Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/09/2023, 17:00 PM

Hoạnh tài bất phú

Làm ăn chánh đáng mà nhiều khi tài sản cuốn trôi bởi năm nhà, huống hồ chi làm nghề bất nghĩa vô lương. Vì thế nên, men theo con đường Bát chánh đạo, trong đó có chánh nghiệp: con đường mưu sinh hợp pháp và đạo đức xã hội cho phép, là kim chỉ nam của lời Phật dạy.

Ở huyện Hiến có một tay thư lại họ Vương làm nghề bán nước bọt dạo và bồi bút. Vương đa phương tiện kiêm luôn nghề làm cò, chạy chọt giấy tờ nhằm móc tiền những khách hàng ngây thơ của ông ta.

Nhưng hễ khi ông ta kiếm bộn tiền thì gia đình luôn có chuyện bất an, đồng tiền ky cóp bao nhiêu cứ đội nón ra đi không cách gì cưỡng lại.

Có một đạo đồng đi ngang qua miếu Thành Hoàng trong một đêm trăng sáng, chú nghe hai tên tiểu quỷ bàn tán: làm cách nào để tẩy chay cái tay vô lại này.

- Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, chỉ cần một em Thuý Vân là được. Một tên tiểu quỷ đề xuất “phá án” này. 

Không lâu sau, có một kỹ nữ mặt hoa da phấn tên là Thúy Vân hớp hồn ông Vương. Chồng già vợ trẻ, đời còn gì hơn!

Vì “nàng thơ” quá yêu kiểu diễm lệ, lại biết chiều chồng, ông Vương đưa hết tài sản cho nàng để nàng quản lý và chăm sóc cho ông ta.

Từ khi có vợ trẻ, ông Vương té bệnh nhiều hơn, tiền bạc cứ hao hụt dần theo năm tháng.

Vài năm sau ông đổ bệnh hiểm nghèo, tiền bạc vơi dần, “nàng Kiều” đoán trước cảnh này nên cưỡm tiền cuốn gói ra đi

Từ khi biết vợ phản bội tình già, ông đổ bệnh nặng thêm và chết không có một cái quan tài đậy thây.

Theo: Kỷ Hiểu Lam “Duyệt vi thảo đường bút ký”. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bài học: 

Của ngang xương không thể làm giàu, còn nói về lấy tiền cho “nàng thơ” thì chỉ có cách bắt thang lên hỏi ông trời!

Kinh Phật đề cập “Bát Chánh đạo” (tám con đường đi đến giác ngộ), trong đó có nói đến “Chánh nghiệp” (lao động/nghề nghiệp hợp pháp)

Trong cái gọi là nghề nghiệp hợp pháp đó, nếu rơi vào người kém phước đức thì tài sản của mình có khi lọt vào một trong năm nhà “đồng sở hữu”, kinh Phật gọi là “tiền tài ngũ gia cộng hữu” (có khi gọi tắt là “ngũ gia chi sở cộng 五家之所共). Đó là: 1. Đại thủy; 2. Đại hoả; 3. Đạo tặc; 4. Tham quan ô lại; 5. Bất tiểu nhi, nữ

1. Lũ lụt làm trôi nhà, tài sản; 2. Bất cần hoặc nguyên nhân nào đó cháy nhà làm bay tài sản; 3. Trộm cướp ghé nhà “hỏi thăm”; 4. Tham quan tróc nã tài sản; 5. Con cái không nối nghiệp cha mẹ, ăn tàn phá hại làm tiêu hao tài sản. 

Làm ăn chánh đáng mà nhiều khi tài sản cuốn trôi bởi năm nhà, huống hồ chi làm nghề bất nghĩa vô lương. Vì thế nên, men theo con đường Bát chánh đạo, trong đó có chánh nghiệp: con đường mưu sinh hợp pháp và đạo đức xã hội cho phép, là kim chỉ nam của lời Phật dạy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm