Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 02/03/2020, 12:46 PM

Học cách chấp nhận những điều bất như ý trong cuộc sống

Để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng.

> Không giận không oán sẽ không đau khổ

Học cách đối diện bất như ý chính là một phần của quá trình trưởng thành, nếu không bạn sẽ chẳng thể tiến bước và tạo dựng được điều gì tốt đẹp.

Học cách đối diện bất như ý chính là một phần của quá trình trưởng thành, nếu không bạn sẽ chẳng thể tiến bước và tạo dựng được điều gì tốt đẹp.

Trong cuộc sống, nhiều khi mọi việc không diễn ra như ta mong muốn? Sau một ngày làm việc, bạn về nhà muộn với một tâm trạng mệt mỏi, suy nghĩ...Vậy làm sao để có thể vượt qua những cảm xúc như vậy? Học cách đối diện bất như ý chính là một phần của quá trình trưởng thành, nếu không bạn sẽ chẳng thể tiến bước và tạo dựng được điều gì tốt đẹp. Nếu bạn cho rằng mình đã học được cách đối trị thất vọng, tại sao chúng ta vẫn bị tổn hao quá nhiều năng lượng như vậy? Tại sao những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, lo lắng, khó chịu, cáu giận, tuyệt vọng … vẫn cứ liên tục chi phối chúng ta, không ít thì nhiều, ngày này qua tháng khác?

Đức Phật từng dạy về tám mối bận tâm thế gian: được và mất, khen và chê, vinh và nhục, hạnh phúc và đau khổ. Chúng giống như những ‘cặp bài trùng’, không tách rời. Tất cả chúng ta ai cũng muốn thành công, được tán dương, sung sướng hạnh phúc mà quên mất những gì đi kèm theo đó. Có khen ắt có chê, không trải nghiệm khổ đau thì chúng ta không thể cảm nhận được hạnh phúc. Đó là bản chất của thực tại.

Cố tình né tránh hay phủ nhận sự thật này chính là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Bạn theo đuổi và khao khát một cuộc sống tốt đẹp nhưng lại đầy hằn học với những điều bất như ý xảy đến. Dù nỗ lực đến mấy, bạn vẫn không đạt được tất cả những gì mình mong muốn hoặc những điều bạn đã từng mong muốn lại không còn làm bạn thỏa mãn, hay chúng lại rời bỏ bạn trong khi bạn vẫn muốn nắm giữ. Đây là chân lý đầu tiên trong bài pháp Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã dạy: sự thật về khổ đau, bất mãn luôn tồn tại khi ta đồng hóa mình với tâm mong cầu.

Hạnh phúc đến từ sự bình an trong tâm hồn chính là thứ hạnh phúc chân thật, không bị điều kiện hóa. Nó là của bạn và bạn có thể chế tác ra nó bất cứ lúc nào bạn muốn. Tất nhiên, phải có phương pháp luyện tập thực tiễn thì thói quen ham muốn và chống đối vô lý và vô độ mới có thể chuyển hóa.

Hạnh phúc đến từ sự bình an trong tâm hồn chính là thứ hạnh phúc chân thật, không bị điều kiện hóa. Nó là của bạn và bạn có thể chế tác ra nó bất cứ lúc nào bạn muốn. Tất nhiên, phải có phương pháp luyện tập thực tiễn thì thói quen ham muốn và chống đối vô lý và vô độ mới có thể chuyển hóa.

Bản chất của tâm trạng thất vọng là như huyễn, vô thường nhưng tâm chúng ta lại không nhận ra. Tâm bảo thủ, bám chấp khiến ta cứ phải sống lại những cảm xúc ấy, giống như cứ xem đi xem lại một bộ phim cũ rích chán ngắt vậy.

Có một thứ hạnh phúc đến từ thái độ “không mong cầu”. Đó là khi bạn chấp nhận tất cả những gì bạn đang có trong giờ phút hiện tại. Tâm bạn không còn hướng ra bên ngoài để tìm kiếm bất cứ cảm giác dễ chịu nào nữa. Lòng đã bằng lòng. Bạn cảm nhận sâu sắc tất cả những gì đang tiếp xúc bằng tâm trạng thoải mái, thư giãn, bình an, thanh thản. Và khi những vọng động trong tâm bạn lắng xuống, ngủ yên, thuần phục, bạn sẽ thấy cái gì xảy ra quanh bạn cũng ổn, cũng được, cũng dễ chịu, cũng hạnh phúc.

Hạnh phúc đến từ sự bình an trong tâm hồn chính là thứ hạnh phúc chân thật, không bị điều kiện hóa. Nó là của bạn và bạn có thể chế tác ra nó bất cứ lúc nào bạn muốn. Tất nhiên, phải có phương pháp luyện tập thực tiễn thì thói quen ham muốn và chống đối vô lý và vô độ mới có thể chuyển hóa.

Lời dạy của Đức Phật về khổ đau và hạnh phúc

Như vậy, để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng.

Đức Phật dạy chúng ta quán chiếu, nhận biết những cảm xúc phiền não để không mắc phải sai lầm này. Đau khổ của bạn dù có nặng nề thế nào thì cũng đã qua. Vạn vật không ngừng biến đổi, mọi thứ đến rồi đi, sinh rồi diệt. Cảm xúc của chúng ta cũng vậy. Đó là bản chất của cuộc sống. Hãy học cách chấp nhận và buông xả và cho phép mọi trải nghiệm dù khổ đau hay hạnh phúc tan biến theo dòng chảy của thời gian. Khi đó, nó trở thành chất liệu nuôi dưỡng những điều tốt đẹp bạn đang có trong cuộc sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Với tâm định tĩnh, chúng ta dần thấy bản chất của các pháp

Góc nhìn Phật tử 08:45 03/04/2024

Trong kinh A Mi Đà, Đức Phật giới thiệu thế giới Cực lạc ở phương Tây, không có những điều khổ, chỉ có những điều vui, y báo và chánh báo đều trang nghiêm thanh tịnh.

Công ơn cha mẹ và phương cách báo hiếu

Góc nhìn Phật tử 07:07 03/04/2024

Trong Tương Ưng Bộ Kinh, đức Phật đã đưa ra một ẩn dụ so sánh rất ấn tượng khi nói về ân đức sinh thành và suối nguồn yêu thương của người mẹ đã dành cho con cái: “Sữa của mẹ mà chúng ta đã thọ nhận so với nước của bốn đại dương, bên nào nhiều hơn?”.

Chân như tịnh tĩnh

Góc nhìn Phật tử 16:15 02/04/2024

Phẩm tự tánh thanh tịnh mà tất cả tướng đều là tánh, tất cả hiện hữu đều là Như Lai Tạng. Kinh Đại Bát Nhã nói, “Tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh. Ở trong các pháp đó, nếu Bồ Tát tâm thông đạt chẳng mê mờ, đó chính là Trí Huệ Ba La Mật.”

Nhập thất: 37 phẩm trợ đạo (8)

Góc nhìn Phật tử 15:30 02/04/2024

Đó là 37 pháp trợ duyên cho tu tập thiền định Tứ Thánh mà Đức Phật với những kinh nghiệm thực chứng đã để lại. Tuỳ vào đặc tướng, thể tánh mỗi người mà ứng dụng trong hành trì, không có pháp nào là đặc biệt hơn, nổi trội hơn, diệu dụng hơn.

Xem thêm