Biểu tượng Phật giáo và ý nghĩa của nó là gì?
Biểu tượng Phật giáo là hình ảnh Bánh Xe Giáo Pháp có tám thanh căm (tay quay) biểu tượng cho Con đường Tám Phần (Bát Chánh Đạo) trong đạo Phật, là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.

Bánh xe Pháp "Pháp Luân" là tượng trưng cho Pháp của Đức Phật, mà Pháp thì không hình, không tướng
Con đường bát Chánh Đạo bao gồm tám phần là:
Trí Tuệ (panna)
(1) Hiểu biết đúng đắn (chánh kiến)
(2) Suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy)
Giới Hạnh Đạo Đức (sila)
(3) Lời nói, ngôn từ đúng đắn (chánh ngữ)
(4) Hành động đúng đắn (chánh nghiệp)
(5) Nghề nghiệp, việc làm đúng đắn (chánh mạng)
Tu dưỡng Tâm hay Thiền tập (bhavana)
(6) Nỗ lực đúng đắn (chánh tinh tấn)
(7) Chú tâm, quán chiếu, quán niệm đúng đắn (chánh niệm)
(8) Tập trung tâm, định tâm, làm tâm an định một cách đúng đắn (chánh định).
Chúng ta sẽ bàn chi tiết về con đường này trong một vấn đáp sau trong quyển sách này. (Và đó là con đường Phật tử sẽ thực hành suốt cuộc đời của họ).
Biểu tượng này được gọi trong tiếng Pali gọi là: “Dhamma-cakka”, có nghĩa là “Bánh Xe Giáo Pháp”, và biểu tượng này cũng được làm dấu ấn trong các văn bản của Hội Phật Giáo Thế Giới.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Làm sao để định tâm khi tụng kinh, trì chú và niệm Phật?
Hỏi - Đáp
Vấn: Con là một Phật tử mới bước chân vào cửa Phật. Buổi tối con hay niệm Phật và tụng kinh Phổ Môn hoặc không thì trì chú đại bi. Thật sự con cũng rất cố gắng để được nhất tâm nhưng tâm con lúc nào cũng loạn động không ngừng nghĩ, đủ thứ sân si phiền não nổi lên.

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Hỏi - Đáp
Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.
Xem thêm