thông qua việc xây dựng các trang mạng Online như: Cổng thông tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Kênh truyền hình Giáo hội Phật giáo Việt Nam phatgiaotv.org,… Tăng cường ứng dụng chuỗi cung ứng thông minh của công nghệ 4.0 để tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng gắn kết chặt chẽ hơn giữa các Ban, Ngành, Viện của Trung ương cũng như các Ban Hoằng pháp của các Tỉnh, Thành cho đến các thành viên của Ban Hoằng pháp.
Tận dụng những thành quả Cách mạng Công nghệ mới và xu thế hội nhập của đất nước, cần phải đem giáo lý Phật đà lan toả, phát triển ở nước ngoài. Vì vậy, cần đào tạo đội ngũ nhân sự, những vị Giảng sư có trình độ đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ mới, hiện đại theo đặc trưng của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, làm tiên phong thúc đẩy đưa Phật giáo Việt Nam được rạng rỡ trên nền Phật giáo Quốc tế.
Công nghệ học tập không sách giấy: Tranh thủ thành quả của công nghệ 4.0 và tìm sự hỗ trợ từ hệ thống cổng học tập trực tuyến Online áp dụng vào hệ thống giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo Phật giáo. Khi truy cập vào hệ thống này, Tăng Ni sinh sẽ tiếp cận với hàng trăm nghìn tài nguyên bài giảng, giáo trình mới nhất ở mọi nơi, trên mọi thiết bị công nghệ giúp gia tăng sự hứng thú trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, cũng có thể mở các khoá học trực tuyến trên hệ thống.
Hoằng pháp Phật giáo có tồn tại và phát triển được hay không, phần lớn là nhờ vào các Hoằng pháp viên. Vì vậy, đòi hỏi người sứ giả Như lai phải hội đủ được những phẩm chất căn bản của một người xuất gia. Song song với việc trau dồi kiến thức Phật pháp, cần phải có sự nỗ lực của tự thân tu tập, thực hành giới luật. Bởi lẽ, phẩm chất của các nhà Hoằng pháp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc Hoằng pháp, vì ảnh hưởng của Phật giáo tích cực hay tiêu cực, mạnh mẽ hay yếu ớt, rộng lớn hay hạn chế luôn phụ thuộc vào đạo đức, trình độ kiến thức, đặc biệt là sức mạnh sự tu tập chuyển hoá nội tâm của đội ngũ Hoằng pháp viên..
Chân lý mà đức Phật giác ngộ thực ra luôn đứng vững trong mọi thời đại mà không hề bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng trí thức của nhân loại. Vì vậy, kiến thức khoa học dù có phát triển như thế nào thì giáo pháp của Đức Phật vẫn vượt xa những khám phá của nhân loại. Tuy nhiên, muốn Hoằng pháp tốt trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão hiện nay, việc Hoằng pháp cần thực sự quan tâm, kịp thời nắm bắt, ứng dụng công nghệ mới, tìm giải pháp cho phù hợp với thực trạng nhu cầu của một xã hội đang chuyển mình số hoá trên mọi lĩnh vực. Có như vậy, nhà Hoằng pháp mới đem lại lợi ích trong việc chuyển hoá nội tâm, thăng hoá tâm linh cho con người giữa xã hội phồn vinh về vật chất này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Phật pháp và cuộc sống 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Phật pháp và cuộc sống 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Phật pháp và cuộc sống 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Phật pháp và cuộc sống 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm