Thứ, 23/10/2023, 15:30 PM

Học Phật để làm gì?

Có một điều mà ít người biết, đó là ngay cả khi bạn tu vẫn chưa tránh khỏi thị phi, ganh ghét. Như vậy bạn “học Phật” mà được tự do thì quả là “giải thoát”, vì con đường của Đức Phật là để giải thoát kia mà.

Tin chắc đây là câu hỏi mà không ít người đã phát tâm, qui y đã “là Phật tử” chứ chưa nói người ngoại đạọ. Thực tế, bạn đi đến đâu nếu không phải là gia đình Phật tử thì ít nhất cũng là những người thường xuyên đi chùa, lễ lạy, sám hối, xin xăm, bói quẻ, cầu duyên cầu phước…khi mà thế giới có vẻ như đến bờ vực thẳm của khổ ách, phiền não, bệnh tật, tai ương…

Nếu tôi bảo rằng: “Học Phật để làm người tự do”, bạn sẽ thốt lên “Đồ điên”. Tôi không chen những vấn đề chính trị, tư tưởng chính trị vào đâu. Thực sự chúng ta luôn trong trạng thái “mất tự do” dù bạn có là một đại gia giàu có hay một người bình thường, một người lao động nghèo. Ít ai để ý sự câu thúc, ràng buộc trăm mối trong cuộc sống. Ngươi giàu có, lo lắng, cố giữ gìn sức khoẻ, ăn uống kiêng khem, thuốc men hàng ngày để được tiếp tục sống mà thụ hưởng.

Tự do và nô lệ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người khó khăn hơn thì luôn dặn mình giữ gìn sự trong sạch, dù vật chất, dù sự thèm khát đang quyến rũ hàng ngày, hàng giờ. Chỉ điểm sơ qua vài nét để thấy sự “câu thúc” sự “ức chế” luôn sẳn sàng tấn công khi bạn  đi giữa hai chiều cuộc sống thiện ác đơn giản bởi hiểu biết giới hạn mà tâm bạn muốn đến với cái thiện. Chiều theo một tí sự thèm khát món ăn ngon một cách tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy mình đang ngã về cái ác, ngã về tham dục để rồi chính nó sẽ đánh bại bạn, nhiếp phục bạn. Ngay cả bạn đang giàu lên, đó là điều tự nhiên thôi nhưng sao lại nhiều người ghét ghen, đố kỵ làm bạn chùng chân…Tất cả các niệm khởi lên trong tâm người thường suy xét mình là vậy đấy. Bởi thế tôi cho rằng tu là tìm đến với tự do trong hành xử, biểu đạt, tư duy, trong ý thức, ý chí…

Có một điều mà ít người biết, đó là ngay cả khi bạn tu vẫn chưa tránh khỏi thị phi, ganh ghét. Như vậy bạn “học Phật” mà được tự do thì quả là “giải thoát”, vì con đường của Đức Phật là để giải thoát kia mà.

Nếu bạn “giải thoát” như bài kệ Cư trần lạc đạo” thì "Tự do và nô lệ" cũng đã là một thành công mà tôi muốn nói đến tuy rằng bạn đang trên con đường mà Phât đã đi, dù “không bằng” hay “chưa giống” như Đức Phật nhưng hãy tin chắc chắn “ta đang đi trên con đường Đức Phật”. Những điều tôi nói không thừa khi mà bạn đi đến đâu cũng là gia đình Phật tử, cũng là môn đệ các giáo phái, tông chi từ Phật mà ra nhưng bạn còn mê tín, còn mong cầu, còn đốt vàng mã…thậm chí bạn tin chắc mình đọc nhiều, hiểu nhiều về tam tạng kinh điển, bạn thông thuộc nhiều kinh sách, trích dẫn để tranh luận.v.v…Thì hãy kiểm chứng lại chính sự câu thúc, sự nô lệ sự hiểu biết của minh. Tại sao? Bởi ngay cả Đức Phật đã dạy về lòng tin chân chánh. Bạn dễ gặp trạng thái “ức chế” tâm lý cứ suy xét, cứ mất quá nhiều thời gian cho việc quyết định, hành động, việc làm, lời nói. Như vậy mất tự do rồi còn gì nữa. Việc “mất thời gian” trong những lúc cần sự quyết đoán chính vì bạn không dành thời giai trong những lúc rỗi rảnh để hành trì “định vô lậu” đó là cách quán chiếu những vấn đề còn lấp lửng chưa biết đúng sai, chưa có một chánh tri kiến thi bảo sao không mất thời gian. 

Mặt khác, cái lỗi lớn nhất của hầu như tất cả mọi người chúng ta ai cũng mắc phải khi đánh mất tự do của chính mình. Đó là chúng ta “Hành động luôn thiếu sự nhất quán thân và tâm”. Hay nói cách khác, nhiều người chúng ta trên cái sân khấu cuộc đời này dù không muốn bạn vẫn là “một diễn viên bất đắc dĩ”.

Khi lời bạn nói ra với ai đó cứ tự hỏi lòng: Đã thật suy nghĩ hay chỉ để “lấy lòng”. Khi bạn hành xử một việc cứ tự hỏi: Đã suy nghĩ kỹ chưa, khi hành xử không đúng với thực tâm, hay cứ phải cân nhắc, so sánh, suy tính…Mất tự do quá còn gì nữa. Chúng ta luôn dụng công trong tu tập, luôn ức chế trong tu tập, luôn ở trạng thái thiếu tỉnh giác. Chúng ta luôn đi giữa hai bờ thiện ác, nó đòi hỏi sự quyết đoán. Và nếu bạn hoàn toàn đi theo sự dẫn dắt của tâm, của sự trưởng thành tâm hồn bạn thì tức là bạn tự do.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm