Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/10/2023, 17:00 PM

Chánh đạo và ác ma

Có được thân người là khó, nhận ra chánh Pháp càng khó hơn. Vượt khỏi cái khó thứ nhất để làm người, nếu chúng ta có thêm điều may mắn thứ hai, gặp được chánh Pháp, tiếp nhận chánh pháp thì cái duyên may nhân lên vạn lần nhưng nhớ kiên trì, tinh tấn, bám chặt chánh Pháp hay không mới là vấn đề.

Mỗi con người trong chúng ta đều nhận ít nhất điều may mắn là được sinh ra làm người, một con người có khả năng nhận thức, suy tư, chiêm nghiệm, hiểu biết, hành động. Và chính chúng ta được gặt hái những gì chúng ta đã gieo. Nếu bạn biết được rằng chìm đắm trong cõi luân hồi, hôm nay bạn có thể là con người nhưng trong kiếp tái sinh có còn được là người nữa hay lại làm thân súc vật, bị giết thịt, bị hành hạ, bị băm vằm để trả quả cho những gì mình đã gieo. 

Đức Phật dạy được thân người là khó, nhận ra chánh Pháp càng khó hơn. Chân lý chỉ có một, không có hai. Ấy vậy nhưng bất cứ giáo pháp, tông phái, pháp môn nào cũng chỉ khăng khăng ta là chánh Pháp. Và con người cứ lòng vòng tìm kiếm, nhập vào rồi lại xuất ra, khắc nhập, khắc xuất như chuyện Cây tre trăm đốt.

Vượt khỏi cái khó thứ nhất để làm người, nếu chúng ta có thêm điều may mắn thứ hai, gặp được chánh Pháp, tiếp nhận chánh pháp thì cái duyên may nhân lên vạn lần nhưng nên nhớ kiên trì, tinh tấn, bám chặt chánh Pháp hay không mới là vấn đề. Bài thơ "Không đề" của Bùi Minh Quốc dù là thơ tình nhưng đáng để chúng ta liên hệ đến sự may mắn ngẫu nhiên mà trong đời ta thường bỏ qua, vuột mất cơ hội: 

          Có khi nào trên đường đời tấp nập

  Ta vô tình đã đi lướt qua nhau

  Bước lơ đễnh có ngờ ta đánh mất

  Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu

Chánh pháp. Vâng chánh pháp là pháp chân chánh mà hiếm người may mắn bắt gặp, lãnh hội tìm đúng con đường mà Đức Phật đã đi. Tôi không chủ trương bài xích, phê phán bất kỳ ai, tôn giáo nào trong bài viết này mà chỉ nêu lên những gì Đức Phật đã để lại cho chúng sinh sau khi Ngài viên tịch.

Bắt đầu từ tam độc

00

Trong nhiều bài kinh, Đức Phật kể lại việc người làm đồ đệ của A-la-ra Ka-la-ma và Uddaka Ramaputa để tu học thiền định vô sắc cả hai người đều công nhận Đức Phật là người xuất chúng, tu tập viên mãn 4 tầng thiền vô sắc: Không vô biên xứ/Thức vô biên xứ/Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Với tư chất đặc biệt và tinh thần tu tập tinh tấn của người, cả hai vị thầy đều khẩn khoản mời Ngài ở lại “Để cùng chăm sóc cho hội chúng” nhưng người quyết lòng ra đi tìm con đường giải thoát. Sau những  ngày tháng gian nan, Đức Phật tìm đúng con đường chánh pháp, vô thượng, chánh đẳng giác. Sau khi chứng đắc, người tuyên ngôn: 

  Thiên thượng thiên hạ

  Duy ngã độc tôn

  Nhứt thiết thế gian

    Sanh lão bệnh tử 

Đó là con đường duy nhất mà xưa nay chưa ai tìm ra 4 chân lý của kiếp người (Khổ-Tập-Diệt-Đạo), 4 nỗi khổ kiếp người (sanh, lão, bệnh, tử) ngoài Đức Phật. Nên lưu ý những điểm này để phân biệt chánh đạo - tà đạo. 

Thứ nhất: Chứng đạo là thoát ra khỏi 4 nỗi khổ của kiếp người. Nhưng cũng không quá xa vời. Chỉ cần tinh tấn tu tập, với bước đi đầu tiên, đó là giới trong pháp căn bản Giới-Định-Tuệ là đã thoát khỏi sanh, thoát khỏi những dính mắc, ràng buộc với đời sống thế tục, khổ đau, lo lắng, phiền não. Đến định và tuệ, hai bậc cao hơn trong chương trình tu học Phật giáo là thoát hẳn già, bệnh (bậc Định) và làm chủ cái chết (bậc Tuệ). Khác với nhiều pháp môn ngoại đạo cho rằng tu đến “vô lượng kiếp”. Sự phỉ báng còn đến mức trắng trợn khi đảo ngược trình tự về thiền, họ cho rằng Thiền hữu sắc, loại thiền mà Đức Phật đã chứng đắc trước khi tuyên ngôn là thiền phàm phu và Thiền vô sắc là thiền thượng thừa. Trong khi, Đức Phật đã ném bỏ thiền vô sắc  “như chiếc giày rách” để ra đi tìm đường giải thoát thật sự, mặc những lời khẩn khoản của các bậc thầy “Hãy ở lại, chúng ta cùng chăm sóc hội chúng này”. 

Thứ hai: Sau khi viên tịch, Đức Phật đã căn dặn lại các đồ đệ “Sau khi ta nhập Niết bàn, hãy lấy giới luật và giáo Pháp ta làm Thầy. Để cho tăng chúng không còn nhầm lẫn với tà sư ngoại đạo, Ngài đã từng thuyết về lòng tin chân chánh. Từng dạy về việc” hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. 

1. Chớ có tin vì nghe truyền thuyết.

2. Chớ có tin vì nghe truyền thống.

3. Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn.

4. Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng.

5. Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình.

6. Chớ có tin vì đúng theo một lập trường.

7. Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện.

8. Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình.

9. Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền.

10. Chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình.

Pháp Phật là  pháp để hành, không phải để hý luận hơn thua. Mà con người thì cứ mãi hơn thua,  thích hơn thua, thích tranh biện mà quên cả giới. Giới đã không trọn giới thì bảo sao phiền não đeo bám, dính mắc, chướng ngại trên tâm còn đầy bảo sao không bệnh. 

Tại sao lại phải hành xác mình với chay tịnh ngày một bữa? 

Hình như đó là câu hỏi chung của những người đến với chánh pháp, với Đạo Phật nhưng không phải ai cũng đứng đấy hỏi, hỏi và hỏi cho bằng hết những thắc mắc, những điều chưa rõ như dân tộc Israel để học, học và học cho thấm nhuần, cho tinh tấn để tu, tu và tu.

Đức Phật  không hề mất thời gian cho việc thuyết phục, bài giải những nghi nan, những câu hỏi vấn nạn. Ngài chỉ dặn đi dặn lại “Hãy thắp đuốc lên mà đi. Ta chỉ là người hướng đạo”. Không trải nghiệm, thực chứng, tự tạo nên lòng tin vững chắc trong chính mình, xây nền móng cho lòng tin đó, cứ nhắm mắt “làm theo” thì khó có thể tinh tấn cho đến đoạn diệt ác pháp hoàn toàn. Tại sao ư? Chính tôi, khi lần lượt đến với nhiều pháp môn: Trường Sinh Học (TSH), Khí Công Y Đạo (KCYD), Thập chỉ liên tâm (TCLT), Đồng Ứng Trị Liệu (ĐƯTL)...Đặc biệt là phương pháp đo đạc các chỉ số khí huyết của KCYD. Mất nhiều năm, tôi cố cân đối các chỉ số bằng phương pháp ăn uống (phở và bún bò huế- thịt đỏ) để điều chỉnh chỉ số khí huyết, điều trị chứng “Can vị bất hòa”, “khí thực huyết hư” mà mãi không bao giờ nhích lên một bước. Chỉ sau một năm chay tịnh ngày một bữa toàn bộ con người tôi thay đổi, suy nghĩ trong tôi thay đổi. Từ người chăm sóc tích cực bằng  thịt động vật, hải sãn, tôm cua...tôi chuyển hẳn “chay ngày một bữa”. Tôi  bám chắc vào “Tứ Thánh Định”, “Tứ niệm xứ”, “42 giai đoạn tu tập thiền định”, “Tỉnh thức có lợi ích gì”, “7 pháp đoạn trừ lậu hoặc”  v.v...Tôi hoàn toàn thành con người khác từ hình tướng bên ngoài đến suy nghĩ bên trong. Giới luật làm thanh tịnh trí tuệ - Trí tuệ làm thanh tịnh giới luật. 

Nhưng thôi. Tôi không định nói nhiều về những nổ lực tự thân trong quá trình tu tập mà muốn diễn giải về chánh đạo và những ma chướng, trở lực trên con đường tu tập, những thử thách mà bạn sẽ trải qua, để củng cố lòng tin, để tinh tấn, dũng mãnh tiến tu, để vững chải trên con đường đã chọn. Chẳng cần phải cố nhồi nhét thập thiện, ngũ giới, bạn chỉ thử “chay tịnh ngày một bữa” nghiêm trì một năm đi rồi sẽ thấy rằng tất cả đang tự lập lại sự cân bằng một cách khoa học. Bộ máy tiêu hóa là sự vận hành khởi đầu, là bộ phận quyết định sống còn cho tất cả các bộ máy khác trong nội tạng. Bạn đang “xài” nó một cách vô tội vạ.

Ba điều kiện Đức Phật đã dạy: 

1. Phòng hộ các căn

2. Tiết độ ăn uống

3. Chú tâm tỉnh giác

Để hành trì Giới-Định-Tuệ căn bản đầu tiên đó là 3 hạnh: Ăn-Ngủ-Độc cư ( ba điều kiện căn bản kể trên) và 3 đức: Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. 

"Ăn” là việc đầu tiên, nên “tiết độ ăn uống”. Sự làm chủ cái thực dục không phải chỉ là ý thức, là ý chí rèn luyện ý thức lực mà quan trọng là sự dẻo dai, là sức khỏe, sự vượt qua được Già-Bênh và cái chết. Chính vì vậy, giới “chay ngày một bữa” chính là cái mốc quan trọng, cái bước điều chỉnh thay đổi đó. Và xin hãy lưu ý: Chính đây là sự khác nhau trong cách hành trì tu sĩ và cư sĩ.  Con đường dành cho cư sĩ là con đường học tập các hạnh đức và lòng yêu thương căn bản của con người với đồng loại, với vạn vật. Thiểu dục tri túc, ít ham muốn, không quá đòi hỏi những tiện nghi vật chất để tự mình làm khổ mình. Tâm thanh thản, an lạc chính từ đây.

Bảng tham chiếu:  Tam Vô Lậu học

01
02

Đúng! Con đường hành đạo của Đức Phật không dừng lại ở chỗ chỉ giúp chúng sinh vượt qua khổ bằng đời sống nhân bản, nhân quả mà còn cao hơn giúp vượt thoát khỏi biển luân hồi. Người cư sĩ không khép mình, không bắt buộc thực hiện “giới luật, giới đức” ăn chay ngày một bữa, thậm chí chỉ khuyến cáo không sát sinh chứ có buộc bỏ mặn, thuần chay. Nhưng cư sĩ vẫn chứng đạo là vì họ vượt qua những hạn định đó, hạn định của một cư sĩ để đi vào con đường giải thoát. 

Những lời của Đức Phật rất rõ ràng, chỉ bày cho chúng sinh con đường giải thoát: “Lấy giới luật và giáo pháp của ta làm thầy” và “Chớ có tin vì bậc sa môn là vị đạo sư của mình (điều 10-lòng tin chân chánh)”. Ngay cả bậc sa môn cũng có thể trở thành ác ma khi chưa đoạn trừ hoàn toàn lậu hoặc, chưa dứt sạch lậu hoặc bị ác pháp nhiếp phục. Vì vậy Phật dạy: “Không dạy đạo khi chưa chứng đạo”. Chứng đạo là toàn thiện, viên mãn, là tâm bất động, tâm diệt sạch lậu hoặc.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Tự tại giữa khen chê

Góc nhìn Phật tử 10:46 02/05/2024

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm.

Xem thêm