Học độ lượng và tha thứ
Độ lượng là một cách thể hiện tâm từ bi. Người biết tha thứ cho người khác là người cao thượng, vĩ đại, rộng lượng. Ta biết độ lượng thì người mắc sai lầm dễ mạnh dạn nhận lỗi và sửa sai.
Ở các nước phương Tây có văn hóa từ chức, một nét văn hóa rất đáng học hỏi, rất quý. Một người đương chức sau khi thấy hành động của mình mang lại hậu quả xấu cho xã hội thì quyết định rời khỏi vị trí đương nhiệm. Ở nước ta, văn hóa từ chức vẫn còn là cái gì đó rất lạ. Ở Nhật Bản, sau vụ động đất và sóng thần kép năm 2011, tổng giám đốc nhà máy điện hạt nhân đã đệ đơn xin từ chức. Năng lượng hạt nhân bị rò rỉ sau thiên tai dẫn đến cái chết của nhiều người. Mặc dù đây là nguyên nhân khách quan, nhưng vì trách nhiệm đạo đức mà vị giám đốc này vẫn quyết định rằng mình không xứng đáng tiếptục giữ chức nữa. Thủ tướng Nhật Bản đã tiếp nhận đơn từ chức của vị này vì đây là cách giúp lắng dịu bớt nỗi đau của người dân sau vụ thảm họa đáng buồn.
Đối với các tình huống như vừa nêu, người không rộng lượng và sẵn sàng thứ lỗi sẽ trở thành người có lỗi. Nếu chối từ đơn xin thôi việc của vị giám đốc, thủ tướng Nhật Bản sẽ vô tình làm cái việc xát muối vào vết thương, làm tê cóng nghị lực của người phạm lỗi và xóa bỏ cơ hội sửa sai của vị giám đốc này.
Thực tập cách sống độ lượng, bao dung và tha thứ
Có lẽ do ảnh hưởng từ đạo Phật mà nhân dân Việt Nam đã có những câu nói ứng xử rất hay như: “Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, tức là mở lòng từ bi, rộng lượng, nhân ái để tha thứ và bỏ qua. Bằng động tác này sự làm lành được có mặt, oán kết, gập ghềnh giữa cá nhân a với cá nhân b, tập thể a với tập thể b được kết thúc.
Trên nguyên tắc, các đổ vỡ của dân sự và xã hội giống như một cái lý bị vỡ. Dù có hàn gắn lại bằng các công cụ chuyên môn thì cái ly vỡ vẫn còn vết nứt rạn, không bao giờ trở lại như cũ được nữa. Quan hệ đổ vỡ của tình người thì không như vậy, khéo độ lượng và tha thứ thì tình thân, tình thâm lại nguyên vẹn và đằm thắm như ngày nào.
Vậy ứng xử rộng lượng bằng cách nào? Theo đạo Phật, trước nhất chúng ta phải thấy rằng hễ là người phàm thì còn có rủi ro mắc lỗi về dân sự hay tội về luật pháp. Đó là chưa nói đến các hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, những cạm bẫy và cám dỗ về vật chất, những sức ép về mạng sống. Hiểu được thế thì ta sẽ dễ hành xử rộng lượng với tội lỗi của người khác. Mặc khác, với tư cách là một công dân trong xã hội, một người mắc lỗi vẫn phải chịu những hình phạt nặng hay nhẹ để giữ kỷ cương, trật tự trong cộng đồng. Ở các nước phương Tây có bồi thẩm đoàn, còn ở các nước xã hội chủ nghĩa có thẩm phán. Khi tội của một người nào đó được tuyên mà không có kháng cáo thì bị cáo đó được xem là tội phạm và theo phán quyết của tòa án (bồi thẩm đoàn), bị cáo sẽ phải chịu các khung hình phạt như bồi thường, ngồi tù hoặc cả hai. Chúng ta có rộng lòng từ bi đi nữa cũng không thể nào tự mình quyết định việc bỏ qua, ngoại trừ những người đứng đầu nhà nước như tổng thống, chủ tịch nước, thủ tướng, vua, hoàng hậu, nữ hoàng…, tùy theo thể chế chính trị mà việc ân xá đó thường được diễn ra vào những ngày quốc lễ như ngày độc lập, ngày Quốc khánh.
Oán hận đấu tranh thêm sầu khổ, khoan dung độ lượng mới yên bình
Chỉ có thể thứ lỗi về phương diện dân sự và xã hội. Đối với các hành vi phạm pháp, việc thứ lỗi được thể hiện ở sự không coi người phạm tội là kẻ thù, song người đó phải chịu trách nhiệm về việc đã làm và chịu hình phạt theo quyết định của tòa án. Khi đã nếm trải qua các vị đắng của cuộc đời, người ta mới có thể thay đổi nhân cách. Sự thứ lỗi quá dễ dãi thường không tạo ra những “cú huých” cho người đã phạm sai lầm hối lỗi và hoàn lương.
Cha mẹ tin vào những lời hứa hão của những đứa con nghiện ma túy, vợ quá dễ dãi tin vào những hứa hẹn của những ông chồng nghiện cờ bạc là làm hỏng con, hỏng chồng. Tha thứ trên nền tảng độ lượng phải có sự dẫn dắt của trí tuệ để người xin lỗi không làm dối, không lợi dụng và người cao thượng thứ lỗi không rơi vào tình trạng tha lỗi sai. Bằng nhận thức đó, việc phát triển lòng từ bi trên nền tảng độ lượng và tha thứ làm cho chúng ta dễ gần gũi hơn và các mối quan hệ xã hội của chúng ta trở nên hài hòa, hạnh phúc hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Xem thêm