Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/11/2022, 14:36 PM

Hội đồng Trị sự là gì, chức năng?

Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ.

Hội đồng Chứng minh là gì, chức năng?

Thành phần của Hội đồng Trị sự

Thành viên Hội đồng Trị sự, gồm chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, quý vị Đại đức Tăng Ni và cư sĩ Phật tử tiêu biểu có nhiều thành tích đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc.

Số lượng thành viên Hội đồng Trị sự do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tiền nhiệm đề xuất trên cơ sở đảm bảo có đầy đủ đại diện các Ban, Viện Trung ương và Ban Trị sự cấp tỉnh do Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định, suy cử.

Hội đồng Trị sự ban hành quy định chi tiết về thủ tục và tiêu chí suy cử, bãi miễn thành viên Hội đồng Trị sự, thành viên Ban Trị sự cấp tỉnh và thành viên Ban Trị sự cấp huyện, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh ấn chứng.

Thành viên tham gia Hội đồng Trị sự không quá 80 tuổi; mỗi thành viên không kiêm nhiệm quá 2 chức danh trong Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; mỗi chức danh không quá 3 nhiệm kỳ.

Đối với chức danh chủ chốt cần phải thêm nhiệm kỳ công tác so với quy định, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khóa tiền nhiệm sẽ giới thiệu, được Hội đồng Trị sự chấp thuận và 2/3 tổng số đại biểu chính thức tham dự Đại hội trở lên biểu quyết tán thành, nhưng không quá 1 nhiệm kỳ.

Hội nghị thứ nhất của Hội đồng Chứng minh - Hội đồng Trị sự khóa IX

Hội nghị thứ nhất của Hội đồng Chứng minh - Hội đồng Trị sự khóa IX

Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Hội đồng Trị sự phải tuân theo nguyên tắc:

1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ mới phải tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cả nước.

2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tiền nhiệm thẩm tường, trước khi trao đổi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp và được Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử.

3. Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban, Viện Trung ương phải là một Tăng sĩ.

Cơ cấu nhân sự của Hội đồng Trị sự

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cơ quan thường trực của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự ủy quyền để thay mặt lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội trên mọi công tác đối nội, đối ngoại; được thực hiện tất cả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Trị sự. Tập thể và từng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chịu trách nhiệm trước Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự và pháp luật Nhà nước.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hoạt động theo Hiến chương và Quy chế hoạt động do Hội đồng Trị sự thông qua, được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn chứng.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm các chức danh:

– Chủ tịch.

– 3 Phó Chủ tịch Thường trực.

– Các Phó Chủ tịch chuyên trách.

– Tổng Thư ký.

– 2 Phó Tổng Thư ký.

– Trưởng ban Tăng sự.

– Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni.

– Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử.

– Trưởng ban Hoằng pháp.

– Trưởng ban Nghi lễ.

– Trưởng ban Văn hóa.

– Trưởng ban Kinh tế Tài chính.

– Trưởng ban Từ thiện xã hội.

– Trưởng ban Phật giáo Quốc tế.

– Trưởng ban Pháp chế.

– Trưởng ban Kiểm soát.

– Trưởng ban Thông tin truyền thông.

– Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

– Các Ủy viên Thư ký chuyên trách.

– 2 Ủy viên Thủ quỹ.

– Các Ủy viên Thường trực.

Số lượng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự làm việc theo chế độ chuyên trách và chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ trên phạm vi toàn quốc.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ. Hội đồng Trị sự có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

1. Suy cử Ban Thường trực Hội đồng Trị sự theo quy định của Hiến chương.

2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm của Giáo hội theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3. Tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại của Giáo hội.

4. Tổ chức hướng dẫn, quản lý, điều hành, chỉ đạo các mặt công tác của các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương; ban hành Quy chế, Nội quy để cụ thể hóa và thực thi theo các quy định của Hiến chương, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

5. Được quyền phân công, luân chuyển nhân sự tham gia Ban Trị sự trên cơ sở trao đổi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương trong trường hợp Ban Trị sự cấp tỉnh, thành thiếu nhân sự.

6. Quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở do Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Trung ương và cấp tỉnh thành lập, quản lý trên cơ sở tham khảo ý kiến với hệ phái, sơn môn (nếu có liên hệ) và cơ quan có thẩm quyền.

7. Giới thiệu Tăng Ni, cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị – xã hội.

8. Là cơ quan duy nhất giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có trách nhiệm về nội dung phát ngôn do các cơ quan, cá nhân trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện; quản lý hoạt động thông tin truyền thông có liên quan đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các tổ chức, cá nhân phát ngôn, thông tin truyền thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu khách quan liên quan đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp và các thành viên.

9. Đề nghị cơ quan Nhà nước xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cơ sở tự viện và thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

10. Kiểm tra, xử lý các vi phạm Giáo luật, Hiến chương, Quy chế, Nội quy và các quy định khác của Giáo hội.

11. Phê chuẩn kế hoạch, chương trình hoạt động Phật sự của Ban, Viện Trung ương, Văn phòng Trung ương Giáo hội, các tổ chức cơ sở, thành viên trực thuộc Trung ương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh.

12. Đề nghị Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tấn phong trước kỳ hạn trong trường hợp đặc biệt cần thiết đối với nhân sự bổ sung vào các chức vụ bị khuyết thuộc thẩm quyền suy cử của Hội đồng Trị sự.

13. Tổng hợp ý kiến của chư Tăng Ni, cư sĩ Phật tử thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam để phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo.

14. Các quyền và nhiệm vụ khác được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh ủy quyền hoặc có quy định trong Hiến chương và các văn bản liên quan.

*Chủ tịch Hội đồng Trị sự là người thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mặt pháp lý trong các mối quan hệ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Khi Chủ tịch Hội đồng Trị sự có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho một trong ba Phó Chủ tịch Thường trực để điều hành Hội nghị, Đại hội và các công việc của Giáo hội.

Chủ tịch Hội đồng Trị sự hoặc người được Chủ tịch Hội đồng Trị sự ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Trích điều 19-28 Hiến chương Phật giáo Việt Nam.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm